Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 36 - 37)

1.4. Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sửvăn hóa

1.4.5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Pháp luật là một công cụ đắc dụng không thể thay thế của nhà nước để quản lý xã hội. Tuy nhiên, pháp luật không thể tự thân đi vào đời sống xã hội và phát huy hiệu quả nếu thiếu bàn tay quyền lực của nhà nước. Nhà nước bằng bộ máy và quyền lực của mình sẽ tổ chức, điều hành để biến các quy định của pháp luật thành hành động thực tế của mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân, và cuối cùng, nhà nước phải kiểm tra để đánh giá chất lượng, hiệu quả của pháp luật. Điều đó cho thấy rằng, kiểm tra, thanh tra là một trong ba mặt thống nhất của quản lý, là một khâu không thể thiếu của hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động quản lý nhà nước về di sản văn hóa nói riêng.

Theo Luật Di sản văn hóa, thanh tra Nhà nước về văn hóa - thông tin thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về di sản văn hóa, có nhiệm vụ:

- Thanh tra việc chấp hành pháp luật về di sản văn hóa;

- Thanh tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; Bộ VHTT&DL Phòng Văn hóa- Thông tin Sở VHTT&DL UBND xã, phường UBND quận, huyện UBND tỉnh, TP Chính phủ

- Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về di sản văn hóa;

- Tiếp nhận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về di sản văn hóa; - Kiến nghị các biện pháp để bảo đảm thi hành pháp luật về di sản văn hóa. Công tác thanh tra là một biện pháp quan trọng trong kiểm tra, giám sát luôn luôn là hiện thân của kỷ cương pháp luật.

Cùng với việc phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật, thanh tra còn đóng vai trò như một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu các vi phạm pháp luật. Thanh tra cùng với các phương thức kiểm tra, giám sát luôn là hiện thân của kỷ cương pháp luật; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát dù được thực hiện dưới bất cứ hình thức nào cũng luôn có tác dụng hạn chế, răn đe những hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng quản lý. Mặt khác, các giải pháp được đưa ra từ hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát không chỉ hướng vào việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật mà còn có tác dụng khắc phục các kẽ hở của chính sách, pháp luật, ngăn ngừa tận gốc mầm mống phát sinh những vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)