Định hướng, mục tiêu bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sửvăn hóacủa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 81 - 101)

TP Hà Nội.

3.2.1. Định hướng tu bổ, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị di sản đến năm 2020 của Bộ Văn hóa và thể thao.

Theo Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT, ngày 24/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa- thông tin phê duyệt quy hoạc Hh tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020.

Trong tu bổ, chống xuống cấp di tích: Khi thực hiện việc tu bổ, chống xuống cấp các công trình di tích phải lập dự án trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát, đánh giá toàn diện các giá trị di tích gốc.

-Tôn tạo và giữ gìn bằng mọi biện pháp các thành tố nguyên gốc của di tích; hạn chế tối đa mọi sự thay thế, nhất là thay thế bằng chất liệu và vật liệu mới, giải pháp ưu tiên là bảo quản, gia cố và tu bổ di tích.

- Việc khôi phục các di tích đã bị mất phải dựa trên cơ sở các tài liệu khoa học xác thực và chỉ thực hiện trong những trường hợp cần thiết. Việc sử dụng chất liệu

bền vững để thay thế chất liệu dễ hư hỏng trong khôi phục di tích phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, đảm bảo tính xác thực đối với di tích và cần được phân biệt rõ với chất liệu gốc.

-Trong tu bổ, chống xuống cấp di tích ưu tiên vận dụng các quy trình và các kỹ thuật thi công truyền thống; sử dụng các chất liệu và vật liệu truyền thống phù hợp với di tích. Các chất liệu, vật liệu và cấu kết mới chủ yếu được sử dụng trong bảo quản gia cố.

- Việc tu bổ, chống xuống cấp di tích phải tuân thủ quy trình sau: Nghiên cứu tư liệu và khảo sát hiện trạng (kể cả việc nghiên cứu thám sát và khai quật khảo cổ) - xây dựng dự án và thiết kế kỹ thuật, dự toán - thẩm định, phê duyệt - thi công dưới sự giám sát của nhà chuyên môn và duy trì nhật ký công trình - nghiệm thu - hoàn chỉnh hồ sơ tu bổ.

Trong tôn tạo di tích: Tôn tạo di tích là nhằm tạo điều kiện làm nổi bật các mặt giá trị của di tích và tôn tạo ra môi trường cảnh quan hài hoà với di tích đó.

- Quy hoạch các tuyến đường tham quan, đi lại trong khu di tích phải phù hợp với tính chất lịch sử của di tích. Sử dụng những hình thức chiếu sáng truyền thống phù hợp với di tích và chỉ đạo lập hệ thống chiếu sáng hiện đại khi thực sự cần thiết, không làm ảnh hưởng tới giá trị thẩm mỹ của di tích.

-Các công trình phụ trợ được phép xây dựng, nhưng phải nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích bao gồm nhà trưng bày bổ sung di tích, nhà tiếp khách và nhà ban quản lý, trạm điện, hệ thống phòng, chống cháy, hệ thống thu gom rác thải. Vị trí các công trình này không được ảnh hưởng tới cảnh quan khu di tích. Hạn chế xây dựng nhà trưng bày bổ sung ở di tích. Trong trường hợp cần phải có thì nội dung trưng bày chỉ giới hạn trong phạm vi những sự kiện và tài liệu trực tiếp liên quan tới di tích.

- Các công trình phục phục vụ như bãi đỗ xe, bến thuyền quán ăn uống, giải khát, công trình vệ sinh, cửa hàng bán hàng lưu niệm... bố trí tách biệt khỏi các khu vực bảo vệ của di tích, không được gây ô nhiễm môi trường, phù hợp với cảnh quan chung của di tích.

- Các tượng đài có thể được xây dựng ở các di tích lịch sử cách mạng để ghi dấu sự kiện chiến thắng bằng hình thức kiến trúc - điêu khắc hoành tráng kết hợp hình khối kiến trúc, phù điêu - tượng tròn - vườn hoa v.v. Vị trí tượng đài phải ở khu di tích có diện tích lớn, đặt ở khu vực thích hợp và không làm ảnh hưởng đến di tích gốc.

Trong sử dụng và khai thác di tích: Sử dụng và khai thác di tích trước hết vì lợi ích của toàn xã hội.

Khuyến khích các hoạt động sử dụng và khai thác di tích nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; xây dựng giá trị văn hóa mới, làm giàu kho tàng di sản văn hóa Việt Nam, góp phần mở rộng giao lưu văn hóa với các nước.

Khuyến khích việc sử dụng khai thác di tích để phục vụ nhu cầu du lịch văn hóa, giải trí lành mạnh của nhân dân.Bài trừ các hủ tục chống các biểu hiện tiêu cực, thương mại hóa trong sử dụng và khai thác di tích.

Khuyến khích sử dụng di tích theo đúng công năng lúc khởi dựng. Trường hợp cần thiết có thể sử dụng một số hạng mục trong di tích vào các chức năng khác, nhưng không được làm biến đổi cơ cấu không gian cũng như nội thất của di tích.

Nghiêm cấm các hình thức dịch vụ có khả năng gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng tới cảnh quan di tích, hạn chế khả năng quan sát, thưởng ngoạn di tích của khách tham quan di tích.

Việc thu phí tham quan và lệ phí sử dụng, khai thác di tích phải tuân theo quy định chung. Các khoản thu nêu trên trước hết phải được tái dầu tư cho việc bảo quản, tu bổ di tích.

3.2.2. Định hướng bảo tồn và phát huy giá trị của DSVH đến năm 2020 của

TP Hà Nội.

Trên nửa thế kỷ bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng kể trên các lĩnh vực nghiên cứu, lập hồ sơ xếp hạng, bảo tồn tôn tạo, phát huy giá trị di tích và khơi dậy những tiềm năng ẩn chứa trong các di tích.

Để góp phần thực hiện nhiệm vụ chung, bên cạnh công tác lãnh đạo, quản lý, công tác tuyên truyền, giáo dục, quảng bá luôn được Thành phố quan tâm, coi trọng. Qua đó, nhận thức của cấp Ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị- xã hội từ thành phố đến cơ sở, đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân Thủ đô về việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa đã được nâng lên rõ rệt. Thông qua các hoạt động xúc tiến, quảng bá, sự kiện giao lưu văn hóa với quy mô, tầm vóc quốc tế, những không gian văn hóa mới gắn liền với giá trị các di tích lịch sử văn hóa như: Không gian đi bộ khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm, sự kiện văn hóa đặc sắc diễn ra tại Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu- Quốc Tử giám…đã

giúp cho bạn bè quốc tế biết đến Việt Nam nhiều hơn, thêm yêu và mong muốn đến ới mảnh đất con người Hà Nội nhiều hơn.

Thành phố ghi nhận những nỗ lực, đóng góp của ngành văn hóa, ngành giáo dục Thủ đô, hệ thống tuyên giáo từ thành phố tới cơ sở, các cơ quan báo chí Thành phố…đã thường xuyên quan tâm, tích cực tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và hành động trách nhiệm của cộng đồng, của mỗi người dân về giữ gìn bảo vệc các giá trị di tích lịch sử-văn hóa, qua đó hiểu sâu sắc hơn về tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, tiếp tục phát huy truyền thống văn hóa, đạo lý tốt đẹp của dân tộc.

Nhiều quận, huyện đã chủ động xây dựng chuyên đề riêng biệt để cụ thể hóa việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa theo định hướng của Đảng và nhà nước như: Quận Ba Đình đã ban hành chuyên đề về “Quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản trên địa bàn quận Ba Đình”; Quận Hoàn Kiếm với kế hoạch giải phóng mặt bằng di chuyển các hộ dân và tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, giai đoạn 2011-2015”; Thị xã Sơn Tây trong 10 năm đã ban hành 28 văn bản về bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích…Quán triệt tinh thần chỉ thị của Trung ương Đảng và Thành ủy Hà Nội về việc “Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử và giáo dục truyền thống cách mạng địa phương, đã có 18 đơn vị quận, huyện tổ chức phát hành “Tập bài giảng lịch sử” cho các trường học và cơ sở giáo dục trên địa bàn nhằm giáo dục truyền thống và định hướng lý tưởng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, nghĩa trang liệt sỹ, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình.

3.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn TP. Hà Nội

3.3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật

Năm 2001, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật Di sản văn hóa, đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa, hai loại hình di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể đều trở thành đối tượng điều chỉnh của luật pháp. Đây là một bước chuyển biến lớn lao trong nhận thức của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội về di sản văn hóa. Năm 2009, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa được thông qua. Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa cũng kịp thời được nghiên cứu, xây dựng, nhằm đưa ra những quy định chi tiết, cụ thể việc thi

hành Luật trong thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong quá trình hội nhập, như:

- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa. Chương II của Nghị định đã xác định rõ những nội dung cụ thể liên quan tới việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể: Lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và đệ trình UNESCO ghi danh tại các Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp; Phong tặng Danh hiệu và chính sách đãi ngộ đối với Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú.

- Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Nghị định quy định cụ thể các tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu cũng như quy trình, thủ tục đề nghị xét tặng hai danh hiệu cao quý này.Những quy định đó đã thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho việc động viên, khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân có đóng góp đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

- Nghị định số 109/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ về việc hỗ trợ đối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn đã quy định cụ thể chính sách đãi ngộ đối với người có công gìn giữ, bảo vê ̣ và phát huy giá tri ̣ di sản văn hóa phi vâ ̣t thể.

- Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. - Mới đây nhất, Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 446/QĐ-BVHTTDL ngày 29/01/2019 về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Có thể nói, các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa là hành lang pháp lý quan trọng để triển khai những nhiệm vụ cơ bản liên quan tới hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóacủa cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Năm 2005, nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể năm 2003 của UNESCO, Việt Nam đã trở thành một trong 30 nước đầu tiên gia nhập Công ước quốc tế quan trọng này. Từ 2006, Công ước 2003 đã trở thành công cụ giúp cho việc thực thi hoạt động bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam có những bước tiến mới. Cho đến nay, Việt Nam có 11 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh. Việc các di sản văn hóa phi vâ ̣t thể được đưa vào Danh mục quốc gia và các Danh sách của UNESCO đã khơi dâ ̣y niềm tự hào và khuyến khích mạnh mẽ các cộng đồng có di sản, các cấp chính quyền đi ̣a phương, toàn xã hội quan tâm, tự nguyện và chủ động tham gia bảo vê ̣ di sản văn hóa của dân tô ̣c, đẩy mạnh giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể của địa phương mình, tạo thêm động lực trong quá trình xã hội hóa các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa.

Trước những thách thức mới và yêu cầu mới của sự nghiệp phát triển bền vững, thật sự cần xem xét triển khai một số giải pháp nhằm tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, đổi mới các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa, cụ thể thời gian qua, công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di tích trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được kết quả nhất định trên các mặt hoạt động chính như:

Ban hành nhiều văn bản pháp lý và văn bản chỉ đạo điều hành liên quan tới việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích, như : Quy chế quản lý bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố; Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016 của UBND Thành phố ban hành quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội…

Theo đó, Thành phố thực hiện việc phân cấp quản lý di tích, trong đó trực tiếp quản lý 10 di tích tiêu biểu và phân cấp quản lý các di tích còn lại cho các quận, huyện, thị xã; Ngân sách thành phố đầu tư cho các di tích quốc gia đặc biệt, di tích cách mạng kháng chiến và hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư tu bổ, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích quốc gia do cấp huyện quản lý; ngân sách cấp huyện đầu tư tu bổ, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích còn lại trên địa bàn và đối ứng cùng ngân sách Thành phố đầu tư tu bổ, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích quốc gia do cấp huyện quản lý.

Các cấp chính quyền chỉ đạo các phường, xã, thị trấn thực hiện nghiêm túc đầy đủ Luật Di sản văn hóa, Luật thủ đô, các Nghị định của chính phủ, Thông tư hướng

dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch, Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân, quyết định của UBND thành phố về công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tich lịch sử - văn hóa. Thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn, nơi có di tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 81 - 101)