Định hướng và mục tiêu của Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 80 - 81)

Di tích lịch sử- văn hóa của Hà Nội là biểu hiện sinh động trong hệ thống Di sản văn hóa Thăng Long- Hà Nội, là kết tinh trí tuệ, sức sáng tạo của biết bao thế hệ cư dân và là nền tảng quan trọng để tạo nên truyền thống văn hiến, anh hùng của Thủ đô, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa hệ giá trị của văn hóa dân tộc và của đất nước. Đây chính là những pho sử liệu sống động về nhiều sự kiện, nhân vật lịch sử chân thực, những nét đẹp văn hóa- giáo dục thấm đượm chất nhân văn, anh hùng ca về địa danh, những con người Hà Nội, Việt Nam kiên trung- bất khuất, trí tuệ và văn hóa trong suốt chiều dài mấy nghìn năm lịch sử. Di tích lịch sử văn hóa là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, không chỉ có giá trị về lịch sử, về văn hóa mà còn có giá trị lớn trên phương diện kinh tế, nhất là kinh tế du lịch- được coi là mũi nhọn phát triển kinh tế Thủ đô trong quá trình đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.

Sau khi mở rộng địa giới hành chính (từ tháng 8/2008), Hà Nội có số lượng di tích nhiều nhất cả nước với 5.175 di tích. Theo danh mục kiểm kê, đến 31/12/2017

Hà Nội có 5.922 di tích (01 di sản thế giới, 13 di tích quốc gia đặc biệt, 1.182 di tích quốc gia, 1.202 di tích thành phố...). Đây sẽ là tiềm năng, thế mạnh cũng như thách thức trong quá trình hội nhập và phát triển của Thủ đô, đòi hỏi cấp thiết phải có chiến lược bảo vệ và phát huy có hiệu quả. Thấy rõ tầm quan trọng này, qua các kỳ Đại hội, Đảng bộ Thành phố đặc biệt quan tâm phát triển văn hóa, đã chủ trương cụ thể hóa bằng chương trình công tác lớn, đặc biệt chương trình 03-CTr/TU (khóa XV, XVI) về “Phát triển văn hóa – xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; Chương trình hành động số 29-CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 Hội nghị lần thứ 9, Ban chấp hành Trung Ương (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; Chỉ thị số 03-CT/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng các cấp trong quản lý và tổ chức lễ hội”, chỉ đạo nghiên cứu, ban hành Đề án “Đánh giá, đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp văn hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội”...Theo đó, UBND Thành phố, các sở, ngành, địa phương đơn vị đã chủ động cụ thể hóa thành Chỉ thị, Nghị quyết chuyên đề, các Chương trình, kế hoạch, đề án, quy định, quy chế...để tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi cho việc triển khai, tổ chức thực hiện ở các cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)