2.3. Phân tích thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa
2.3.4. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về di tích lịch sửvăn hóa:
Hiện nay, để đảm bảo công tác quản lý di tích theo Luật di sản văn hóa, UBND Thành phố Hà Nội tiếp tục thực hiện việc phân cấp quản lý di tích theo Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành “Quyết định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng kinh tế- xã hội trên địa àn thành phố” đồng thời ban hành Quyết định số 48/2016/QĐ-HĐND ngày 17/11/2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành “Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố”. Theo đó, Hà Nội có 02 cấp quản lý di tích trực tiếp: Cấp thành phố, cấp quận huyện theo nguyên tắc cấp nào quản lý trực tiếp thì cấp đó chịu trách nhiệm đầu tư tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích.
Các di tích được phân bố ở khắp 30 quận, huyện, thị xã, nhiều ít khác nhau, 02 địa phương trên 400 di tích (huyện Thường Tín 440 di tích, Ứng Hòa 433 di tích); huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Đông Anh, Phú Xuyên, Sóc Sơn hơn 300 di tích; Thị xã Sơn Tây, Thanh Oai, Gia Lâm, Hoài Đức, Mỹ Đức, Quốc Oai, Thạch Thất trên 200 di tích; Quận Hà Đông, huyện Đan Phượng, Mê Linh, Phúc Thọ, Thanh Trì trên 100 di tích; Quận Ba Đình, Bắc-Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ, Thanh Xuân dưới 100 di tích. Phạm vi, quy mô kiến trúc của các di tích cũng khác nhau.
Theo phân loại sơ bộ ban đầu, trong số 5.922 di tích thì số lượng di tích có hạng mục chính xuống cấp được ghi nhận trong quá trình kiểm kê năm 2013-2015 (bao gồm di tích xếp hạng Quốc gia đặc biệt, cấp Quốc Gia, cấp tỉnh/thành phố và chưa xếp hạng) gồm: 727 di tích; trong đó di tích xuống cấp (Quốc gia đặc biệt, cấp Quốc Gia, cấp tỉnh/thành phố) là 448 di tích; di tích xuống cấp nặng, nghiêm trọng: 253 di tích.
Vấn đề còn lại là tổ chức thực hiện; là cụ thể hóa thành phương pháp, cách làm, là bố trí nguồn lực cụ thể...
Để biến tiềm năng của di sản văn hóa thành nguồn lực cho phát triển bền vững. Thành phố Hà Nội có đủ điều kiện cơ sở vật chất- kỹ thuật và tri thức để triển khai số hóa dữ liệu về DTLSVH để có thể khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu mở phục vụ công tác quản lý và trao đổi thông tin. Đối với các khu di sản có quy mô lớn (như Chùa Hương, Cổ Loa,...) cần ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS), viễn thám (RS),...trong công tác quản lý, bảo tồn va phát huy giá trị di tích. Gần đây, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long- Hà Nội và Trung tâm hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã đưa vào khai thác ứng dụng phần mềm giới thiệu chi tiết từng di tích bằng các thứ tiếng khác nhau và bằng hình ảnh trên điện thoại di động của du khách đến tham quan, jeer cả người chưa đến cũng có thể tải ứng dụng về để tìm hiểu các khu di tích này,...thể hiện tính tiện ích, hiệu quả trong phát huy giá trị di sản. Vấn đề Chiến lược Marketting tiếp cận thị trường trong hoạt động bảo tàng và di tích còn là một khâu chủ yếu của chúng ta. Gần như chúng ta chưa chủ động nghiên cứu nhu cầu của khách, thực hiện các hình thức khác nhau quảng bá di sản; nghiên cứu nhu cầu của thị trường trong nước và nước ngoài để có thể chủ động tổ chức các chương trình hay trưng bày các chuyên đề thích hợp với nhu cầu của khách, tạo mọi thuận lợi để khách không chỉ đến một lần mà nhiều lần; đồng thời liên kết đôi bên cùng có lợi với công ty du lịch để đưa du khách đến với các di tích và bảo tàng.
Hàng năm, Sở văn hóa và Thể thao cũng thường xuyên tổ chức lớp tập huấn Quản lý và phát huy giá trị di tích cho các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố; (cập nhật và triển khai các văn bản chỉ đạo cấp trên; tuyên truyền phổ biến Pháp luật); Tham quan thực tế tại di tích Quốc gia đặc biệt để học hỏi, nhân rộng những ưu điểm và hạn chế những tồn tại trong công tác quản lý;
Đối tượng là cán bộ tham gia công tác quản lý di tích thuộc các quận, huyện, thị xã (Phòng Văn hóa và Thông tin); đại diện một số phòng chức năng thuộc UBND cấp huyện; đại diện lãnh đạo UBND cấp xã (phụ trách Văn hóa Thông tin); cán bộ
Văn hóa và Thông tin; cán bộ tham gia công tác quản lý di tích thuộc các phường, xã, thị trấn; trưởng Ban quản lý di tích cơ sở; đại diện các Ban quản lý di tích quốc gia đặc biệt thuộc cấp Huyện, với tổng số khoảng hơn 1.000 người.
2.3.5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di tích lịch sử văn hóa: xử lý vi phạm pháp luật về di tích lịch sử văn hóa:
Sau hàng loạt sai phạm nghiêm trọng xảy ra ở nhiều di tích, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội có thêm văn bản tăng cường quản lý hoạt động tu bổ di tích. Tuy nhiên, thực tế lại chứng tỏ tình trạng bị động, chạy theo sai phạm bấy lâu nay.
Ngôi đình 300 tuổi bị bê tông hóa ở huyện Ứng Hòa
Không phải ngẫu nhiên Hà Nội được gọi là Thủ đô di sản. Không chỉ là mảnh đất kinh kỳ với những di sản quý như Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Cổ Loa,…Hà Nội tính tới năm 2016 kiểm kê và phân loại 5.922 di tích.
Bên cạnh những di sản thế giới, di tích quốc gia đặc biệt như Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hồ Gươm được bảo vệ, chỉnh trang cảnh quan và bảo tồn di tích đúng mực hơn cả, Hà Nội có tới 500 di tích xuống cấp nghiêm trọng. Điều đáng lo ở những di tích này chưa chắc là tình trạng cần cấp cứu di tích trong cơn nguy kịch, nguy hại hơn chính là quá trình tu bổ, tôn tạo ở nhiều di tích luôn theo xu hướng đập đi xây mới, cái mới hoành tráng hơn cái cũ.
Tòa Hương nghiêm pháp đường ở khu vực Thiên Trù, chùa Hương.Ảnh: Bảo Hân
Tính từ 2015 tới đây có thể dễ dàng điểm mặt chỉ tên những công trình vi phạm nghiêm trọng ở Hà Nội. Cuối năm 2015 báo chí phát hiện công trình nguy nga Hương nghiêm pháp đường mọc lên trong khu vực chùa cổ Thiên Trù-khu vực bảo vệ 1 của di tích quốc gia khu danh thắng Hương Sơn. Tòa nhà xây theo lối kiến trúc khác biệt với quần thể di tích tại chùa Hương, tuy nhiên điều đáng nói là sự loanh quanh của chính quyền UBND huyện Mỹ Đức khi vụ việc được phát hiện. Nhà chùa khẳng định huyện có chữ ký đồng ý vào tờ trình để xây dựng nhưng tới thời điểm công trình tòi ra, huyện nói không nhớ cụ thể về tờ trình này.
Nhiều người còn chưa quên loạt sai phạm tại chùa Trăm Gian từ việc tự ý hạ giải, xây dựng gác Khánh và sau này là tu sửa vượt quá phép ở khu vườn tháp, nhà ni. Sư trụ trì chùa Trăm Gian từng đứng lên xin lỗi, khóc tại một cuộc họp kiểm điểm trách nhiệm. Tuy nhiên, cũng tại di tích quốc gia ở chùa Khúc Thủy (Thanh Oai), câu chuyện sai phạm trong quá trình tu bổ di tích lại đi theo vết xe đổ. Cụ thể, ngôi chùa cổ nay mọc thêm hàng loạt công trình như nhà Tăng, nhà Ni, tượng đài phật kích thước khổng lồ, bếp ăn của nhà sư và phật tử bao vây. Hơn trăm bức tượng dát vàng được đặt dọc hai bên lối đi vào chùa khiến cảnh tượng càng trở nên lạ lẫm. Chính quyền cũng không báo cáo về Sở trong suốt quá trình xây dựng.
Sai phạm ở di tích quốc gia chùa Khúc Thủy. Ảnh: Bảo Hân
Vụ việc này chưa được xử lý, vụ việc khác lại xảy ra nghiêm trọng hơn. Mới đây ngôi đình Lương Xá với nhiều mảng chạm quý từ thế kỷ 17 bỗng được bê tông hóa trong vòng thời gian ngắn. Lấy lý do Đình xuống cấp nghiêm trọng và không trông chờ ở nguồn kinh phí, người dân thôn Lương Xá, xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa tự ý hạ giải, không phân loại cấu kiện và biến ngôi đình gỗ thành ngôi đình bê tông xa lạ trong chớp mắt. Chính quyền địa phương ngoài văn bản nhắc nhở thực hiện theo quy trình ban đầu khi nhận được tờ trình, thực tế khoanh tay đứng nhìn.
Soi lại hàng loạt vi phạm di tích nghiêm trọng ở Hà Nội, nhiều chuyên gia hơn một lần cho rằng xử phạt vi phạm di tích nhẹ nhàng hoặc theo kiểu giơ cao đánh khẽ. Vụ việc nghiêm trọng ở chùa Trăm Gian sau hàng loạt cuộc họp, thanh tra thì hình thức xử lý cao nhất là cảnh cáo. UBND huyện Chương Mỹ khi ấy chỉ nghiêm túc kiểm điểm sâu sắc, nghiêm khắc phê bình ông Vũ Văn Đông, Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách lĩnh vực văn hóa xã hội. Lãnh đạo phòng Văn hóa -Thông tin huyện nhận hình thức khiển trách.
Vụ việc được giới chuyên gia di sản đánh giá nghiêm trọng ở công trình Hương nghiêm pháp đường cuối cùng cũng thành ra đánh trống bỏ dùi.Việc chỉnh sửa kiến trúc của tòa này là bất khả thi. Lấy lí do công trình vốn mọc lên trên nền nhà
cũ, chưa phải di tích nên lại “phạt cho tồn tại”. Sở VHTT Hà Nội, UBND huyện Mỹ Đức cũng chỉ “ép” được nhà chùa hạ một số vật trang trí ngoại lai, bỏ một số tháp đá và đưa thêm cây xanh vào khu vực này. Không có bất cứ hình thức xử lý nào đối với lãnh đạo chính quyền địa phương, BQL khu di tích danh thắng này.
Ngôi chùa gỗ bị bê tông hóa ở Ứng Hòa. Ảnh: Bảo Hân
Đối với di tích quốc gia chùa Khúc Thủy, Sở VHTT Hà Nội có các văn bản yêu cầu UBND huyện Thai Oai báo cáo về việc khắc phục hậu quả tự ý tu bổ tôn tạo di tích, yêu cầu địa phương vận động nhà chùa tự di dời hơn 100 bức tượng trong khuôn viên chùa, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng. Thực tế, phần lớn những sai phạm ở ngôi chùa này vẫn không được khắc phục.Không gian kiến trúc chùa bị biến đổi hoàn toàn so với lịch sử.
Quay trở lại vi phạm ở đình Lương Xá, mặc dù ngôi đình chưa được xếp hạng nhưng nằm trong danh mục kiểm kê nên vẫn buộc phải tuân thủ quản lý và tu bổ theo Luật Di sản. Điều này được ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở VHTT Hà Nội xác nhận, Sở tạm dừng thi công và đề nghị xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân đối với sai phạm tại di tích. Thực tế trong cuộc họp phương án giải cứu, các nhà khoa học nêu quan điểm gần như không thể cứu chữa, có chăng nay đưa kiến trúc bê tông về gần nhất với hình thái ban đầu của ngôi đình. Việc xem xét trách nhiệm tập thể, cá
nhân tới nay chưa có dấu hiệu cho thấy lãnh đạo địa phương phải chịu xử lý ở những mức có tính răn đe hơn.
Văn bản số 3558 của Sở VHTT Hà Nội đề nghị các địa phương thực hiện đúng Luật Di sản Văn hóa, các quy định pháp luật khác có liên quan và Quy chế Quản lí, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 17/11/2016 trong công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; thực hiện các văn bản chỉ đạo chuyên ngành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, văn bản hướng dẫn do Sở VHTT ban hành trong thời gian qua, đảm bảo quản lý chặt chẽ di tích, hạn chế tối đa các vi phạm di tích.
- Ngày 17/5/2017, Sở Văn hóa và Thể thao có Kế hoạch số 179/KH-SVHTT về việc kiểm tra hoạt động Bảo quản, tu bổ, phục hồi và bảo vệ, phát huy giá trị di tích trên địa bàn Thành phố 6 tháng cuối năm 2017; Với sự phối hợp của Cục Di sản văn hóa, các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Xây dựng; Quy hoạch Kiến trúc; Tài nguyên và Môi trường; Tài chính và Ban Tôn giáo Sở Nội vụ. Qua công tác kiểm tra đoàn nhận thấy:
- Công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích ở các địa phương có sự quan tâm, chỉ đạo của các Cấp ủy đảng, chính quyền và nhận được sự ủng hộ, đóng góp kinh phí của nhân dân. Về cơ bản, các quận, huyện đã chỉ đạo triển khai công tác quản lý di tích trên các mặt hoạt động, như: ban hành văn bản hướng dẫn, triển khai tới các xã, phường, thị trấn; ban hành kế hoạch triển khai văn bản, chỉ đạo của cấp trên; tổ chức tập huấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật; huy động nguồn lực trong công tác tu bổ, tôn tạo;
- Một số địa phương làm tốt công tác kiểm kê khoa học hiện vật trong di tích; một số địa phương quan tâm đầu tư và làm tốt công tác tu bổ tôn tạo di tích; Quận Long Biên có sáng tạo trong hoạt động phát huy giá trị di tích như xây dựng bài tuyên truyền giới thiệu một số cụm di tích trọng điểm trên địa bàn quận, tổ chức cho học sinh các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn quận tham quan tìm hiểu lịch sử qua di tích trên địa bàn; Huyện Thanh Oai, Mê Linh thực hiện chế độ hỗ trợ cho người trông coi di tích đã xếp hạng; một số địa phương đã có văn bản triển khai Quy chế quản lý và bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, Kế hoạch số 120/KH-UBND của Thành phố.
- Công tác quản lý mặt bằng và không gian di tích chưa được quan tâm: phần lớn di tích chưa được cắm mốc giới bảo vệ sau khi xếp hạng; chưa nhiều di tích có nội quy bảo vệ, nội dung giới thiệu di tích; việc cải tạo, xây dựng công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích mà có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích chưa được quan tâm. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các di tích còn chậm.
- Vẫn còn hiện tượng tự ý tu sửa, sơn thếp tượng, hiện vật; công tác vệ sinh môi trường, bao sái hiện vật, đồ thờ chưa được quan tâm; bài trí hiện vật, đồ thờ còn lộn xộn; khu vực nội tự không đảm bảo gọn gàng, ngăn nắp; có di tích đặt quá nhiều ghế đá công viên trong khuôn viên; còn hiện tượng gắn đá khắc tên người công đức trên tường; treo, gắn các bảng chỉ dẫn trên cột gây mất mỹ quan; chưa bố trí trang thiết bị phòng chống cháy nổ (trừ quận Tây Hồ báo cáo đã bố trí đủ tại các di tích) hoặc có bố trí thì đặt ở các vị trí không đảm bảo cho sử dụng khi có sự cố;
- Vẫn còn hiện tượng tự ý tu sửa, sơn thếp tượng, hiện vật; tự ý xây dựng, tu bổ di tích khi chưa có thỏa thuận của cơ quan văn hóa có thẩm quyền như chùa Đồng Quang (Đống Đa); chùa Khúc Thủy (Thanh Oai), chùa Lâm So (Quốc Oai), đền Phù Đổng (Gia Lâm); vi phạm hạng mục “Hương nghiêm pháp đường” tại chùa Thiên Trù-Hương Tích, đình Lương Xá hay chùa Bối Khê (nguồn vốn xã hội hóa).