Phân tích thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 51 - 55)

bàn thành phố Hà Nội.

2.3.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di tích lịch sử văn hóa lịch sử văn hóa

Để tổ chức thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật. Mục đích của việc ban hành này là nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, pháp luật về di sản văn hóa để tạo hành lang pháp lý thực hiện quản lý các DTLS trên địa bàn thành phố Hà Nội, phân định trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc bảo vệ và phát huy giá trị DTLSVH.

UBND thành phố Hà Nội đã quan tâm thực hiện phân cấp quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử văn hóa ngay từ những năm 80, cụ thể như sau:

- Quyết định 2618/QĐ-UB ngày 07/6/1988 Ban hành Quy chế phân cấp bảo vệ, sử dụng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh.

- Nghị quyết số 08/2006/NQ-HĐND ngày 22/7/2006 về Phân cấp một số lĩnh vực quản lý Nhà nước về kinh tế- xã hội; phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ ngân sách 2007.

- Quyết định số 51/2008/QĐ-UBND ngày 16/12/2008 của UBND Thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2010; Quyết định số 12/2014/QĐ-UBND ngày 26/02/2014 của UBND Thành phố Hà Nội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 11/2011 của UBND ngày 02/3/2011 của UBND Thành

phố Hà Nội về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015.

Hiện nay, để đảm bảo công tác quản lý di tích theo Luật Di sản văn hóa, UBND Thành phố Hà Nội tiếp tục thực hiện việc phân cấp quản lý di tích theo Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành “Quyết định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng kinh tế- xã hội trên địa bàn thành phố” đồng thời ban hành Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 17/11/2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành “Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố”. Theo đó, Hà Nội có 02 cấp quản lý di tích trực tiếp là: Cấp Thành phố, cấp quận huyện theo nguyên tắc cấp nào quản lý trực tiếp thì cấp đó chịu trách nhiệm đầu tư tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích.

Đối với các di tích cấp Thành phố quản lý: UBND Thành phố giao cho Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa; Sở Văn hóa và Thể thao quản lý 08 di tích, trong đó có 02 cụm di tích xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt (Văn Miếu- Quốc Tử Giám; Khu vực Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, Đền Bà Kiệu- Tượng đài Vua Lê) và 06 di tích xếp hạng cấp Quốc gia ; Di tích Bác Hồ (Vặn Phúc- Hà Đông), Di tích Nhà tù Hỏa Lò; Di tích 48 Hàng Ngang; Di tích 5D Hàm Long; Di tích 90 Thợ Nhuộm. Các di tích này đang được tổ chức quản lý tốt, tổ chức thu phí tham quan và đã phát huy được giá trị nhất định, các di tích cách mạng kháng chiến cũng đã phục vụ tốt, đáp ứng được mọi đối tượng tham quan di tích;

Đối với các di tích cấp quận, huyện, thị xã quản lý: Ngoài 10 di tích Thành phố quản lý trực tiếp thì các di tích còn lại do cấp quận, huyện, thị xã quản lý đối với các di tích đã xếp hạng (cấp quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia, cấp tỉnh, thành phố). Ngoài ra, đối với các di tích quan trọng thuộc quản lý của cấp huyện thì một số quận, huyện đã thành lập Ban quản lý di tích là đơn vị sự nghiệp thuộc huyện để quản lý trực tiếp các di tích này như: Phố cổ (Hoàn Kiếm), chùa Hương (Mỹ Đức), đền Hai Bà Trưng (Mê Linh), đền Sóc (Sóc Sơn), Làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây); 02 BQL kiêm nhiệm (Chùa Thầy huyện Quốc Oai, chùa Tây Phương huyện Thạch Thất).

Hiện tại, cơ bản các địa phương đã kiện toàn xong Ban quản lý di tích cấp xã, phường (do Lãnh đạo UBND xã làm trưởng ban) các di tích đều được tổ chức các tiểu Ban di tích riêng trực thuộc BQL di tích cấp xã, phường.

Nhìn chung, công tác quản lý di tích đã được nhiều UBND cấp xã, phường thị trấn nâng cao trách nhiệm tổ chức quản lý, phát huy được giá trị di tích trong đời sống, văn hóa-xã hội của địa phương.

Ngoài các di tích thuộc thẩm quyền quản lý của UBND thành phố Hà Nội thì trên địa bàn Thành phố còn có các di tích thuộc Trung ương quản lý như: Khu di tích Phủ Chủ tịch (Di tích Quốc gia đặc biệt) và Khu di tích K9 (Ba Vì) do Bộ Tư lệnh Lăng quản lý, Trận địa tên lửa Chèm (di tích cấp Quốc gia) do Sư đoàn 361 quân chủng Phòng không trực tiếp quản lý…

Do quá trình lịch sử để lại, trên địa bàn Thành phố có một số di tích vẫn còn tồn tại dân cư sinh sống trong khu bảo vệ (tổng số khoảng 300 di tích), đây là một trong những tồn tại khó khăn của công tác quản lý bảo vệ di tích. Chính vì thế, việc tăng cường công tác quản lý nhà nước và phân cấp quản lý các DTLSVH, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội để phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm đóng vai trò quan trọng, từ đó tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quy chế quản lý di tích và quy định phân cấp quản lý trong thời gian tới.

Và bên cạnh đó, thời gian vừa qua Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã phối hợp với các Sở, Ngành chức năng tham mưu các văn bản liên đến công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị các di tích lịch sử. Cụ thể:

- Công văn số 191/SVHTT-QLDT ngày 19/01/2016 về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn Thành phố, nội dung về (an toàn PCCC; xuống cấp di tích..);

- Kế hoạch số 179/KH-SVHTT ngày 17/5/2017 về việc kiểm tra các hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và bảo vệ, phát huy giá trị di tích;

- Công văn số 123/SVHTT-QLDT ngày 13/01/2017 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ di tích trên địa bàn Thành phố Hà Nội (nội dung về công tác tu bổ, tôn tạo; bảo quản, bảo vệ đồ thờ, hiện vật tại di tích; công tác phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường; công tác tổ chức lễ hội);

- Công văn số 4927/SVHTT-QLDT ngày 29/12/2017 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ di tích trên địa bàn Thành phố dịp Tết Mậu Tuất 2018;

- Công văn số 1001/SVHTT-QLDT ngày 27/3/2018 về tăng cường, đảm bảo an toàn công tác phòng cháy chữa cháy cho các di tích trên địa bàn quận, huyện, thị xã;

- Công văn số 1382/SVHTT-QLDT ngày 29/4/2018 về tăng cường quản lý hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa;

- Công văn số 2757/SVHTT-QLDT ngày 20/7/2018 về triển khai phòng chống, ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3;

- Công văn số 3558/SVHTT-QLDT ngày 14/9/2018 về tăng cường quản lý hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử- văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bànThành phố;

- Công văn số 915/SVHTT-QLDT ngày 20/3/2018 đề nghị các quận, huyện, thị xã giới thiệu di tích đã xếp hạng cấp Quốc gia, Quốc gia đặc biệt, di tích cách mạng kháng chiến có giá trị tiêu biểu đang xuống cấp nặng trên địa bàn để tổng hợp, xây dựng kế hoạch kiểm tra, khảo sát và tham mưu Thành phố, Bộ VHTTDL có kế hoạch tu bổ tôn tạo;

- Ngày 06/9/2018, Sở Văn hóa và Thể thao - Sở Tài chính đã có Tờ trình liên Sở số 317/TTr: VH&TT-TC báo cáo UBND thành phố Hà Nội xem xét, phê duyệt và báo cáo Thường trực HĐND thành phố về việc “bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện tu sửa cấp thiết, chống xuống cấp di tích xếp hạng cấp Quốc gia, di tích cách mạng kháng chiến trên địa bàn thành phố năm 2018”

- Ngày 8/10/2018, UBND Thành phố có văn bản số 4806/UBND-KT đề nghị Thường trực HĐND Thành phố xem xét, chấp thuận về việc bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện tu sửa cấp thiết, chống xuống cấp di tích xếp hạng cấp Quốc gia, di tích Cách mạng kháng chiến trên địa bàn thành phố năm 2018, trong đó “thống nhất đề xuất của Liên Sở: Văn hóa và Thể thao - Tài chính tại tờ trình số 317/TTrLS: VH&TT-TC ngày 06/9/2018”;

- Ngày 6/11/2018, HĐND Thành phố có công văn số 623/HĐND-KTNS “thống nhất chủ trương và nguyên tắc hỗ trợ kinh phí tu sửa 50 di tích xếp hạng cấp Quốc gia, di tích lịch sử cách mạng xuống cấp nặng, có nguy cơ sập đổ trên địa bàn Thành phố” tại văn bản số 4806/UBND-KT ngày 8/10/2018;

- Ngày 16/11/2018, UBND Thành phố có Quyết định số 6269/QĐ-UBND về việc “bổ sung kinh phí cho các huyện, thị xã để thực hiện tu sửa cấp thiết, chống xuống cấp di tích xếp hạng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2018 (kèm theo danh mục 50 di tích được hỗ trợ trên địa bàn thành phố). Trong đó, giao:“Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm phối hợp với UBND các huyện, thị xã hướng dẫn tổ chức thực hiện tu sửa cấp thiết các di tích theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước”;

- Để hướng dẫn các huyện, thị xã thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố tại Quyết định số 6269/QĐ-UBND ngày 16/11/2018, ngày 23/11/2018, Sở Văn hóa và

Thể thao có Thông báo số 121/TB-SVHTT về việc bổ sung kinh phí cho các huyện, thị xã để thực hiện tu sửa cấp thiết, chống xuống cấp di tích xếp hạng cấp Quốc gia, cách mạng kháng chiến trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2018”. Trong đó: “Đề nghị UBND các huyện, thị xã có di tích được hỗ trợ tổ chức triển khai, thực hiện Quyết định số 6269/QĐ-UBND ngày 16/11/2018 của UBND thành phố Hà Nội theo đúng Luật Di sản văn hóa và Nghị định; Thông tư hiện hành”;

- Kế hoạch số 184/KH-SVHTT ngày 08/5/2019 về việc khảo sát hiện trạng các di tích đã xếp hạng, di tích cách mạng kháng chiến có giá trị tiêu biểu xuống cấp nặng trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2019-2020.

2.3.2. Tổ chức, chỉ đạo triển khai các chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 51 - 55)