3.2 Phân tích thực trạng đào tạo nhân lự cở Cục Hải quan TP Hà Nội
3.2.1 Xác định nhu cầu đào tạo:
Việc xác định nhu cầu đào tạo chủ yếu do Phòng Tổ chức - Cán bộ tổng hợp phối hợp với các Chi Cục, Đội Kiểm soát, Phòng xác định. Tuy nhiên, các đơn vị trong Cục cũng hỗ trợ tích cực trong việc lựa chọn và đề xuất cán bộ, công chức cần đào tạo và đăng ký nhu cầu đào tạo hàng năm.
3.2.1.1 Cơ sở xác định nhu cầu đào tạo:
Phòng Tổ chức - Cán bộ sẽ căn cứ vào việc phân tích: tổ chức, công việc, cá nhân để làm cơ sở cho tổ chức ra quyết định, cụ thể nhƣ sau:
+ Phân tích tổ chức.
Với chiến lƣợc xây dựng và phát triển của Cục Hải quan TP Hà Nội dựa trên các yêu cầu nhiệm vụ hàng năm và kế hoạch cải cách hiện đại hóa giai đoạn 2011 - 2015 và 2016 - 2020 của Tổng Cục Hải quan, của UBND Thành phố Hà Nội. Từ các nhiệm vụ cấp trên giao mà Cục Hải quan TP Hà Nội xây dựng các mục tiêu chất lƣợng hàng năm để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao và đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật, làm hài lòng các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh trong nỗ lực cải cách hiện đại hóa, thông qua các chỉ số đo lƣờng mức độ hài lòng của các cá nhân, doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh.
- Theo mục tiêu năm 2017 thông quan hàng hóa xuất khẩu còn 70 giờ, hàng nhập khẩu còn 90 giờ. Đến năm 2020 thông quan hàng xuất khẩu còn 36 giờ, hàng nhập khẩu còn 41 giờ. Cục Hải quan TP Hà Nội đã thực hiện thử nghiệm đo thực tế thời gian giải phóng, thông quan hàng hóa tại 12 Chi Cục thuộc Cục, đối với hàng hóa xuất khẩu trung bình đạt 5 giờ 52 phút, hàng hóa nhập khẩu trung bình đạt 25
51 giờ 41phút.
- Cam kết thực hiện 100% các nội dung liên quan đến Hải quan tại các Hiệp định tự do thƣơng mại, Hiệp định tạo thuận lợi thƣơng mại đƣợc nội luật hóa đúng lộ trình cam kết.
- Thủ tục Hải quan điện tử đƣợc thực hiện 24/7, ở mọi nơi, mọi lúc và mọi phƣơng tiện.
- Tỷ lệ phân luồng: xanh > = 69%; vàng <= 25%; đỏ <= 6%. (Chỉ số về giảm tỷ lệ can thiệp trực tiếp trong thông quan).
- 100 % dịch vụ công của ngành Hải quan đƣợc cung cấp trực tuyến tối thiểu mức độ 3 (cung cấp tối thiếu 108/182); đáp ứng sự hài lòng của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đạt 70% dịch vụ công cốt lõi của ngành Hải quan đƣợc cung cấp trực tuyến ở mức độ 4 (thông tin, thủ tục, phục vụ, kết quả giải quyết thủ tục hải quan).
Nhƣ vậy, nhu cầu đào tạo để sử dụng hiệu quả nhân lực của Cục Hải quan TP Hà Nội là rất lớn và ngày càng đòi hỏi cao về mặt bằng trình độ để thực hiện đƣợc các mục tiêu chung của ngành đã đề ra.
Lãnh đạo Cục Hải quan TP Hà Nội luôn khuyến khích, động viên cán bộ, công chức tham gia học tập, đào tạo để nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc; Phòng Tổ chức - Cán bộ luôn xây dựng các chƣơng trình đào tạo, huấn luyện cho CBCC để có thể cập nhật các văn bản mới, kiến thức mới đồng thời phối hợp với các Chi Cục, đơn vị tham mƣu để đƣa ra các chƣơng trình đào tạo phù hợp với tình hình thực tế.
+ Phân tích công việc:
Căn cứ vào phân tích công việc để làm cơ sở cho việc hỗ trợ xác định nhu cầu đào tạo của Cục Hải quan TP Hà Nội và phân tích xác định vị trí việc làm cho CBCC thành các nhóm:
Công việc quản lý điều hành cấp Cục: Lãnh đạo Cục.
Công việc quản lý điều hành cấp Chi Cục, Phòng và tương đương: Lãnh đạo
Phòng, Ban; Lãnh đạo Chi Cục; Lãnh đạo Đội .
Công việc gắn với lĩnh vực nghề nghiệp:
52
- Giám sát quản lý: tham mƣu các thủ tục XNK, XNC, Hiện đại hóa, xuất xứ hàng hóa …
- Lĩnh vực thuế xuất nhập khẩu: Tham mƣu Trị giá TT, chính sách thuế XNK, phân loại HH, thu thuế, kế toán thuế, quản lý thuế, cƣỡng chế thuế…
- Chống buôn lậu, xử lý: Phòng chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại.
- Quản lý rủi ro: Quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ, kiểm soát rủi ro, hệ thống thông tin rủi ro.
- Lĩnh vực thanh tra: nội bộ và khiếu nại tố cáo.
- Lĩnh vực tổ chức cán bộ: bộ máy, biên chế, tuyển dụng, HĐLĐ, Quản lý nhân sự, chính sách, đào tạo phát triển, thi đua khen thƣởng, bảo vệ nội bộ.
- Lĩnh vực công nghệ thông tin: Quản trị, sử dụng, triển khai các ứng dụng phần mềm, thống kê hải quan.
- Tài vụ quản trị: Kế toán cấp 3, tài sản, kho, quỹ - Văn phòng: Văn thƣ - lƣu trữ, kế hoạch, tổng hợp. - Thủ tục thông quan và thuế.
- Kiểm soát hải quan. - Nhóm xử lý.
- Kiểm tra sau thông quan.
Công việc hỗ trợ, phục vụ
- Nhóm sử dụng công chức: kế toán, văn phòng…
- Nhóm sử dụng HĐLĐ 68: Bảo vệ, lái xe, lễ tân, tạp vụ.
Nhìn vào nhóm công việc đối với các vị trí ta thấy đƣợc những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc mà CBCC sẽ đảm nhận ở từng vị trí việc làm. Nếu cán bộ công chức ở một lĩnh vực khác với lĩnh vực sắp luân chuyển đến vị trí mới thì sẽ thấy đƣợc các yêu cầu công việc của vị trí mới từ đó bổ sung kiến thức chuyên môn qua chƣơng trình đào tạo nghiệp vụ. Đơn vị cần đào tạo cho ngƣời lao động những kiến thức cần thiết, qua đó cán bộ, công chức có thể thực hiện đảm bảo công việc của mình khi thay đổi công việc.
Cụ thể hơn với một công chức làm nghiệp vụ hải quan ở bộ phận tiếp nhận tờ
53
khai xuất khẩu, nhập khẩu để hoàn thành đƣợc công việc bắt buộc công chức phải nắm đƣợc kiến thức về Luật hải quan, các nghị định, thông tƣ liên quan quy trình nghiệp vụ quản lý đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Quy định về chính sách mặt hàng; Quy định quản lý chuyên ngành … Xử lý các vƣớng mắc liên quan hồ sơ thủ tục, sử dụng máy tính, các phần mềm hỗ trợ, tra cứu, …
Qua việc phân tích công việc để công chức có thể hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao bắt buộc phải thƣờng xuyên đƣợc đào tạo để sử dụng thành thạo các thao tác và nắm bắt kịp thời các văn bản mới ban hành.
+ Phân tích cá nhân:
Ngoài việc dựa vào hồ sơ cá nhân của cán bộ, công chức và dựa vào bảng đăng ký nhu cầu đào tạo hàng năm của các đơn vị để lên kế hoạch đào tạo bổ sung những kiến thức, kỹ năng còn thiếu cho CBCC và từ đó phát huy những điểm mạnh cho CBCC.
Hàng năm, Cục Hải quan TP Hà Nội đều yêu cầu các cá nhân gửi Bản tự nhận xét, kiểm điểm cá nhân. Qua đó CBCC tự đánh giá và lãnh đạo phụ trách sẽ tổng hợp lại bản đánh giá công chức và nhận xét, sau đó họp đơn vị để đánh giá lại CBCC. Phòng TCCB sẽ giữ các bản nhận xét, đánh giá và lƣu hồ sơ CBCC.
Ngoài việc tổng hợp, phân tích đánh giá, Phòng TCCB còn thu thập đơn xin đi học, bản cam kết thực hiện nghĩa vụ tại đơn vị của ngƣời đƣợc đi đào tạo.
Với đơn xin đi học và cam kết thực hiện nghĩa vụ của ngƣời xin đi học đƣợc gửi lên, Phòng Tổ chức cán bộ sẽ thu thập đƣợc nhu cầu, số lƣợng ngƣời có nhu cầu đào tạo và thấy đƣợc những cam kết đƣa ra chính là nỗ lực mà CBCC có thể thực hiện cho tổ chức và cho chính bản thân họ. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào đơn xin đi học, bản cam kết thôi thì chƣa đủ chính xác bởi nội dung chƣa thể hiện đƣợc nguyện vọng đi học của họ là vì tổ chức, vì bắt buộc hay có nhu cầu thực sự. Chính vì vậy mà Phòng Tổ chức - Cán bộ phải xem xét kỹ lƣỡng theo đúng quy định chứ không phải ngƣời lao động gửi đơn xin đi học đều đƣợc chấp thuận giải quyết.
3.2.1.2 Xác định nhu cầu đào tạo cho cán bộ, công chức, người lao động.
Theo số liệu thống kê của Phòng Tổ chức - Cán bộ, cụ thể là cán bộ phụ trách
54
đào tạo kết hợp với trƣởng các đơn vị từ năm 2013 – 2017 thì nhu cầu đào tạo của tổ chức tăng lên và điều này đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:
55
Bảng 3.4: Nhu cầu đào tạo nhân lực tại Cục Hải quan TP Hà Nội 2013 - 2017 Đơn vị tính:Ngƣời
Chỉ tiêu
Năm
2017 2016 2015 2014 2013
Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng %
I, Tổng số lao động 884 911 924 978 890
II, Nhu cầu đào tạo NL 1.193 134,9 1017 111,6 928 100,4 2072 211,9 2270 255 1.Chuyên môn NV 835 70 314 33.84 382 41.16 1525 73.60 2099 92,47 2. Quản lý, lãnh đạo 20 1,68 30 2.95 18 1.94 31 1.50 34 1,5 3. Tin học 23 1,92 20 1.97 18 1.94 27 1.30 27 1,19 4. Sau đại học 2 0,16 22 2.16 9 0.97 17 0.82 11 0,49 5. Ngoại ngữ 5 0,44 17 1.67 9 0.97 19 0.92 19 0,85 6. Khác (Văn phòng, soi chiếu,
PCCC…) 308 25,8 614 60.37 491 52.91 453 21.86 80 3,5
III. Giới tính 1.193 1017 928 2072 2270
- Nam 603 50,5 516 50.74 450 48.49 998 48.17 1055 50.92 - Nữ 590 49,5 501 49.26 478 51.51 1074 51.83 1017 49.08
Nguồn: Cục Hải quan Thành phố Hà Nội
56
Từ bảng số liệu 3.4 ta thấy nhu cầu đào tạo ở Cục Hải quan TP Hà Nội khá cao, tỷ lệ qua các năm đều chiếm trên 100% so với tổng số lao động. Nguyên nhân là do đơn vị đã chủ động trong đào tạo và cán bộ, công chức trong đơn vị đã ý thức đƣợc tầm quan trọng của đào tạo và tham gia các chƣơng trình đào tạo mà đơn vị xây dựng, bên cạnh đó giai đoạn 2013 đến 2017 tỷ lệ CBCC đƣơc tham gia các khóa đào tạo cao hơn các năm khác vì đây là giai đoạn triển khai Hải quan điện tử (VNACC/VCIS) và chính thức đƣa vào sử dụng nên nhu cầu đào tạo để CBCC có thể sử dụng vận hành đƣợc đảm bảo ổn định, kết nối hệ thống quốc gia một cửa liên thông. Và số liệu trong bảng cũng chỉ ra sự ổn định cân bằng về giới tính khi tham gia các khóa đào tạo trong đơn vị.
Trong bảng số liệu trên ta thấy đối tƣợng đƣợc đào tạo chiếm tỷ lệ cao nhất là các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, tức những CBCC làm nghiệp vụ trực tiếp và gián tiếp không phân biệt trình độ tuổi tác vì sự thay đổi lớn trong việc vận hành sử dụng hệ thống VNACC/VCIS và các hệ thống hỗ trợ vệ tinh. Đồng thời trong những năm gần đây, đơn vị cũng chú trọng trong việc đào tạo, tập huấn các kỹ năng khác nhằm hỗ trợ bổ sung kiến thức cho CBCC nhƣ kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý văn bản, Phòng cháy chữa cháy, ISO… các kiến thức bổ trợ giúp CBCC có cách nhìn nhận giải quyết vấn đề đa chiều hơn và đảm bảo cho hệ thống đƣợc tổ chức chính quy, hiện đại. CBCC đƣợc phát triển toàn diện về tâm lực, thể lực và trí lực.
Khi xác định đƣợc nhu cầu đào tạo từ việc đăng ký kế hoạch đào tạo hàng năm từ các đơn vị cơ sở, Cục Hải quan TP Hà Nội (Phòng TCCB) sẽ có thông báo và quyết định cử các đối tƣợng phù hợp đi đào tạo do các đơn vị cơ sở lựa chọn.
Phòng Tổ chức - Cán bộ dựa trên quy chế làm việc, đánh giá năng lực, tiêu chuẩn việc làm đã đƣợc ban hành của Cục Hải quan TP Hà Nội để đề xuất đối tƣợng đƣợc đào tạo cho phù hợp với yêu cầu đặt ra.
57
Bảng 3.5: Điều kiện, tiêu chuẩn cán bộ công chức đƣợc đi đào tạo. STT Hình thức Điều kiện, tiêu chuẩn
1 Đào tạo chính quy
- - Công chức
- - Cán bộ công chức đƣợc cử đi đào tạo phải phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của đơn vị
- - Hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao
- - Có thời gian làm việc tại đơn vị ít nhất 5 năm đối với bậc đào tạo sau đại học.
- - Đáp ứng các yêu cầu của các cơ sở tuyển sinh đào tạo. - - Đối với đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ, nam có tuổi đời dƣới 40 - - Cam kết làm việc gấp 3 lần thời gian học.
2 Đào tạo không chính quy
- Cử ngƣời đào tạo phải phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của đơn vị.
- Đáp ứng các yêu cầu đầu vào theo quy định của các khóa đào tạo. - Đối với trƣờng hợp đào tạo ở nƣớc ngoài, cần đạt trình độ ngoại ngữ theo quy định và đáp ứng các quy định khác.
Nguồn: Nghị định chính phủ số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017. Dựa vào điều kiện và quy định về nhu cầu đào tạo của đơn vị, Phòng Tổ chức - Cán bộ sẽ tiến hành đề xuất các đối tƣợng phù hợp yêu cầu đƣợc cử đi đào tạo chính quy hay không chính quy.
Qua việc xác định nhu cầu đào tạo ở Cục Hải quan TP Hà Nội ta thấy khối lƣợng công việc liên quan đào tạo là rất lớn về các lĩnh vực chuyên sâu nhƣ Giám sát quản lý; Thuế xuất nhập khẩu; Quản lý rủi ro; Tài vụ Quản trị; Kiểm tra sau thông quan; Thanh tra kiểm tra; Tổ chức cán bộ; Kiểm soát hải quan; Kiểm soát ma túy; Văn phòng … đây là những công việc thƣờng xuyên hàng năm diễn ra tại Cục HQ TP Hà Nội ngoài ra còn có 43 hoạt động cải cách hiện đại hóa giai đoạn 2016 – 2020. Từ các chƣơng trình kế hoạch đƣợc triển khai thì hoạt động đào tạo ở Hải quan Hà Nội mới chỉ đáp ứng đƣợc một phần nhu cầu đào tạo thực tế cho CBCC vì nhiều nguyên nhân có thể liệt kê một số nguyên nhân chủ yếu do việc quan tâm của Lãnh đạo các cấp chƣa sát sao, sắp xếp bố trí cho công chức tham gia đào tạo nhƣng chƣa quan tâm đến kết quả đào tạo. CBCC chƣa có tinh thần tự giác khi đăng ký tham gia các chƣơng trình đào tạo,… Chƣa nghiên cứu khảo sát thực tế nhu cầu
58
tham gia học tập đào tạo của CBCC các đơn vị; Công tác đào tạo ít đƣợc quan tâm chủ yếu theo đăng ký chỉ tiêu từ đầu năm không có đánh giá tình hình thực tế, hay dự đoán nhu cầu đào tạo để đáp ứng yêu cầu cải cách theo hƣớng hiện đại hóa mà còn bị động theo kế hoạch từ trên giao xuống.