GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN DA LIỄU THANH HÓA

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện da liễu thanh hóa năm 2018 (Trang 30 - 34)

Bệnh viện da liễu Thanh Hóa tiền thân là Trạm Da liễu, được thành lập vào năm 1965. Đến năm 2008, dựa trên quyết định số 4052/ QĐ – UBND, ngày 15 tháng 12 năm 2008, Trạm da liễu đổi tên thành bệnh viện da liễu Thanh Hóa. Sau gần 50 năm xây dựng và phát triển, bệnh viện đã trải qua

19

nhiều giai đoạn và đạt được những thành tựu đáng kể, đó là tâm huyết của nhiều thế hệ và là sự tự hào cho các cán bộ đã và đang làm việc tại đây.

Bệnh viện da liễu Thanh Hóa hiện nay đã mở rộng quy mô với hơn 100 giường bệnh (trong đó có 50 giường ở số 195 Hải thượng Lãn Ông – TPTH, 50 gường xã Cẩm Bình huyện Cẩm Thủy). Bệnh viện là một trong những bệnh viện chuyên khoa da liễu có trình độ chuyên môn cao của tỉnh. Bệnh viện chuyên tiếp nhận thăm khám và điều trị các bệnh lý về da và chăm sóc da thẩm mỹ. Bệnh viện đã phần nào khắc phục được những khó khăn của những ngày đầu mới thành lập và ngày một khẳng định vị thế của mình trong hệ thống y tế, đặc biệt là chuyên khoa da liễu, góp phần cho sự phát triển ngành y của đất nước.

1.4.1. Mô hình tổ chức

Hình 1. 1. Nhân lực bệnh viện Da liễu năm 2018

Tình hình nhân lực được khái quát qua bảng sau: Các phòng chức năng 7 phòng Các khoa lâm sàng 6 khoa - Hội đồng NCKH - Hội đồng KSNK - Hội đồng Thuốc &ĐT - Tổ công tác xã hội

- Tổ chất lượng bệnh viện

20

Bảng 1. 8. Nhân lực của bệnh viện Da liễu Thanh Hóa năm 2018

Trình độ Số lượng Tỷ lệ (%)

Bác sỹ Chuyên khoa II, tiến sỹ 2 1.7

Bác sỹ Thạc sỹ, CKI 12 10.3 Bác sỹ Đa khoa 11 9.5 Tổng 25 21.6 Dược sỹ Đại học 3 2.6 Dược sỹ Cao đẳng 2 1.7 Dược sỹ Trung học 5 4.3 Tổng 10 8.6

Điều dưỡng, kỹ thuật viên Đại học 21 18.1

Điều dưỡng, kỹ thuật viên Cao đẳng 39 33.6

Điều dưỡng, kỹ thuật viên Trung cấp 13 11.2

Tổng 77 66.4

Cán bộ khác Đại học 5 4.3

Cán bộ khác Cao đẳng, TC, SC 3 2.6

Tổng 8 6.9

Tổng chung 116 100.0

1.4.2. Hội đồng thuốc và điều trị

HĐT&ĐT bệnh viện có vai trò tư vấn cho Giám đốc bệnh viện các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện[2].

1.4.2.1. Chức năng nhiệm vụ

Tư vấn thường xuyên cho Giám đốc bệnh viện về cung ứng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả, cụ thể hóa các phác đồ điều trị phù hợp với

21

điều kiện bệnh viện. Xây dựng danh mục thuốc phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc, vật tư tiêu hao điều trị của bệnh viện [3];

- Giám sát việc thực hiện quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn đều trị, quy chế sử dụng thuốc và quy chế công tác khoa dược;

- Theo dõi hiệu quả sử dụng thuốc và phản ứng có hại, rút kinh nghiệm sai sót trong sử dụng thuốc;

- Thông tin về thuốc, theo dõi ứng dụng thuốc mới trong điều trị;

- Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sỹ, bác sỹ và điều dưỡng.Trong đó dược sỹ là tư vấn, bác sỹ chịu trách nhiệm về chỉ định và điều dưỡng là người thực hiện y lệnh.

1.4.2.2. Hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị

Hội đồng thuốc và điều trị họp một tháng một lần và khi cần thiết. Phó chủ tịch hội đồng chuẩn bị nội dung họp và gửi tài liệu đến các thành viên trước khi diễn ra cuộc họp. Trên cơ sở đó hội đồng sẽ thảo luận và đưa ra các kiến nghị, đề xuất trình lên giám đốc phê duyệt và ra quyết định thực hiện[9].

Các nội dung hoạt động của HĐT&ĐT

- Xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại BV và đề nghị SYT tổ chức đấu thầu; - Lựa chọn thuốc sử dụng tại bệnh viện theo kết quả đấu thầu;

- Kiến nghị việc mua sắm thuốc men, hóa chất, vật tư theo nhu cầu điều trị của BV mà không có trong kết quả đấu thầu;

- Bình đơn thuốc, bình hồ sơ bệnh án rút kinh nghiệm điều trị; - Xây dựng phác đồ điều trị chuẩn;

- Xây dựng các quy trình liên quan đến việc sử dụng thuốc; - Đánh giá thực trạng quá trình sử dụng thuốc;

- Theo dõi giám sát các phản ứng có hại của thuốc, tư vấn, hướng dẫn bác sỹ, điều dưỡng… theo dõi, phát hiện, xử trí và báo cáo ADR;

- Tổ chức học tập theo các chuyên đề về sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, các tương tác thuốc cho cán bộ công nhân viên trong bệnh viện

22

1.4.3. Khoa Dược

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện da liễu thanh hóa năm 2018 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)