Hiệu quả điều trị vảy nến

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện da liễu thanh hóa năm 2018 (Trang 97 - 100)

Đánh giá hiệu quả điều trị nhằm xác định phác đồ phù hợp đóng vai trò quan trọng, nhất là với bệnh lý có tính chất dai dẳng, dễ tái phát, điều trị lâu dài và phức tạp như bệnh vảy nến. Kết quả tổng hợp dữ liệu từ 2095 bệnh nhân vảy nến tại Hoa Kỳ của Bruce Strober và cộng sự cho thấy, khi mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến tăng lên thì khả năng làm việc và hoạt động hàng ngày của bệnh nhân càng suy giảm. Tương tự, nghiên cứu của Rafael Augusto và cộng sự trên 138 bệnh nhân vảy nến điều trị ngoại trú đã chỉ ra rằng, tình trạng lâm sàng được phản ánh qua chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Như vậy, hiệu quả điều trị vảy nến không chỉ thể hiện ở việc kiểm soát các triệu chứng, giảm khả năng tái phát của bệnh còn gắn liền với cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng sử dụng thang điểm trên để bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị của bệnh nhân được khám và điều trị nội trú tại Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa. Qua đó, chúng tôi hy vọng thăm dò được những thay đổi về mặt lâm sàng (thể hiện qua mức giảm điểm PASI) có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Để đánh giá hiệu quả phác đồ điều trị vảy nến tại bệnh viện da liễu Thanh Hóa, tại thời điểm năm 2018 chúng chúng tôi tiến hành đánh giá điểm PASI tại hai thời điểm trước điều trị, sau điều trị nội trú.

- Kết quả đánh giá thông qua đánh giá điểm PASI chúng tôi nhận thấy: + Điểm trung bình PASI đầu vào của bệnh nhân nhóm điều trị tại chỗ đơn thuần cao nhất là 18,80, cao hơn nhiều điểm PASI trung bình đầu vào của hai nhóm dùng phác đồ phối hợp thuốc điều trị tại và thuốc điều trị toàn thân methotrexate và acitretin lần lượt là 10,08 và 11,10. Như vậy việc đánh giá điểm PASI đầu vào đã cho thấy sự chưa hợp lý trong sự lựa chọn phác đồ

86

điều trị. Nhóm bệnh nhân có mức độ bệnh nặng (điểm PASI cao) không được sử dụng phác đồ phối hợp dùng thuốc điều trị tại chỗ và thuốc toàn thân, mà lại dùng phác đồ tại chỗ đơn thuần. Nhóm bệnh nhân có mức độ nhẹ (điểm PASI thấp hơn) lại được sử dụng phác đồ phối hợp điều trị tại chỗ và toàn thân.

+ Đánh giá hiệu quả một đợt điều trị của các phác đồ khác nhau thông qua phần trăm giảm điểm PASI trước sau điều trị. Chúng tôi nhận thấy phác đồ tại điều trị dùng thuốc tại chỗ đơn thuần có hiệu quả giảm là 45,05%. cao hơn 2 phác đồ điều trị phối hợp dùng thuốc tại chỗ và thuốc toàn thân lần lượt là 43,15% và 29,07%. Điều này càng chính minh cho việc sử dụng phác đồ phối hợp thuốc điều trị vẩy nến toàn thân chưa hợp lý, nên chưa phát huy được hiệu quả điều trị, so với phác đồ dùng thuốc tại chỗ đơn thuần.

+ Hiệu quả điều trị của nhóm bệnh nhân sử dụng phác đồ phối hợp thuốc tại chỗ và thuốc toàn thân là toàn thân điểm giảm PASI trung bình là 4,153 %, trong đó có kết quả điều trị khá 43,45%, vừa 56,55%. Kết quả này thấp hơn nhiều với các kết quả đã công bố trước đây. Tại Việt Nam, Đỗ Tiến Bộ, Đặng Văn Em – 2012 nghiên cứu điều trị 32 bệnh nhân vảy nến thông thường với điểm PASI trung bình 20,53, điều trị nội trú tại Khoa da liễu – Dị ứng, bệnh viện Trung Ương Quân đội 108, bằng thuốc Soriatan 25mg/ngày, dùng liên tục trong 4 tuần đã có kết quả điều trị tốt 74,19% và khá 21,81% [22] [24]. Acitretin tuy đã được sử dụng rộng rãi để điều trị vay nến trên thế giới và Việt Nam. Nhưng ở bệnh viện Da liễu Thanh Hóa là thuốc mới, kinh nghiệm điều trị chưa được nhiều. Sử dụng acitretin đường toàn thân điêu trị vảy nến chỉ đáp ứng có nghĩa trên lâm sàng sau 4 -8 tuần điều trị [21], [22], do vậy các hướng dẫn điều trị trên thế giới đều khuyến cáo thời gian tối thiểu cho 1 đợt điều trị là 8 tuần. Tuy nhiên một đợt điều trị vảy nến ở bệnh viện da liễu Thanh Hóa trung bình chỉ 11,01 ± 6,191 ngày/đợt, và bệnh nhân không được tiếp tục điều trị bằng acitretin khi hết đợt điều trị (bệnh nhân ra viện). Vì vậy

87

việc lựa chọn thuốc không dựa trên mức độ nặng của bệnh, thuốc được sử dụng trong thời gian ngắn chưa đủ thời gian để thuốc thể hiện hiệu quả trên lâm sàng, có thể là lý do hiệu quả của phác đồ sử dụng thuốc không được như mong đợi tại thời điểm ra viện.

Với Acitretin đơn thuần, hiệu quả điều trị tương đối thấp, tỉ lệ % giảm điểm PASI trung bình sau đợt điều trị chỉ đạt 29,07 %, trong đó 50 % bệnh nhân có kết quả điều trị vừa, 50 % bệnh nhân có kết quả điều trị kém. Kết quả này thấp hơn nhiều so với các kết quả đã công bố tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Ở Việt Nam, Đỗ Tiến Bộ, Đặng văn Em – 2012, điều trị 31 bệnh nhân vảy nến thông thường mức độ vừa 18, nặng 13 bệnh nhân, kết quả điểm PASI giảm rõ rệt sau 2 tuần điều trị.

- Bệnh vảy có tính chất mạn tính, bệnh có tính chất tái phát thường xuyên. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh, nhưng bệnh lại ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người bệnh. Hiệu quả của các phác đồ điều trị không phải chỉ thể hiện ở việc kiểm soát được bệnh, mà quan trọng hơn cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Như vậy với việc lựa chọn phác đồ điều trị chưa phù hợp với mức độ nặng của bệnh, thời gian sử dụng thuốc chưa đủ để thuốc phát huy hiệu quả của hai thuốc dùng toàn thân, được xem là tiêu chuẩn vàng trong điều trị vảy nến hiện nay, đã dẫn tới hiệu quả điều trị của kết quả điều trị thực tế không như mong muốn. Bệnh nhân tuy được điều trị, các triệu chứng bệnh được kiểm soát sau một đợt điều trị. Tuy nhiên bệnh vẫn tái phát, và mức độ nặng trở lại. Mặc dù mới chỉ đánh giá được trên 100 bệnh nhân, kết quả nghiên cứu trên đây của chúng tôi đã phần nào mô tả được thực tế sử dụng thuốc trong điều trị vảy nến tại bệnh viện da liễu Thanh Hóa. Đây sẽ là tiền đề quan trọng góp phần cho sự thay đổi trong phác đồ điều trị, việc lựa chọn sử dụng thuốc cho bệnh nhân vẩy nến, giúp nâng cao hiệu quả và giảm tỉ lệ tái phát.

88

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện da liễu thanh hóa năm 2018 (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)