nhân nội trú tại Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa năm 2018.
Các bệnh lý ngoài da dễ nhận thấy, ảnh hưởng đến thẩm mỹ nên gây mặc cảm cho người bệnh, đặc biệt là những bệnh mạn tính, tái phát thất thường, trong đó có vảy nến. Ở những người bệnh vảy nến khởi phát sớm, thời gian điều trị bệnh kéo dài tác động nhiều đến kinh tế, khả năng lao động và sinh hoạt của bệnh nhân. Điều trị vảy nến ngoài mục đích giảm các triệu chứng, giảm khả năng tái phát còn gắn liền với cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Trước đây, việc điều trị bệnh vảy nến phần lớn dựa trên kinh nghiệm của bác sĩ. Đến năm 2016, Hội Da liễu Việt Nam đã chuẩn hóa việc chẩn đoán và điều trị bệnh vảy nến thông qua “Hướng dẫn chăm sóc và điều trị bệnh vảy nến”. Tại Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa, chúng tôi thực hiện đề tài này với mong muốn rà soát lại tình hình sử dụng thuốc và theo dõi tác dụng không mong muốn cho bệnh nhân điều trị nội trú. Ngoài ra, việc đánh giá hiệu quả điều trị của một bệnh mạn tính, ngoài da thường gặp nhiều khó khăn do việc định lượng chỉ bằng mắt thường hoặc qua bộ câu hỏi phỏng vấn bệnh nhân, chúng tôi sử dụng thang điểm PASI để đánh giá mức độ bệnh cũng như hiệu quả điều trị. Với đề tài này, chúng tôi cũng hy vọng bước đầu đánh giá được hiệu quả điều trị của các bệnh nhân được khám và điều trị tại đây trong thời gian điều trị nội nội trú.
75
4.2.1. Đặc điểm bệnh nhân vảy nến điều trị nội trú tại Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa Thanh Hóa