Số bệnh nhân vảy nến đến khám và điều trị tại bệnh viện da liễu Thanh Hóa ngày càng tăng, mức độ năng của bệnh cũng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Sự đa dạng trong biểu hiện bệnh ngày càng nhiều. Ngoài những thể thông thường tỷ lệ những loại vảy nến thể nặng như mủ, khớp có xu hướng gia tăng. Năm 2018 thể mảng, đỏ da toàn thân lần lượt chiếm 91,0% và 6,0%, Thể mủ và thể giọt ít gặp hơn, chỉ chiếm 1-2% trong tổng số bệnh án nghiên cứu. Bệnh nhân vảy nến thể thông thường nếu điều trị không đúng cách như dùng corticosteroid toàn thân không đúng có thể chuyển sang thể nặng như vảy nến thể mủ, đỏ da toàn thân, [24]. Kết quả nghiên cứu tương tự kết quả trong nghiên cứu của Phan Thị Loan và cộng sự - 2012, tiến hành tại Viện Da liễu Thanh Hóa trên tổng số 100 bệnh nhân bệnh nhân thẻ mảng chiếm 86%, thể mủ chiếm 8% và đỏ da toàn thân chiếm 4% [23]. Nghiên cứu của Trần
77
Thị Thoan – 2018 [20], thể mảng (82,1%). Như vậy thể bệnh vảy nến thể mảng vẫn chiếm tỷ lệ lớn, vảy nến thể mủ có mức độ tăng. Vảy nến là bệnh lý mạn tính, dai dẳng và dễ tái phát. Trong các bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu đều là các bệnh nhân nội trú, khi phát hiện bệnh lần đầu hoặc khi bệnh trở nặng nên tỷ lệ mắc các thể nặng như thể mủ, đỏ da toàn thân cao hơn so với khảo sát của Lê Trí Bách năm 2016 [21].
Thời gian điều trị trung bình của một đợt điều trị là 11,01 ± 6,191 ngày (hơn 2 tuần điều trị). Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Trí Bách – 2017 tiến hành khảo sát điều trị bệnh vảy nến ở bệnh viện da liễu Thanh Hóa, Thời gian điều trị trung bình của một đợt điều trị là 14 – 16 ngày (hơn 2 tuần điều trị), vì vậy số ngày nằm việc trong một đợt điều trị quá ngắn không đủ thời để đánh giá hiệu quả của một đợt điều [21].
Ngày nay, dưới sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các yếu tố miễn dịch liên quan đến bệnh vảy nến được biết đến nhiều hơn, qua đó, lý giải phần nào các bệnh mà bệnh nhân vảy nến thường mắc kèm. Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, Tỷ lệ mắc bệnh mắc kèm tương đối lớn chiến 43,0% trong đó các bệnh mãn tính là huyết áp và tiểu đường chiếm tỷ lệ lớn. Đây có lẽ cũng phù hợp khi đăc điểm bệnh nhân vảy nến cao tuổi chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên bệnh nhân vảy nến lại mắc thêm bệnh mạn tính đây là một khó khăn trong điều trị bệnh vảy nến. %). Các bệnh lý phối hợp này làm tăng nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân vảy nến. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra bệnh nhân vảy nến thể mảng tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa. Tương tự, cũng cần thận trọng với Acitretin khi sử dụng trên bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường. Những vấn đề này cho thấy việc lựa chọn thuốc trong điều trị vảy nến không chỉ cân nhắc mức độ bệnh, mà còn cần lưu tâm đến những bệnh mắc kèm của bệnh nhân. Nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh mắc kèm của chúng tôi tương tự nghiên cứu khác như của Lê Trí Bách 48,5% [21]; của Trần Thị Thoan là 10,3% [20].
78