Nghiên cứu bệnh vảy nến phân bố theo tuổi, chúng tôi nhận thấy bệnh vảy nến tập trung cao trong độ tuổi lao động từ 18 đến 59 tuổi chiếm 54,0%. Điều này có thể do độ tuổi 18 - 59, là độ tuổi lao động, có nhiều hoạt động và biến động nhất trong cuộc sống, gây ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần, đó là một trong những yếu tố thuận lợi cho khởi phát bệnh và cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Như vậy với tỷ lệ người nhân mắc vảy nến cao tập trung chủ yếu trong độ tuổi lao động có thể làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, xã hội. Nghiên cứu của Lê Trí Bách [21] độ tuổi bệnh nhân vảy nến thông thường từ 18-59 tuổi chiếm tỷ lệ 53,8%. Tương tự, theo Đỗ Tiến Bộ và Đặng Văn Em – 2012, tuổi gặp trong bệnh vảy nến thông thường từ 19 đến dưới 40 chiếm 72,6% và sau 40 chiếm 22,4% [22]. Đây là nhóm tuổi trong độ tuổi lao động, có nhu cầu giao tiếp lớn và hoạt động xã hội nhiều. Bệnh vảy nến ảnh hưởng tới thẩm mỹ, khả năng lao động, tâm lý, sinh hoạt và cuộc sống của bệnh nhân. Trên thế giới, ước tính tỷ lệ mắc vảy nến là 1 - 3% và ở Việt Nam, vảy nến chiếm 2,2% trong số các bệnh về da. Vì vậy, có thể thấy, bệnh lý này gây ảnh hưởng ít nhiều đến lực lượng lao động của cộng đồng nói chung.
Trong nhóm nghiên cứu, người bệnh tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm 45,0%. Điều này cho thấy, tỷ lệ người cao tuổi bị vảy nến cũng chiếm tỷ lệ cao, ở độ tuổi này bệnh nhân dễ mắc các bệnh kèm theo như huyến áp, tiểu đường, dẫn đến việc điều trị cần phải kết hợp nhiều thuốc, gây khó khăn ttrong viện sử dụng thuốc
76