Thuốc điều trị tại chỗ

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện da liễu thanh hóa năm 2018 (Trang 92 - 93)

Từ nghiên cứu cho thấy, thuốc sử dụng tại chỗ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong các thuốc điều trị vảy nến. Khảo sát trên 5739 bệnh nhân là thành viên hội vảy nến ở các nước Bắc Âu (Đan Mạch, Phần Lan, Ireland, Thụy Điển) cũng cho thấy corticosteroid tại chỗ là thuốc được sử dụng với tỷ lệ lớn nhất (49,4 - 89,7%), tiếp đến calcipotriol (35,8 -73,1%). Trong khảo sát của chúng tôi, thuốc điều trị tại chỗ nhiều nhất là corticosteroid (99,3%), tiếp theo là calcipotriol (90,0%), đồng thời, có thêm tacrolimus. Acid salicylic được sử dụng ít nhất trong các thuốc sử dụng tại chỗ. Việc có thêm thuốc tacrolimus trong các thuốc tại chỗ làm tăng thêm lựa chọn cho vùng da bị tổn thương ở mặt, nếp gấp nơi mà corticosteroid khuyến cáo không nên sử dụng trong thời gian dài

Kết quả thu được từ nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các thuốc được dùng để điều trị tại chỗ khá đầy đủ bao gồm các nhóm thuốc corticoid, bạt sừng bong vảy và dẫn xuất của vitamin D và thuốc điều hòa miễn dịch tại chỗ và thuốc kháng sinh. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc corticoid tại chỗ cao (chiếm tỷ lệ 99,0%).

Corticoid dùng tại chỗ được chỉ định ở các thể vảy nến và mức độ từ nhẹ cho đến nặng. Tuy nhiên khi dùng kéo dài sẽ gây hiện tượng bệnh nặng và tái phát sớm [28]. Trong đó nhóm corticoid chủ yếu là Betamethasone với hai loại Calcipotriol hydrate+ Betamethasone dipropionate dạng mỡ và Betamethason + acid Salicylic trong hoạt lực của phân loại corticoid dùng tại chỗ. Một số đơn vẫn sử dụng các corticoid nhẹ nhưDesonide và Clobetasone butyrate để sử dụng cho da mặt và nếp gấp. Nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự của tác giả Trần Thị Thoan – 2018 [20], tỷ lệ bệnh nhân được kê đơn corticosteroid hoạt lực cực mạnh mạnh lần lượt là 89,9% và 79,5%. Như vậy, mặc dù các thuốc điều trị tại chỗ được sử dụng với tỷ lệ

81

và phác đồ ở mỗi nước khác nhau nhưng corticosteroid, đặc biệt là corticosteroid hoạt lực cực mạnh (nhóm I) vẫn là một trong những thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị vảy nến.

Nhóm thuốc bạt sừng bong vảy cũng là nhóm chiếm tỷ lệ cao trong điều trị (95%) và thường kết hợp với nhóm corticosteroid vì thuốc làm bạt các lớp sừng dày bên ngoài biểu bì. Ngoài việc làm giảm triệu chứng bong vảy của bệnh thuốc còn làm lộ ra lớp biểu bì mới làm cho các corticosteroid dễ thấm qua da, làm tăng hiệu quả điều trị của nhóm thuốc này. Tuy nhiên các thuốc bạt sừng được khuyến cáo chỉ nên phối hợp với corticosteroid hoạt lực yếu và trung bình, để giảm tối đa các tác dụng không mong muốn toàn thân của các corticosteroid khi phối hợp với các corticosteroid hoạt lực mạnh và cực mạnh [31].

Thuốc dùng tại chỗ là dẫn chất của vitamin D (calcipotriol) kết hợp với corticoid cũng được sử dụng với tỷ lệ cao (71%). Việc sử dùng dẫn xuất vitamin D vào sử dụng mới được đưa vào sử dụng điều trị tại bệnh viện vài năm gần đây đã chứng minh được hiệu quả sử dụng. Tuy nhiên hiện tại trong bệnh viện chỉ có dạng kết hợp với betamethason (tương đương với corticoid mạnh) nên việc sử dụng lâu dài cũng, để giảm tác dụng không mong muốn làm khô da, gây cảm giác bỏng rát của nhóm thuốc này.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện da liễu thanh hóa năm 2018 (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)