Phân tích VEN là phương pháp giúp xác định ưu tiên cho hoạt động mua sắm và tồn trữ thuốc trong Bệnh viện khi nguồn kinh phí không đủ để mua toàn bộ các loại thuốc như mong muốn. Phân tích VEN khó khăn hơn phân tích ABC vì hiện tại ở Việt Nam chỉ mới đưa ra định nghĩa thế nào là thuốc V, E, N chứ chưa có tiêu chí để xếp loại chính xác, hơn nữa cần sự đồng thuận cao của các thành viên HĐT&ĐT. Tuy nhiên đối với Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa là bệnh viện chuyên khoa vấn đề này nhận được sự đồng thuận cao do thành viên HĐT&ĐT tập trung vào một nhóm chuyên ngành, mức độ quan trọng của thuốc đối với nhóm bệnh được nhìn nhận thống nhất, các Bệnh viện đa khoa thì thuốc này có thể quan trọng đối với chyên khoa này nhưng lại kém quan trọng với chuyên khoa khác.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm thuốc E chiếm tỉ trọng cao nhất về cả số khoản mục (85,3 %) và giá trị (90,9%). Nhóm N xếp thứ 2 chiếm13,3% khoản mụcvà chiếm 9,1% giá trị cuối cùng là nhóm V chiếm 1,3% khoản mục 0,03% giá trị. So sánh với Bệnh viện Đa khoa Bắc Kan, năm 2014, cũng cho kết quả tương tự về thứ tự các nhóm. Thuốc E chiếm tỉ trọng lớn nhất về cả khoản mục và giá trị (68,7 % & 74,7%), đứng thứ hai là nhóm V (22,4% & 17,7%), nhóm N thấp nhất (8,9% & 7,6%) [17]. Bệnh viện Da liễu Cần Thơ, năm 2014, kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm thuốc E chiếm tỉ trọng cao nhất về cả số khoản mục (43,6%) và giá trị (58,9%); nhóm V xếp thứ 2 chiếm (38,2%) khoản mục, (31,6%) giá trị; nhóm N chiếm 18,2% về khoản mục và
73
chiếm 9,4% về giá trị [9]. Bệnh viện Phổi TW, kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm thuốc E chiếm tỉ trọng cao nhất về cả số khoản mục (59,7%) và giá trị (71,09%); nhóm V xếp thứ 2 chiếm (37,03%) khoản mục, (27,56%) giá trị cuối cùng là nhóm N chiếm (3,27%) khoản mục (1,35%) giá trị [13].
Cơ cấu danh mục thuốc theo phân tích kết hợp ABC/VEN
Đáng chú ý nhất khi phân tích danh mục thuốc bằng ma trận ABC-VEN là phân nhóm thuốc A-N – là nhóm có chi phí cao nhưng không thực sự cần thiết cho điều trị. Tất cả các bệnh viện cần có sự quản lý chặt chẽ khi sử dụng nhóm thuốc này, tránh lựa chọn cung ứng các thuốc có chi phí cao để đảm bảo hiệu quả trong điều trị cũng như tiết kiệm nguồn ngân sách, phù hợp với khả năng chi trả của quỹ Bảo hiểm y tế.
Trong năm 2018, bệnh viện có 2 thuốc được xếp vào phân nhóm A-N (chiếm 2,7% số khoản mục thuốc) với tổng kinh phí lên đến 269716650 VNĐ (tương ứng 4,5% tổng ngân sách bệnh viện trong năm). Đáng chú ý là các thuốc thuộc phân nhóm A-N của bệnh viện chủ yếu thuộc nhóm thuốc có nguồn gốc từ dược liệu, thuốc y học cổ truyền và Vitamin. Cả 2 thuốc này là những thuốc mà bệnh viện cần phải cân nhắc khi sử dụng để tránh lãng phí nguồn ngân sách bệnh viện vì kinh phí bỏ ra quá lớn.
So sánh với các bệnh viện khác trên toàn quốc thì số khoản mục thuốc thuộc phân nhóm A-N của Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa khá ít nhưng kinh phí bỏ ra để mua thuốc thì khá cao. Bệnh viện Da liễu Cần Thơ, trong năm 2014, bệnh viện có 3 thuốc chiếm 2,7%. ]. Danh mục thuốc của Bệnh viện Đa
khoa Bắc Kan trong năm 2015 có 2 thuốc thuộc phân nhóm A-N với tổng
kinh phí chỉ 400 triệu đồng chiếm 1,5% về giá trị [17]. Tại bệnh viện Sản Nhi
Nghệ An, trong năm 2016, bệnh viện có 4 thuốc thuộc phân nhóm A-N với
tổng chi phí lên đến 1.7 tỷ đồng, chiếm 3,5% tổng ngân sách BV [14]. Danh mục thuốc của bệnh viện Phối Trung ương trong năm 2019 có 1 thuốc thuộc phân nhóm A-N với tổng kinh phí chỉ 798 triệu đồng [13]. Tại Bệnh viện Tai
74
Mũi Họng Trung ương, năm 2017, bệnh viện sử dụng 1 thuốc A-N với tổng
kinh phí là hơn 438 triệu đồng, chủ yếu là vitamin và thuốc có nguồn gốc từ dược liệu. Như vậy, Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa cần có những cân nhắc đối với 2 thuốc thuộc phân nhóm A-N đã phân tích ở trên để giảm bớt nguồn ngân sách chi cho 2 thuốc A-N của mình, qua đó mà tiết kiệm nguồn ngân sách bệnh viện cho những năm tiếp theo.