Nhân lực của bệnh viện Da liễu Thanh Hóa năm 2018

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện da liễu thanh hóa năm 2018 (Trang 32 - 37)

Trình độ Số lượng Tỷ lệ (%)

Bác sỹ Chuyên khoa II, tiến sỹ 2 1.7

Bác sỹ Thạc sỹ, CKI 12 10.3 Bác sỹ Đa khoa 11 9.5 Tổng 25 21.6 Dược sỹ Đại học 3 2.6 Dược sỹ Cao đẳng 2 1.7 Dược sỹ Trung học 5 4.3 Tổng 10 8.6

Điều dưỡng, kỹ thuật viên Đại học 21 18.1

Điều dưỡng, kỹ thuật viên Cao đẳng 39 33.6

Điều dưỡng, kỹ thuật viên Trung cấp 13 11.2

Tổng 77 66.4

Cán bộ khác Đại học 5 4.3

Cán bộ khác Cao đẳng, TC, SC 3 2.6

Tổng 8 6.9

Tổng chung 116 100.0

1.4.2. Hội đồng thuốc và điều trị

HĐT&ĐT bệnh viện có vai trò tư vấn cho Giám đốc bệnh viện các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện[2].

1.4.2.1. Chức năng nhiệm vụ

Tư vấn thường xuyên cho Giám đốc bệnh viện về cung ứng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả, cụ thể hóa các phác đồ điều trị phù hợp với

21

điều kiện bệnh viện. Xây dựng danh mục thuốc phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc, vật tư tiêu hao điều trị của bệnh viện [3];

- Giám sát việc thực hiện quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn đều trị, quy chế sử dụng thuốc và quy chế công tác khoa dược;

- Theo dõi hiệu quả sử dụng thuốc và phản ứng có hại, rút kinh nghiệm sai sót trong sử dụng thuốc;

- Thông tin về thuốc, theo dõi ứng dụng thuốc mới trong điều trị;

- Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sỹ, bác sỹ và điều dưỡng.Trong đó dược sỹ là tư vấn, bác sỹ chịu trách nhiệm về chỉ định và điều dưỡng là người thực hiện y lệnh.

1.4.2.2. Hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị

Hội đồng thuốc và điều trị họp một tháng một lần và khi cần thiết. Phó chủ tịch hội đồng chuẩn bị nội dung họp và gửi tài liệu đến các thành viên trước khi diễn ra cuộc họp. Trên cơ sở đó hội đồng sẽ thảo luận và đưa ra các kiến nghị, đề xuất trình lên giám đốc phê duyệt và ra quyết định thực hiện[9].

Các nội dung hoạt động của HĐT&ĐT

- Xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại BV và đề nghị SYT tổ chức đấu thầu; - Lựa chọn thuốc sử dụng tại bệnh viện theo kết quả đấu thầu;

- Kiến nghị việc mua sắm thuốc men, hóa chất, vật tư theo nhu cầu điều trị của BV mà không có trong kết quả đấu thầu;

- Bình đơn thuốc, bình hồ sơ bệnh án rút kinh nghiệm điều trị; - Xây dựng phác đồ điều trị chuẩn;

- Xây dựng các quy trình liên quan đến việc sử dụng thuốc; - Đánh giá thực trạng quá trình sử dụng thuốc;

- Theo dõi giám sát các phản ứng có hại của thuốc, tư vấn, hướng dẫn bác sỹ, điều dưỡng… theo dõi, phát hiện, xử trí và báo cáo ADR;

- Tổ chức học tập theo các chuyên đề về sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, các tương tác thuốc cho cán bộ công nhân viên trong bệnh viện

22

1.4.3. Khoa Dược

4.4.3.1.Mô hình tổ chức khoa dược Da liễu Thanh Hóa

Khoa Dược Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa thuộc khối khoa Cận lâm sàng, trực thuộc Giám đốc Bệnh viện.

Khoa dược chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện; có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Khoa dược là nơi thực hiện các chính sách quốc gia về thuốc.

Hoạt động của khoa Dược nhằm đảm bảo cung cấp thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả và kinh tế.

Khoa Dược Bệnh viện Da liễu năm 2018 gồm 10 người, Lãnh đạo khoa Dược gồm 1 chủ nhiệm khoa và 1 phó chủ nhiệm khoa có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo, tổ chức hoạt động của toàn khoa theo quy chế công tác khoa Dược của Bệnh viện.

- Nhiệm vụ của các Bộ phận trong khoa Dược: + Thông tin-Thống kê:

Thống kê: Tập hợp số lượng thuốc ngoại trú và nội trú dùng hàng ngày, nhập hàng theo đúng quy định, làm báo cáo tháng, quý, năm và báo cáo đột xuất khi được yêu cầu.

Dược lâm sàng: Thông tin thuốc, tư vấn sử dụng thuốc.

+ Tổ kho: Đảm bảo theo đúng quy định về cấp phát thuốc thường, thuốc hướng thần. Quản lý xuất nhập, bảo quản theo đúng quy chế, tổ kho gồm, 3 DSTH.

+ Quầy thuốc dịch vụ: 01 DSĐH và 2 DSTH.

1.4.3.2. Chức năng nhiệm vụ

Lập kế hoạch, cung ứng và đảm bảo số lượng, chất lượng thuốc thông thường và thuốc chuyên khoa, hoá chất vật dụng y tế tiêu hao cho

23

điều trị và đáp ứng yêu cầu điều trị hợp lý; kiểm tra theo dõi, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý; tham gia quản lý kinh phí thuốc, thực hành tiết kiệm và thực hiện một số chức năng nhiệm vụ khác quy định tại thông tư 22/2011/TT-BYT.

1.4.4. Mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa năm 2017-2018

Bảng 1. 9. Mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa năm 2017-2018 TT CHƯƠNG BỆNH SỐ LƯỢT BN MẮC SỐ LƯỢNG TỶ LỆ % 1 Nhóm bệnh lý cơ địa 164 41,94 2 Nhóm bệnh sẩn, đỏ da bong vẩy 19 4,86 3 Nhóm bệnh da nhiễm khuẩn 14 3,58 4 Nhóm bệnh da dị ứng 34 8,70 5 Nhóm bệnh da tự miễn 3 0,77 6 Nhóm bệnh môi, miệng 1340 43.8 7 Nhóm Bệnh lý mô liên kết khác 318 10.4 8 Rối loạn sắc tố 523 17.1 9 U da 468 15.3 10 Bệnh lý mạch máu 215 7.0 11 Bệnh lý phần phụ da 45 1.5 12 Bệnh da có phản ứng u hạt 25 0.8

13 Bệnh da do rối loạn tâm thần 9 0.3

14 Bệnh da do ánh sáng 5 0.2

24

1.5. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

- Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa là bệnh viện đầu ngành của cả tỉnh về Da liễu. Bệnh viện đã có truyền thống trong công tác KCB. Trong lĩnh vực Da liễu, Bệnh viện đã tạo được uy tín và niềm tin với bệnh nhân thông qua chất lượng điều trị. Nhiều loại bệnh đã được điều trị có hiệu quả tại Bệnh viện như: Vảy nến, viêm da cơ địa, chàm vi trùng, lupus ban đỏ, lậu, sùi mào gà...

- Việc đánh giá lại cơ cấu danh mục thuốc những năm trước là rất quan trọng trong việc định hướng và xây dựng danh mục thuốc hàng năm.

Tuy nhiên từ trước đến nay chưa có đề tài nghiên cứu nào về phân tích danh mục thuốc tại Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa cũng như đánh giá tính hiệu quả của việc xây dựng DMT bệnh viện và đánh giá về tính đúng đắn trong việc sử dụng thuốc trong điều trị bênh vảy nến. Do đó việc thực hiện đề tài: “Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa năm 2018” là một đề tài cấp thiết, mang tính thời sự giúp cho Hội đồng thuốc và điều trị có cái nhìn khách quan về thực trạng DMT sử dụng của Bệnh viện từ đó có sự điều chỉnh kịp thời.

25

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện năm 2018.

Bệnh án của bệnh nhân nội trú có chẩn đoán mắc bệnh vảy nến tại bệnh viện Da liễu Thanh Hóa năm 2018.

+ Tiêu chuẩn lựa chọn: Bệnh án được lưu tại phòng KHTH bệnh viện có chẩn đoán bệnh vảy nến (Mã ICD X: L40)

+ Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân là phụ nữ mang thai, đang cho con bú, Bệnh nhân có mắc kèm bệnh HIV, Lao và các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác.

2.1.2. Thời gian nghiên cứu

Từ 01 tháng 01 năm 2018 đến 30 tháng 12 năm 2018

2.1.3. Địa điểm nghiên cứu

Tại Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa.

Địa chỉ: Số 195 Hải Thượng Lãn Ông, Phường quảng thắng, Thành phố Thanh Hóa.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Xác định các biến số nghiên cứu 2.2.1. Xác định các biến số nghiên cứu

Mục tiêu 1: Phân tích cơ cấu Danh mục thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện

Da liễu Thanh Hóa năm 2018.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện da liễu thanh hóa năm 2018 (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)