Hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2013-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần VIGLACERA tiên sơn (Trang 81 - 89)

Đơn vị tính: VND

Chỉ tiêu Năm

2013 2014 2015 2016 2017

Doanh thu thuần 547.445.111.824 677.873.455.856 681.805.555.025 966.388.218.191 970.687.377.080 Tổng LN kế toán trước thuế 12.079.067.952 35.555.352.296 48.014.387.092 71.611.643.539 50.028.714.086 Chi phí lãi vay 34.034.522.093 29.608.577.384 29.694.178.760 35.494.902.435 46.120.080.964 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 46.113.590.045 65.163.929.680 77.708.565.852 107.106.545.974 96.148.795.050 Lợi nhuận sau thuế 11.570.407.787 27.731.390.189 37.304.187.651 57.257.228.539 36.538.957.664 Tổng tài sản bình quân 579.878.814.076 554.525.929.968 597.452.037.844 725.854.308.988 933.718.845.368 Vốn chủ sở hữu bình quân 119.086.670.305 138.748.412.722 173.228.094.233 209.832.456.490 234.790.646.947

Vòng quay vốn kinh doanh 0,94 1,22 1,14 1,33 1,04

Tỷ suất sinh lời cơ bản (BEP) 0,08 0,12 0,13 0,15 0,10

Tỷ suất LNST trên DT (ROS) 0,02 0,04 0,05 0,06 0,04

Sức sinh lợi của TS (ROA) 0,02 0,05 0,06 0,08 0,04

Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE) 0,10 0,20 0,22 0,27 0,16

Chỉ tiêu vòng quay vốn kinh doanh cho ta có cái nhìn tổng quát hơn về khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp hay nói cách khác là có thể đánh giá được mức độ doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư. Vòng quay vốn kinh doanh tăng từ 0,94 vòng lên 1,22 vòng năm 2014; 1,14 vòng năm 2015 và đạt mức cao nhất 1,33 vòng năm 2016 cũng có nghĩa cứ 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra đầu tư sẽ tạo ra 1,33 đồng doanh thu thuần. Tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh càng nhanh cho thấy trình độ quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty ngày càng nâng cao. Năm 2017, vòng quay vốn kinh doanh lại sụt giảm còn 1,04 đồng, do tăng nguồn vốn kinh doanh nhưng tình trạng tiêu thụ sản phẩm lại đang gặp nhiều khó khăn.

Tỷ suất sinh lời cơ bản còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh (BEP). Nhìn vào bảng phân tích trên, ta thấy hệ số này tăng dần qua các năm, năm 2013, cứ mỗi đồng tài sản được đầu tư thì sẽ đem về 0,08 đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Năm 2014 hệ số này tăng 47,77% so với năm trước, mỗi đồng tài sản đầu tư ra sẽ thu về 0,12 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Năm 2015, tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản đạt 0,13 và tiếp tục tăng lên 0,15 năm 2016. Đến năm 2017, hệ số này lại giảm còn 0,10 nghĩa là Công ty chỉ thu được 0,10 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên mỗi đồng đầu tư vào tài sản. Hệ số này cho thấy sức ảnh hưởng của lãi vay và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khả năng sinh lời của tài sản. Qua nguồn số liệu từ phòng tài chính - kế toán của Công ty, có thể thấy hiệu quả sinh lời của tài sản đã tăng lên qua mỗi năm từ năm 2013 tới năm 2016 do ảnh hưởng chủ yếu của chi phí lãi vay với tỷ lệ giảm 13% năm 2014 so với năm 2013, cùng với sự mở rộng quy mô kinh doanh, chi phí lãi vay có tăng lên trong năm 2015 (tăng 0,29% so với năm 2014) và năm 2016 (tăng 19,53% so với năm 2015) song tốc độ tăng trưởng của doanh thu thuần lại cao hơn tốc độ tăng của chi phí lãi vay với tốc độ 156,57% so với năm 2015. Năm 2017, chi phí lãi vay tăng 10.625.178.529 đồng, ứng với tăng 29,93% so với năm 2016 nhưng doanh số tiêu thụ sản phẩm lại tăng chậm không đáng kể khiến cho kết quả kinh doanh trong năm sụt giảm, các hệ số khả năng sinh lời đã phản ảnh rõ ràng kết quả này.

Tương tự, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu cũng có cùng sự biến động với tỷ suất sinh lời cơ bản. Cụ thể, ROS của Công ty từ 0,02 năm 2013, tăng lên 0,04 năm 2014; 0,05 năm 2015 và đạt 0,06 năm 2016 rồi giảm còn 0,04 năm 2017. Đây là một trong những chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý, tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp. Nhìn vào hệ số có thể thấy được, năm 2016, Công ty thực hiện 1 đồng doanh thu thì có thể thu về 0,06 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2017, mỗi đồng doanh thu chỉ mang lại 0,04 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2017 so với năm 2016 có tốc độ tăng của doanh thu chậm hơn tốc độ tăng của chi phí. Hiệu quả sử dụng chi phí đang bị giảm vào năm 2017, các nhà quản lý cần chú trọng tăng cường kiểm soát chi phí của các bộ phận.

Qua bảng 3.12, ta có thể đánh giá được sức sinh lợi của tài sản tăng liên tục từ năm 2013 tới năm 2016, từ 0,02 lên 0,08. Nghĩa là năm 2013, cứ 1 đồng tài sản bình quân sử dụng cho đầu tư sản xuất kinh doanh chỉ đem lại 0,02 đồng lợi nhuận sau thuế thì tới năm 2016, mỗi đồng tài sản bình quân đầu tư ra mang lại mức lợi nhuận sau thuế là 0,08 đồng, tăng gấp 4 lần so với năm 2013. Năm 2017, sức sinh lợi của tài sản giảm 50%, còn 0,04 cũng là dễ hiểu với những nguyên nhân đã nêu ở trên đây.

Để có cái nhìn sâu sắc và thực tế hơn về tình hình kinh doanh đầu tư của Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn, chúng ta phân tích tiếp tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Đây là một chỉ tiêu mà các nhà đầu tư, cổ đông rất quan tâm, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của các nhà đầu tư. Tỷ số này được thiết kế để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn vốn chủ sở hữu. Nhìn vào bảng tính toán trên, ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của tăng từ 0,10 năm 2013 lên 0,20; 0,22 năm 2014 và 2015, đạt con số 0,27 năm 2016, có nghĩa lợi nhuận sau thuế thu được 0,27 đồng trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra. Năm 2017, mỗi đồng vốn chủ sở hữu chỉ mang lại 0,16 đồng lợi nhuận sau thuế, sụt giảm 42,97% so với năm 2016. Để nhận thấy tầm quan trọng của chỉ số ROE, ta có mô hình phân tích Dupont cho các năm để thấy rõ sự tác động của các nhân tố đến ROE như sau:

(Đơn vị tính: VND)

Hình 3.6. Mô hình Dupont các nhân tố ảnh hưởng đến ROE năm 2013

(Đơn vị tính: VND)

Hình 3.7. Mô hình Dupont các nhân tố ảnh hưởng đến ROE năm 2014

(Đơn vị tính: VND)

Hình 3.8. Mô hình Dupont các nhân tố ảnh hưởng đến ROE năm 2015

(Đơn vị tính: VND)

Hình 3.9. Mô hình Dupont các nhân tố ảnh hưởng đến ROE năm 2016

(Đơn vị tính: VND)

Hình 3.10. Mô hình Dupont các nhân tố ảnh hưởng đến ROE năm 2017

(Nguồn số liệu: Phòng Tài chính - Phòng Kế toán)

Có thể nhận thấy rằng, từ năm 2013 đến năm 2016 là giai đoạn tăng trưởng liên tục của Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn với tốc độ khá cao. Năm 2017 tốc độ tăng trưởng bị chậm lại, thậm chí lợi nhuận sau thuế có phần giảm sút do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Công ty cần tìm hiểu kỹ các nguyên nhân, khắc phục những hạn chế còn tồn tại, phát huy những điểm mạnh đã đạt được.

3.2.2.6. Dự đoán, lập kế hoạch sử dụng vốn

Lập kế hoạch tài chính là bước chuẩn bị đầu tiên cho kế hoạch “tiêu tiền” của doanh nghiệp, sẽ cho phép quyết định lượng nguyên liệu đầu vào doanh nghiệp có thể mua, lượng sản phẩm công ty có thể sản xuất và khả năng tiếp thị, quảng cáo để bán sản phẩm ra thị trường, từ đó dự báo lợi nhuận sẽ thu được trong tương lai. Một kế hoạch tài chính hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp không dư thừa tiền, cũng không thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Lập kế hoạch tài chính là điều kiện tiền đề để doanh nghiệp tiến hành các quyết định tài chính chuẩn xác và khoa học. Phân tích môi trường, điều kiện của hoạt động tài chính và những vấn đề, cơ hội có thể gặp phải. Khi biết tương đối chính xác về những xu hướng phát triển tương lai của quản lý tài chính mới có thể đưa ra chính sách tài chính, tránh giảm bớt được những tổn thất do rủi ro tài chính gây nên, đạt được mục tiêu tài chính theo dự tính.

Hiện nay, công tác dự báo, lập kế hoạch tài chính được Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn thực hiện khá toàn diện, đầy đủ. So sánh kế hoạch và tình hình thực hiện những năm qua cho thấy công tác dự báo, lập kế hoạch tài chính của công ty khá hiệu quả, bám sát tình hình thực tế. Công ty đã thực hiện nghiên cứu, dự báo khá đầy đủ, với độ chính xác cao về những rủi ro, bất lợi công ty có thể gặp phải. Kế hoạch tài chính hàng năm được lập và công bố trong cuộc họp thường niên của Đại hội đồng cổ đông và phổ biến cho các phòng, ban, xưởng sản xuất, trên cơ sở đó lập kế hoạch cho từng phòng, ban, bộ phận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần VIGLACERA tiên sơn (Trang 81 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)