Tình hình biến động nguồn vốn giai đoạn 2013-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần VIGLACERA tiên sơn (Trang 60 - 64)

Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu 2014/2013 2015/2014 2016/2015 2017/2016 +/- % +/- % +/- % +/- % A, Nợ phải trả -109.243.424.683 -23,22 126.136.277.413 34,93 57.459.540.360 11,79 308.353.151.486 56,60 I. Nợ ngắn hạn -100.250.856.025 -26,22 37.477.099.492 13,29 63.413.747.615 19,85 186.607.064.832 48,73 II. Nợ dài hạn -8.992.568.658 -10,21 88.659.177.921 112,06 -5.954.207.255 -3,55 121.746.086.654 75,23 B, Vốn chủ sở hữu 27.821.477.047 22,29 41.137.885.975 26,95 32.070.838.539 16,55 17.845.542.375 7,90 I. Vốn chủ sở hữu 27.821.477.047 22,29 41.137.885.975 26,95 32.070.838.539 16,55 17.845.542.375 7,90

II. Nguồn kinh phí khác 0 0 0 0 0 0 0 0

Tổng nguồn vốn -81.421.947.636 0 167.274.163.388 14,42 89.530.378.899 13,15 326.198.693.861 42,33

Năm 2014, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gặp nhiều thuận lợi, lợi nhuận sau thuế cao là nguyên nhân khiến cho vốn chủ sở hữu tăng 22,29% tương đương 27.821.477.047 đồng, các khoản nợ, vay nợ cũng được thanh toán khiến tỷ lệ nợ ngắn hạn giảm 26,22%, nợ dài hạn giảm 10,21%, tổng nợ phải trả giảm 23,22% so với năm 2013, tương đương nợ phải trả giảm 109.243.424.683 đồng.

Năm 2015, cùng với sự gia tăng 51 tỷ đồng vốn điều lệ, và lợi nhuận tạo ra trong năm, vốn chủ sở hữu tăng lên 41.137.885.975 đồng (tăng 26,95% so với năm trước). Bên cạnh đó, Công ty cũng huy động nguồn vốn lớn từ vay nợ nhằm đầu tư chuyên sâu cho dây chuyền sản xuất tại Nhà máy Thái Bình, tỷ lệ nợ phải trả tăng 34,93% so với năm trước tương đương 126.136.277.413 đồng, trong đó, tỷ lệ nợ dài hạn tăng 112,06% so với năm trước.

Năm 2016, Nhà máy Thái Bình chính thức đi vào hoạt động, Công ty tiếp tục tăng vay nợ ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu mua sắm tài sản ngắn hạn, phục vụ mở rộng sản xuất và thanh toán nợ dài hạn đến hạn trả. Nợ dài hạn giảm 5.954.207.255 đồng, tương ứng giảm 3,55% nợ dài hạn so với năm 2015. Vay và nợ ngắn hạn đã tăng 21,20%, tương đương 47.775.493.422 đồng, nhưng phải trả người bán lại giảm 0,02% trong khi sản xuất mở rộng, mua sắm nguyên vật liệu tăng, nghĩa là Công ty không tận dụng được nguồn vốn ngắn hạn chi phí thấp này. Tổng nợ ngắn hạn đến thời điểm 31/12/2016 tăng 57.459.540.360 đồng, tương đương 11,79% so với cuối năm 2015. Lợi nhuận thu được từ sản xuất kinh doanh khiến cho vốn chủ sở hữu tăng 32.070.838.539 đồng, tương đương tăng 16,55% so với năm trước liền kề.

Năm 2017, Nợ phải trả tăng vọt 56,60%, tăng 308.353.151.486 đồng, trong đó nợ ngắn hạn tăng 48,73%, nợ dài hạn tăng 75,23% so với năm 2016. Vốn chủ sở hữu chỉ tăng 7,9% tương đương 17.845.542.375 đồng, trong năm, Công ty thực hiện niêm yết bổ sung cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thêm 45.000.000.000 đồng, lợi nhuận công ty thu được là 36.538.957.664 đồng, sụt giảm 36,18% so với năm 2016. Như đã phân tích ở trên, năm 2017, Công ty tiến hành dự án thu mua Nhà máy gạch Mỹ Đức nên đã phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ và thực hiện vay nợ tài trợ cho dự án.

Hình 3.5: Biểu đồ cơ cấu phân bổ nợ phải trả

(Nguồn số liệu: Phòng Tài chính -Phòng Kế toán)

Qua biểu đồ cơ cấu phân bổ nợ phải trả, ta thấy trong tổng nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn qua cả năm năm 2013-2017 và đang có xu hướng giảm dần, tỷ lệ nợ dài hạn tăng lên. Tỷ lệ nợ ngắn hạn cao giúp chi phí huy động vốn từ vay nợ giảm bớt, do lãi suất vay ngắn hạn thấp hơn lãi suất vay dài hạn, Tuy nhiên, đối với một công ty sản xuất gạch ốp lát như Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn, điều này chưa hẳn là một dấu hiệu tích cực khi mà tài sản dài hạn của Công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản.

3.2.2. Tình hình quản lý sử dụng vốn kinh doanh

3.2.2.1. Đánh giá, lựa chọn dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh

Việc đánh giá, lựa chọn dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh của Công ty cổ phần Viglacera do nhiều bộ phận cùng tham gia. Phòng Tài chính Kế toán phải phối hợp với phòng Kế hoạch sản xuất, đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án thông qua các phương pháp đánh giá thời gian hoàn vốn, đánh giá giá trị hiện tại thuần, tỷ suất lợi nhuận bình quân đầu tư vốn… Tiến hành lập kế hoạch sản xuất được lập dựa trên tất cả các thông tin, số liệu dự báo nhu cầu thị trường trong tương lai và tiềm lực sản xuất có thể đáp ứng của Công ty như số lượng- trình độ lao động, công suất máy móc, thiết bị, lường trước những rủi ro có thể xảy ra… Ngoài ra, việc lựa chọn dự án đầu tư, lập kế hoạch kinh doanh còn phải phù hợp với mục tiêu, định hướng

phát triển lâu dài của Công ty. Kế hoạch kinh doanh sau khi được lập sẽ được trình Ban giám đốc xem xét, điều chỉnh, và phải được Hội đồng quản trị thông qua.

Việc lập kế hoạch sản xuất đã được Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn thực hiện rất tốt trong những năm vừa qua. Kế hoạch sản xuất được lập đối với từng nhà máy, từng bộ phận và được lập định kỳ hàng năm, hàng quý, hàng tháng.

3.2.2.2. Xác định nhu cầu vốn, huy động các nguồn vốn

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được phê duyệt, Công ty xác định nhu cầu vốn cần thiết để đảm bảo duy trì hoạt động, thực hiện kế hoạch đã đặt ra. Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn chủ yếu huy động nguồn vốn kinh doanh qua vay các ngân hàng thương mại dưới hình thức thế chấp, đảm bảo bằng các tài sản của Công ty như máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, giá trị vốn góp vào công ty liên doanh, liên kết, thành phẩm hàng hóa, nguyên vật liệu tồn kho,… với lãi suất từ 6% đến 9,9%/năm. Công ty còn huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu. Năm 2017, Công ty đã thực hiện phát hành trái phiếu với tổng mệnh giá 120 tỷ đồng với hình thức năm đầu tiên lãi suất 9,5%/năm, các năm tiếp theo điều chỉnh 6 tháng một lần, thời gian đáo hạn: năm 2020. Bên cạnh đó, Công ty cũng kí hợp đồng thuê tài chính với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (lãi suất thả nổi) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (lãi suất 9,9%/năm).

Từ năm 2013 tới năm 2015, Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn đã 2 lần huy động vốn chủ sở hữu dưới hình thức phát hành bổ sung cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu, tăng vốn điều lệ từ 99 tỷ đồng năm 2013 lên 195 tỷ đồng năm 2017. Ngoài ra, Công ty cũng vay nợ dưới hình thức tín chấp, điều này cho thấy uy tín của Công ty đã được khẳng định đối với chủ đầu tư. Tuy nhiên, nhìn vào cơ cấu nguồn vốn tại thời điểm 31/12/2017 của Công ty, tổng nợ phải trả gấp 2,34 lần vốn chủ sở hữu, Công ty phải hết sức cẩn trọng để cân bằng cán cân thanh toán, đảm bảo an ninh tài chính.

Thông qua các hệ số tự tài trợ, chúng ta có thể đánh giá mức độ độc lập tài chính của Công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần VIGLACERA tiên sơn (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)