Hệ số khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần VIGLACERA tiên sơn (Trang 66 - 70)

Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng tài sản 595.236.903.786 513.814.956.150 681.089.119.538 770.619.498.437 1.096.818.192.298 Tổng nợ phải trả 470.399.229.588 361.155.804.905 487.292.082.318 544.751.622.678 853.104.774.164 Tài sản ngắn hạn 249.876.935.117 192.623.751.679 205.783.544.278 318.773.078.191 462.397.190.272 Tiền và tương đương đương tiền 31.441.859.297 20.144.339.305 5.912.208.759 117.503.554.982 9.524.092.095 Hàng tồn kho 120.857.191.474 113.240.870.704 144.114.717.830 163.504.418.173 343.522.560.605 Nợ ngắn hạn 382.287.128.613 282.036.272.588 319.513.372.080 382.927.119.695 569.534.184.527 Vốn lưu động thuần -132.410.193.496 - 89.412.520.909 -113.729.827.802 -64.154.041.504 - 107.136.994.255 Hệ số thanh toán tổng quát 1,27 1,42 1,40 1,41 1,29 Hệ số thanh toán hiện thời 0,65 0,68 0,64 0,83 0,81 Hệ số thanh toán nhanh 0,34 0,28 0,19 0,41 0,21 Hệ số khả năng thanh toán tức thời 0,09 0,07 0,02 0,31 0,02

(Nguồn số liệu: Phòng Tài chính -Phòng Kế toán)

Nhìn vào bảng hệ số thanh toán của Công ty qua các năm 2013-2017, ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:

- Vốn lưu động thuần của Công ty có sự biến động liên tục trong giai đoạn 2013-2017. Vốn lưu động thuần âm thể hiển Công ty đang đầu tư tài sản dài hạn bằng vốn vay ngắn hạn, điều này phần nào thể hiện sự mất cân đối tài chính do tài sản dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu dài trong khi các khoản nợ ngắn hạn sẽ

phải đáo hạn trong thời gian ngắn, nghĩa là mất cân đối giữa kỳ hạn của tài sản và kỳ hạn nguồn tài trợ. Công ty đang sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn như một chiến lược giảm chi phí sử dụng vốn vì vay ngắn hạn thường có lãi suất thấp hơn vay dài hạn. Điều này đối với một công ty có đầu ra sản phẩm và đã xây dựng được thương hiệu, tạo dựng được niềm tin về chất lượng sản phẩm, có chỗ đứng nhất định trên thị trường như Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn thì không quá lo ngại.

- Hệ số thanh toán tổng quát có xu hướng tăng từ 1,27 năm 2013 lên 1,42 năm 2014 và khá ổn định ở mức 1,40 và 1,41 năm 2015,2016. Đến năm 2017, hệ số này lại giảm xuống còn 1,29. Tuy vậy, hệ số thanh toán tổng quát của Công ty luôn ở mức lớn hơn 1, về mặt lý thuyết công ty đảm bảo được khả năng thanh toán tổng quát cho một chu kỳ kinh doanh của mình nhưng vẫn gặp khó khăn.

- Hệ số thanh toán hiện thời có xu hướng gia tăng qua các năm từ 2013 đến năm 2016, cụ thể hệ số thanh toán hiện thời từng năm là 0,65; 0,68; 0,64; 0,83; 0,81. Nghĩa là thời điểm cuối năm tài chính 2017, 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ được đảm bảo bằng 0,81 đồng tài sản ngắn hạn. Hệ số thanh toán hiện thời cho thấy Công ty đang cố gắng cải thiện tình trạng này, phấn đấu nâng cao hệ số thanh toán hiện thời lên mức 1 và lớn hơn 1.

- Trong khi hệ số thanh toán hiện thời có xu hướng tăng thì hệ số thanh toán nhanh lại không ổn định, cụ thể nếu năm 2013, hệ số này là 0,34 thì năm 2014, 2015, hệ số này ở mức 0,28 và 0,19, có nghĩa chỉ có 0,28 đồng và 0,19 đồng tài sản ngắn hạn không kể hàng tồn kho đảm bảo cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Đến năm 2016, hệ số thanh toán nhanh tăng lên 0,41 thì sang năm 2017, hệ số này lại giảm còn 0,21. Nguyên nhân là do tình hình biến động của hàng tồn kho. Năng lực sản xuất của Công ty tăng qua từng năm, sản lượng sản xuất nâng cao không ngừng nhưng tốc độ tăng sản lượng tiêu thụ lại thấp hơn tốc độ tăng của sản lượng sản xuất ra.

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời: Do tiền có tầm quan trọng đặc biệt quyết định tính thanh toán nên chỉ tiêu này được sử dụng nhằm đánh giá khắt khe khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp. Nhìn vào bảng phân tích hệ số khả năng thanh toán, năm 2013, lượng tiền và các khoản tương đương tiền trong Công

ty chỉ thanh toán được 9% nợ ngắn hạn, tương tư, năm 2014 là 7%, năm 2015 chỉ là 2%. Năm 2016, Công ty có thể thanh toán 31% nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền. Nhưng đến năm 2017, tỷ lệ này lại giảm xuống 2%. Có thể thấy công ty đã có kế hoạch quản lý, đầu tư chặt chẽ, đưa các khoản tiền và tương đương tiền này vào mục đích đầu tư mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Nhìn chung, các hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp không đạt được mức tối ưu theo lý thuyết. Công ty thực hiện đầu tư lớn vào TSCĐ tức là Công ty ưu tiên đến phát triển quy mô, mở rộng thị trường, tập trung cho chiến lược phát triển lâu dài. Nếu chỉ nhìn vào các hệ số khả năng thanh toán, nhận thấy Công ty đang phải đối mặt với rủi ro thanh toán gia tăng, mất cân bằng tài chính. Tuy nhiên xét trên tiềm lực sẵn có và khả năng phát triển lâu dài của Công ty, các nhà đầu tư vẫn kỳ vọng cao vào kết qủa kinh tế thu được trong tương lai của Công ty, bằng chứng là Công ty không gặp nhiều khó khăn trong huy động vốn, thậm chí, còn có thể huy động vốn qua kênh vay nợ dưới hình thức tín chấp. Dù sao, ban quản trị công ty vẫn cần phải đưa ra những chính sách huy động vốn hợp lý hơn để có thể đảm bảo cân bằng tài chính, đồng thời cơ cấu tài sản (tiền và tương đương tiền, hàng tồn kho) cũng cần được điều chỉnh cho phù hợp hơn với tình hình hoạt động đầu tư hiện nay.

Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng bản thân nó là loại tài sản không sinh lãi, do vậy trong quản lý tiền mặt và tiền gửi ngân hàng thì việc tối thiểu hóa lượng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng phải giữ là mục tiêu quan trọng nhất. Tuy nhiên việc giữ tiền trong kinh doanh cũng là vấn đề hết sức cần thiết để đảm bảo giao dịch kinh doanh hàng ngày. Điều này cho thấy rủi ro trong kinh doanh sẽ cao nếu các doanh nghiệp đi vay nhiều và không quản lý được nguồn tiền một cách hợp lý. Để quản lý vốn bằng tiền một cách hiệu quả, dựa trên kế hoạch kinh doanh đã được phê duyệt, công ty tiến hành lập kế hoạch tiền mặt (tiền VNĐ và ngoại tệ), kế hoạch vay, trả nợ, việc tổ chức quản lý và kiểm soát quỹ tiền mặt tại trụ sở và các nhà máy trực thuộc, tổ chức việc giao dịch, kết nối ngân hàng trong và ngoài nước, chế độ đảm bảo an toàn tiền khi giao dịch, nhất là giao dịch điện tử. Công ty đã xây dựng được quy chế chi tiêu cụ thể, tương đối đầy đủ, hoàn thiện. Các hoạt động thu- chi đều

được ghi chép chi tiết, đầy đủ, kịp thời theo nguyên tắc, chế độ hệ thống kế toán Việt Nam. Các khoản chi phải đảm bảo đúng quy chế, đúng nguyên tắc, có sự phê duyệt của cấp trên theo đúng quy trình Công ty đã xây dựng. Công ty đang thực hiện khá tốt việc cắt giảm chi tiêu, góp phần hạ giá thành sản phẩm thông qua kiểm soát, đàm phán giảm giá nguyên vật liệu đầu vào, xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu, giao kế hoạch sản xuất tới từng nhà máy, từng bộ phận, thậm chí từng cá nhân nhằm gắn trách nhiệm, nâng cao ý thức của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Các chi phí được tập hợp theo từng Nhà máy, từng bộ phận, phân loại theo các yếu tố sản xuất (nguyên vật liệu, nhân công, công cu dụng cụ, khấu hao TSCĐ, dịch vụ mua ngoài, thuế, phí, lệ phí…) nhằm theo dõi chặt chẽ chi phí theo yếu tố. Thường xuyên so sánh mức thực hiện và kế hoạch để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Đến nay, công tác quản lý chi tại Công ty tương đối tốt.

3.2.2.4. Phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp

Lợi nhuận vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sau khi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và thu được lợi nhuận, doanh nghiệp tiến hành phân phối số lợi nhuận đó. Phân phối lợi nhuận không phải là phân chia số tiền lãi một cách đơn thuần mà là việc giải quyết tổng hợp các mối quan hệ kinh tế, phải đảm bảo khả năng thanh toán và hài hòa lợi ích các bên liên quan. Việc phân phối hợp lý sẽ trở thành động lực thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh phát triển, tái đầu tư mở rộng năng lực hoạt động kinh doanh, tích lũy, bổ sung vốn sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giá cổ phần trên thị trường, đồng thời khuyến khích người lao động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, chính sách phân phối lợi nhuận có tầm ảnh hưởng lớn và lâu dài đến sự tồn tại và phát triển cả một doanh nghiệp. Dưới đây là tình hình phân phối lợi nhuận sau thuế giai đoạn năm 2013-2017 của Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần VIGLACERA tiên sơn (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)