Biểu đồ sự biến động TSNH và TSDH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần VIGLACERA tiên sơn (Trang 56 - 62)

(Nguồn số liệu: Phòng Tài chính -Phòng Kế toán)

Từ năm 2013 tới năm 2017, vốn điều lệ của Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn tăng từ 99 tỷ đồng lên 195 tỷ đồng qua 2 lần niêm yết bổ sung cổ phiếu trên Sàn giao dịch chứng khoán. Cùng với sự gia tăng về vốn chủ sở hữu, tổng tài sản của Công ty cũng tăng từ 595.236.903.786 đồng lên 1.096.818.192.298 đồng.

Nhìn vào cơ cấu tài sản của Công ty, dễ nhận thấy TSDH luôn chiếm tỷ trọng lớn: 58,02% đến 69,79%. Cơ cấu tài sản như vậy cũng là phù hợp với một công ty chuyên sản xuất gạch ốp lát như Công ty cổ phần Viglacera với địa điểm sản xuất yêu cầu rộng lớn, dây chuyền máy móc thiết bị giá trị lớn, yêu cầu phải hiện đại, đổi mới liên tục để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhu cầu tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường… TSDH của Công ty chủ yếu là Tài sản cố định bao gồm nhà xưởng, máy móc thiết bị, dây chuyển sản xuất gạch,… và các khoản đầu tư vào Công ty liên kết, các khoản đầu tư khác, cụ thể:

Bảng 3.4: Tình hình đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh liên kết

Đơn vị tính: VND

Tên công ty Số tiền

2013 2014 2015 2016 2017

Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết 12.000.000.000 12.000.000.000 12.000.000.000 12.000.000.000 12.000.000.000 Công ty cổ phần kinh doanh gạch ốp lát Viglacera 12.000.000.000 12.000.000.000 12.000.000.000 12.000.000.000 12.000.000.000 Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 1.300.000.000 1.300.000.000 1.300.000.000 1.300.000.000 1.300.000.000 Công ty cổ phần thương mại Viglacera 1.300.000.000 1.300.000.000 1.300.000.000 1.300.000.000 1.300.000.000

(Nguồn số liệu: Phòng Tài chính -Phòng Kế toán)

Xem xét tình hình đầu tư vào công ty con, công ty liên kết ở bảng 3.4 để thấy được các công ty mà Công ty cổ phần Viglacere Tiên Sơn góp vốn đầu tư là những công ty thuộc “họ Viglacera”, chung “mẹ” là Tổng Công ty Viglacera làm nền tảng “hậu thuẫn vững chắc” với hơn 40 năm hoạt động, là tổng công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng và đầu tư kinh doanh hạ tầng công nghiệp và

dân dụng. Trong đó, Số vốn góp của Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn chiếm 40% cổ phần của Công ty cổ phần kinh doanh gạch ốp lát Viglacera. Việc đầu tư vào Công ty này giống như một hình thức chuyên môn hóa hoạt động sản xuất và hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Công ty cổ phần kinh doanh gạch ốp lát Viglacera và Công ty cổ phần thương mại Viglacera là hai khách hàng lớn của Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn, hoạt dộng góp vốn không chỉ mang lại lợi nhuận từ đầu tư góp vốn cho Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn mà còn tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa Công ty và các kênh phân phối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tạo ra lợi ích kinh tế.

Dây chuyển và công nghệ sản xuất gạch ốp lát liên tục được Công ty chú trọng đầu tư đổi mới, góp phần quyết định nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm. Cùng với sự nâng cao không ngừng của năng suất sản xuất, số lượng, trị giá hàng tồn kho cũng gia tăng đáng kể. Tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng TSNH các năm 2013 đến 2017 lần lượt là 47,78%; 57,40%; 69,15%; 49,86%; 73,25%. Ngày 31/12/2017, Giá trị hàng tồn kho tại Công ty là 343.522.560.605 đồng, gấp 2,1 lần so với thời điểm 31/12/2016, Tồn kho luôn tăng theo quy mô sản xuất mở rộng để đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa sản xuất và tồn kho, nhưng sự gia tăng rất mạnh của hàng tồn kho tạo áp lực lớn cho Công ty phải có biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, thu hồi vốn, tạo ra lợi nhận, tránh gia tăng các chi phí phát sinh thêm như chi phí bảo quản dự trữ, thanh lý hàng hư hỏng…

b) Cơ cấu nguồn vốn

Để thấy rõ hơn sự gia tăng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn được hình thành từ những nguồn nào và tình hình hiệu quả hoạt động sử dụng những nguồn vốn tăng thêm đó, ta đi sâu vào phân tích cơ cấu tăng trưởng và hoạt động của nguồn vốn của công ty.

Bảng 3.5: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn giai đoạn 2013-2017

Đơn vị tính: VND

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

A, Nợ phải trả 470.399.229.588 79,03 361.155.804.905 60,67 487.292.082.318 71,55 544.751.622.678 70,69 853.104.774.164 77,78

I. Nợ ngắn hạn 382.287.128.613 64,22 282.036.272.588 47,38 319.513.372.080 46,91 382.927.119.695 49,69 569.534.184.527 51,93 II. Nợ dài hạn 88.112.100.975 14,80 79.119.532.317 13,29 167.778.710.238 24,63 161.824.502.983 21,00 283.570.589.637 25,85

B, Vốn chủ sở hữu 124.837.674.198 20,97 152.659.151.245 25,65 193.797.037.220 28,45 225.867.875.759 29,31 243.713.418.134 22,22

I. Vốn chủ sở hữu 124.837.674.198 20,97 152.659.151.245 25,65 193.797.037.220 28,45 225.867.875.759 29,31 243.713.418.134 22,22

II. Nguồn kinh phí khác 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Tổng nguồn vốn 595.236.903.786 100 513.814.956.150 100 681.089.119.538 100 770.619.498.437 100 1.096.818.192.298 100

Bảng 3.6: Tình hình biến động nguồn vốn giai đoạn 2013-2017 Đơn vị tính: VND Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu 2014/2013 2015/2014 2016/2015 2017/2016 +/- % +/- % +/- % +/- % A, Nợ phải trả -109.243.424.683 -23,22 126.136.277.413 34,93 57.459.540.360 11,79 308.353.151.486 56,60 I. Nợ ngắn hạn -100.250.856.025 -26,22 37.477.099.492 13,29 63.413.747.615 19,85 186.607.064.832 48,73 II. Nợ dài hạn -8.992.568.658 -10,21 88.659.177.921 112,06 -5.954.207.255 -3,55 121.746.086.654 75,23 B, Vốn chủ sở hữu 27.821.477.047 22,29 41.137.885.975 26,95 32.070.838.539 16,55 17.845.542.375 7,90 I. Vốn chủ sở hữu 27.821.477.047 22,29 41.137.885.975 26,95 32.070.838.539 16,55 17.845.542.375 7,90

II. Nguồn kinh phí khác 0 0 0 0 0 0 0 0

Tổng nguồn vốn -81.421.947.636 0 167.274.163.388 14,42 89.530.378.899 13,15 326.198.693.861 42,33

Năm 2014, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gặp nhiều thuận lợi, lợi nhuận sau thuế cao là nguyên nhân khiến cho vốn chủ sở hữu tăng 22,29% tương đương 27.821.477.047 đồng, các khoản nợ, vay nợ cũng được thanh toán khiến tỷ lệ nợ ngắn hạn giảm 26,22%, nợ dài hạn giảm 10,21%, tổng nợ phải trả giảm 23,22% so với năm 2013, tương đương nợ phải trả giảm 109.243.424.683 đồng.

Năm 2015, cùng với sự gia tăng 51 tỷ đồng vốn điều lệ, và lợi nhuận tạo ra trong năm, vốn chủ sở hữu tăng lên 41.137.885.975 đồng (tăng 26,95% so với năm trước). Bên cạnh đó, Công ty cũng huy động nguồn vốn lớn từ vay nợ nhằm đầu tư chuyên sâu cho dây chuyền sản xuất tại Nhà máy Thái Bình, tỷ lệ nợ phải trả tăng 34,93% so với năm trước tương đương 126.136.277.413 đồng, trong đó, tỷ lệ nợ dài hạn tăng 112,06% so với năm trước.

Năm 2016, Nhà máy Thái Bình chính thức đi vào hoạt động, Công ty tiếp tục tăng vay nợ ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu mua sắm tài sản ngắn hạn, phục vụ mở rộng sản xuất và thanh toán nợ dài hạn đến hạn trả. Nợ dài hạn giảm 5.954.207.255 đồng, tương ứng giảm 3,55% nợ dài hạn so với năm 2015. Vay và nợ ngắn hạn đã tăng 21,20%, tương đương 47.775.493.422 đồng, nhưng phải trả người bán lại giảm 0,02% trong khi sản xuất mở rộng, mua sắm nguyên vật liệu tăng, nghĩa là Công ty không tận dụng được nguồn vốn ngắn hạn chi phí thấp này. Tổng nợ ngắn hạn đến thời điểm 31/12/2016 tăng 57.459.540.360 đồng, tương đương 11,79% so với cuối năm 2015. Lợi nhuận thu được từ sản xuất kinh doanh khiến cho vốn chủ sở hữu tăng 32.070.838.539 đồng, tương đương tăng 16,55% so với năm trước liền kề.

Năm 2017, Nợ phải trả tăng vọt 56,60%, tăng 308.353.151.486 đồng, trong đó nợ ngắn hạn tăng 48,73%, nợ dài hạn tăng 75,23% so với năm 2016. Vốn chủ sở hữu chỉ tăng 7,9% tương đương 17.845.542.375 đồng, trong năm, Công ty thực hiện niêm yết bổ sung cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thêm 45.000.000.000 đồng, lợi nhuận công ty thu được là 36.538.957.664 đồng, sụt giảm 36,18% so với năm 2016. Như đã phân tích ở trên, năm 2017, Công ty tiến hành dự án thu mua Nhà máy gạch Mỹ Đức nên đã phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ và thực hiện vay nợ tài trợ cho dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần VIGLACERA tiên sơn (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)