Cơ cấu tài sản lưu động các năm 2013-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần VIGLACERA tiên sơn (Trang 77 - 81)

Đơn vị tính: VND

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tài sản ngắn hạn 249.876.935.117 100 192.623.751.679 100 205.783.544.278 100 318.773.078.191 100 462.397.190.272 100 Tiền và các khoản

tương đương tiền 35.441.859.297 14,18 20.144.339.305 10,46 5.912.208.759 2,87 117.503.554.982 36,86 9.524.092.095 2,06 Các khoản phải thu

ngắn hạn 91.641.484.864 36,67 61.795.903.466 32,08 48.895.322.018 23,76 40.614.891.112 12,74 88.595.798.530 19,16 Hàng tồn kho 119.390.638.370 47,78 110.563.122.391 57,40 142.298.404.951 69,15 158.936.477.768 49,86 338.698.586.992 73,25 Tài sản ngắn hạn khác 3.402.952.586 1,36 120.386.517 0,06 8.677.608.550 4,22 1.718.154.329 0,54 25.578.712.655 5,53

Tỷ trọng hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản lưu động của Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn. Điều này cũng là hợp lý với một công ty chuyên sản xuất các sản phẩm gạch ốp lát. Tỷ trọng hàng tồn kho liên tục tăng từ 47,78% năm 2013 lên 57,40% năm 2014 và 69,15% năm 2015. Từ năm 2013 tới nay, nâng suất lao động của Công ty liên tục tăng cao, sản lượng sản xuất tăng mạnh nhờ cải tiến kỹ thuật, đổi mới dây chuyền sản xuất hiện đại, chuyên sâu. Sản lượng sản xuất ra tăng mạnh, dự trữ nguyên vật liệu lớn là nguyên nhân chính khiến hàng tồn kho tăng cả về giá trị và tỷ trọng. Năm 2016, giá trị hàng tồn kho tăng 16.638.072.817 đồng so với năm 2015 nhưng tỷ trọng hàng tồn kho trong cơ cấu tài sản lưu động lại giảm còn 49,86% bởi trong năm, sản lượng sản xuất tiếp tục tăng, đi kèm với chất lượng sản phẩm được nâng cao, sản phẩm được thị trường ưa chuộng, doanh số bán hàng tăng cao, lượng sản phẩm bán ra tăng mạnh. Sang năm 2017, thị trường dần bão hòa, thị trường gạch ốp lát cả trong và ngoài nước cạnh tranh gay gắt, tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều bất lợi trong khi sản lượng sản phẩm sản xuất ra vẫn tiếp tục gia tăng, khiến cho hàng tồn kho tăng 113% so với năm trước, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao nhất trong 5 năm gần nhất (73,25%). Tỷ trọng hàng tồn kho trong cơ cấu tài sản lưu động càng lớn thì càng chi phối tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.

Cùng với sự gia tăng về quy mô vốn kinh doanh, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản phải thu của Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn liên tục giảm cả về giá trị và tỷ trọng trong cơ cấu tài sản lưu động của Công ty. Từ 91.641.484.864 đồng phải thu ngắn hạn ứng với 36,67% tài sản lưu động năm 2013 giảm còn 40.614.891.112 đồng, tương ứng với tỷ trọng 12,74% trong cơ cấu tài sản lưu động năm 2016. Số vòng quay các khoản phải thu qua các năm từ 2013-2016 lần lượt là 5,85; 8,84; 12,32; 21,59 vòng. Kỳ thu hồi nợ phải thu giảm dần từ 62 ngày năm 2013 còn 17 ngày năm 2016. Kỳ thu hồi nợ phải thu giảm nghĩa là thời gian vốn bị chiếm dụng giảm, tốc độ luân chuyển vốn thanh toán tăng, rủi ro tài chính giảm bớt. Năm 2013 tới năm 2016, Công ty đã xây dựng được chính sách tín dụng và giải pháp quản lý nợ phải thu phù hợp, hiệu quả. Năm 2017, do gặp nhiều

khó khăn tiêu thụ sản phẩm, Công ty đã nới rộng chính sách tín dụng thương mại cho khách hàng nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ khiến các khoản phải thu tăng đột biến 47.980.907.418 đồng, tương ứng tăng 118% so với tổng nợ phải thu năm 2016, chiếm 19,16% tài sản lưu động. Số vòng quay các khoản phải thu năm 2017 đạt 15,02 vòng, kỳ thu hồi nợ phải thu tăng lên 24 ngày. Nợ phải thu của Công ty toàn bộ là nợ ngắn hạn, không phát sinh nợ phải thu dài hạn cho thấy dù gặp khó khăn phải nới lỏng chính sách tín dụng đối với khách hàng, nhưng Công ty vẫn khá thận trọng trong quản lý và thu hồi nợ phải thu.

* Vốn cố định

Trong cơ cấu tài sản dài hạn của Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn, tài sản cố định là bộ phận quan trọng nhất, luôn chiếm trên 90% trong cơ cấu tài sản dài hạn. Tài sản cố định hữu hình của Công ty bao gồm: nhà xưởng, văn phòng, máy móc dây chuyền thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải, các thiết bị văn phòng... Tài sản cố định vô hình bao gồm giá trị thương hiệu, quyền sử dụng đất, phần mềm quản lý. Với đặc thì ngành nghề sản xuất, Công ty phải thường xuyên sửa chữa, cải tạo, đổi mới dây chuyền sản xuất, trang thiết bị với giá trị lớn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất lớn, chất lượng sản phẩm cao, đổi mới dây chuyền sản xuất, áp dụng kỹ thuật công nghệ cao cũng góp phần giảm thiểu hao hụt, lãng phí nguyên nhiên vật liệu, lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Cũng như vốn lưu động thì vốn cố định là một trong hai bộ phận lớn trong toàn bộ vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Nó không chỉ quyết định đến năng lực sản xuất mà việc sử dụng vốn cố định thường liên quan đến các quyết định đầu tư dài hạn của doanh nghiệp trong đó vốn bị thu hồi chậm, sẽ dễ gặp phải rủi ro. Do đó, khi nghiên cứu tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh thì không thể bỏ qua việc nghiên cứu tình hình tổ chức và quản lý vốn cố định.

Hiệu suất sử dụng vốn cố định cho biết cứ 1 đồng vốn cố định tạo ra 1,61 đồng doanh thu thuần năm 2013; 2,03 đồng năm 2014; 1,71 đồng năm 2015; 2,08 đồng năm 2016 và 1,79 đồng năm 2017. Năm 2015 và 2017, Công ty tiến hành đầu tư tài sản cố định với giá trị lớn, vốn cố định tăng mạnh song doanh thu chưa tăng mạnh

do tài sản mới hình thành, còn chưa đi vào sản xuất ổn định, tạo ra khối lượng sản phẩm tương ứng với công suất thiết kế khiến hiệu suất sử dụng vốn cố định 2 năm này sụt giảm.

Năm 2013, để tạo ra 1 đồng lợi nhuận sau thuế cần đảm bảo bằng 29,40 đồng vốn cố định, con số này các năm 2014-2016 lần lượt là 12,02; 10,68; 8,10. Suất hao phí vốn cố định giảm dần cho thấy vốn cố định đang được quản lý và sử dụng hiệu quả. Năm 2017, Công ty tiến hành thu mua Nhà máy gạch Mỹ Đức, vốn cố định gia tăng đáng kể, song doanh thu bán hàng lại không đạt kỳ vọng đặt ra, đây là nguyên nhân khiến suất hao phí vốn cố định trong năm tăng lên 14,86.

* Phân tích khả năng sinh lời của vốn kinh doanh

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là chỉ tiêu quan trọng có tính chất quyết định hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp nói chung. Do vậy, việc phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản trị để có cái nhìn tổng quát từ đó đánh giá thực trạng việc sử dụng vốn đồng thời tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cho doanh nghiệp.

Để tiến hành tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cho Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn, ta tiến hành phân tích, đánh giá sức sinh lợi của tài sản, và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Công ty qua bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần VIGLACERA tiên sơn (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)