Phân tích các hệ số tự tài trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần VIGLACERA tiên sơn (Trang 64 - 66)

Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Vốn chủ sở hữu 124.837.674.198 152.659.151.245 193.797.037.220 225.867.875.759 243.713.418.134 Tài sản cố định 333.574.803.732 295.938.294.957 266.722.288.306 410.813.554.763 612.093.081.669 Tài sản dài hạn 345.359.968.669 321.191.204.471 475.305.575.260 451.846.420.246 634.421.002.026 Tổng nguồn vốn 595.236.903.786 513.814.956.150 681.089.119.538 770.619.498.437 1.096.818.192.298 Hệ số tự tài trợ 0,21 0,30 0,28 0,29 0,22 Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn 0,36 0,48 0,41 0,50 0,38 Hệ số tự tài trợ TSCĐ 0,37 0,52 0,73 0,55 0,40

(Nguồn số liệu: Phòng Tài chính -Phòng Kế toán)

Hệ số tự tài trợ của Công ty năm 2013 là 0,21 có nghĩa là cứ 1 đồng vốn đầu tư vào kinh doanh chỉ có 0,21 đồng vốn chủ sở hữu, 0,79 đồng là vốn vay. Năm 2014 - 2016, hệ số này có tăng lên 0,30; 0,28; 0,29 song vẫn ở mức thấp. Đến năm 2017, hệ số này lại sụt giảm 7%, còn 0,22. Như vậy, khả năng đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp chưa cao, mức độ độc lập tài chính còn thấp, phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay bên ngoài. Công ty đang sử dụng chiến lược đòn bẩy tài chính, bỏ ra một chi phí cố định(chi phí lãi vay) để có được nguồn vốn tài trợ cho các dự án đầu tư, mua sắm tài sản, phục vụ sản xuất kinh doanh. Điều này một mặt giúp Công ty mở rộng sản xuất, nâng cao doanh thu, gia tăng lợi nhuận, một mặt làm tăng chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp, làm giảm lợi nhuận sau thuế và lãi vay, gây áp lực thanh toán các khoản nợ. Đòn bẩy tài chính chỉ phát huy tác dụng to lớn khi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tốt, thu được lợi nhuận cao. Đòn bẩy tài chính sẽ làm gia tăng mức lợi nhuận cho Công ty theo cấp số cộng nhưng cũng làm gia tăng rủi ro theo cấp số nhân. Công ty cần lường trước những rủi ro có thể gặp phải để có biện pháp điều chỉnh kịp thời, khắc phục hậu quả.

Do đặc thù là công ty sản xuất gạch ốp lát, tài sản dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản của công ty. Tài sản cố định chiếm trên 90% tài sản dài hạn, cụ thể, năm 2013 chiếm 96,59%, năm 2014 chiếm 92,14%, năm 2015 Công ty đầu

tư mở rộng sản xuất tại Nhà máy Viglacera Thái Bình, dự án đầu tư còn dở dang, chưa đưa vào sử dụng, nên tài sản cố định chỉ bằng 56% tổng tài sản dài hạn. Sang năm 2016, tỷ lệ này lại ở mức 90,92% và mức 96,48% năm 2017 cùng với đó là sự gia tăng giá trị tài sản cố định từ 333.574.803.732 đồng năm 2013 lên 612.093.081.669 đồng năm 2017 (tăng 183,49% qua 5 năm). Hệ số tự tài trợ TSCĐ trong giai đoạn 2013-2017 lần lượt là 0,37; 0,52; 0,73; 0,55; 0,40. Hệ số này phản ảnh tỷ lệ TSCĐ được đầu tư bằng VCSH. Như vậy, năm 2017, trong 1 đồng bỏ ra mua sắm TSCĐ, chỉ có 0,4 đồng VCSH. Tuy tỷ lệ TSCĐ được đầu tư bằng VCSH của Công ty ở mức thấp song đang được nâng cao dần qua mỗi năm.

3.2.2.3. Quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Với bất cứ doanh nghiệp nào, vốn bằng tiền luôn là bộ phận tiền đề quan trọng không thể thiếu đáp ứng các nhu cầu thanh toán chi tiêu cho các hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp. Vốn bằng tiền là một tài sản có tính linh hoạt cao, gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng, là yếu tố trực tiếp quyết định đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tương ứng với mỗi quy mô kinh doanh đòi hỏi phải có một lượng tiền thường xuyên tương xứng mới đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp ở trạng thái ổn định đáp ứng được nhu cầu hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường.

Khả năng thanh toán là một chỉ tiêu rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, và chỉ số này càng quan trọng hơn với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư tài chính vì nó phản ánh chân thực nhất khả năng tài chính của doanh nghiệp. Thông thường, một doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt sẽ có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và có tiềm lực tài chính vững vàng, ngược lại, một doanh nghiệp gặp khó khăn trong thanh toán sẽ đem đến cái nhìn xấu đối với toàn bộ hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh nói chung cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp nói riêng. Do đó, việc phân tích khả năng thanh toán và đưa ra biện pháp nâng cao khả năng thanh toán, ổn định sản xuất kinh doanh là một trong những yêu cầu bắt buộc nếu một doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần VIGLACERA tiên sơn (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)