Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần VIGLACERA tiên sơn (Trang 37 - 42)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý sử dụng VKD

2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là chỉ tiêu được quan tâm đặc biệt của chủ sở hữu vốn và là thước đo năng lực nhà quản trị doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hiện đại khi mà các nguồn lực mỗi ngày một hạn hẹp đi và chi phí cho việc sử dụng chúng ngày càng cao, vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn lực càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.

* Các chỉ tiêu phân tích chung

Số vòng quay vốn = Doanh thu thuần Vốn sử dụng bình quân

Chỉ tiêu này cho thấy hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp. Qua chỉ tiêu này có thể đánh giá được khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp, thể hiện qua doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư. Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn kinh doanh tham gia vào sản xuất trong kì thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp biết khai thác, sử dụng vốn hiệu quả.

* Tỷ suất sức sinh lời cơ bản (BEP)

Tỷ số này được tính bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế và lãi trong một thời kỳ nhất định chia cho bình quân giá trị tổng tài sản cùng kỳ của doanh nghiệp. Lợi nhuận trước thuế và lãi có thể lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp hoặc tính ra bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế cộng với chi phí lãi vay

Tỷ số sinh lời cơ bản = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tổng giá trị tài sản bình quân

Tỷ số này thường được dùng để so sánh khả năng sinh lợi giữa các doanh nghiệp có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và mức độ sử dụng nợ rất khác nhau. Tỷ số mang giá trị dương càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh càng có lãi. Tỷ số mang giá trị âm là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ.

* Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng tài sản sử dụng vào sản xuất kinh doanh thì có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Sức sinh lời của tài sản càng lớn thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng hiệu quả.

Tỷ số ROA được xác định bằng cách lấy lợi nhuận (ròng hoặc trước thuế) chia cho vốn kinh doanh bình quân trong kỳ. Đứng trên góc độ chủ doanh nghiệp, ở tử số thường dùng lợi nhuận sau thuế, trong khi đứng trên góc độ chủ nợ thường sử dụng lợi nhuận trước thuế hơn là lợi nhuận sau thuế.

Công thức xác định tỷ suất này như sau: ROA =

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE =

Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân

Tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu phản ánh một 1 đồng VCSH bỏ ra tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là một chỉ tiêu mà các nhà đầu tư, cổ đông rất quan tâm, phản ánh tổng hợp tất cả các khía cạnh về trình độ quản trị tài chính gồm trình độ quản trị doanh thu và chi phí, trình độ quản trị tài sản, trình độ quản trị nguồn vốn của doanh nghiệp.

* Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS)

ROS = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần

Tỷ suất sinh lời của doanh thu cho biết doanh nghiệp thu được 1 đồng doanh thu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng tốt.

* Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được biểu hiện ở các chỉ số tài chính như tốc độ luân chuyển vốn lưu động, sức sinh lợi của đồng vốn.

- Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Tốc độ luân chuyển VLĐ là chỉ tiêu tài chính phản ánh năng lực sử dụng vốn hiệu quả của đồng vốn trong lưu thông. Chỉ tiêu này gắn liền với hai nhân tố: số vòng quay vốn lưu động và số ngày chu chuyển vốn lưu động.

- Số vòng quay vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh vốn được thực hiện trong một kỳ nhất định, thường tính trong một năm. Số vòng quay VLĐ cho biết VLĐ quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng và ngược lại.

Số vòng quay VLĐ = Doanh thu thuần trong kỳ Số VLĐ bình quân * Kỳ luân chuyển vốn lưu động

Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian của một vòng càng nhỏ thể hiện tốc độ luân chuyển càng lớn.

Kỳ luân chuyển VLĐ = Số ngày trong kỳ (360 ngày) Số lần luân chuyển VLĐ - Hiệu suất sử dụng vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ.

Hiệu suất sử dụng VLĐ = Doanh thu thuần VLĐ bình quân

* Hàm lượng vốn lưu động

Đây là mức đảm nhận vốn lưu động, phản ánh số vốn lưu động cần có thể đạt được một đồng doanh thu trong kỳ. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.

Mức đảm nhận VLĐ = VLĐ bình quân Doanh thu thuần

* Suất hao phí của vốn lưu động

Đây chỉ là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu “Sức sinh lợi của vốn lưu động”. Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động cần thiết để tạo ra một đồng lợi nhuận.

Suất hao phí của VLĐ = VLĐ bình quân Lợi nhuận sau thuế

Việc sử dụng các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp cũng đòi hỏi hết sức thận trọng bởi những chỉ tiêu tổng hợp. Mỗi chỉ tiêu cũng có những mặt hạn chế nhất định. Vấn đề phải lựa chọn các chỉ tiêu phân tích để có thể bổ sung cho nhau nhằm đánh giá chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó cải tiến việc sử dụng vốn lưu động.

Hiệu quả sử dụng các thành phần của vốn lưu động

* Tỷ số hoạt động tồn kho

- Số vòng quay hàng tồn kho

Chỉ tiêu hàng tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu.

Hiệu suất sử dụng hàng tổn kho = Giá vốn hàng bán HTK bình quân

- Số ngày một vòng quay của hàng tồn kho

Chỉ tiêu số ngày tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho của doanh nghiệp mất hết bao nhiêu ngày.

Số ngày một vòng quay HTK = 360

Số vòng quay HTK

* Kỳ thu tiền bình quân

Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu. Nó cho biết bình quân mất bao nhiều ngày để công ty có thể thu hồi khoản phải thu.

- Vòng quay khoản phải thu

Chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu cho biết bình quân khoản phải thu quay được bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu. Vòng quay khoản phải thu càng cao thì kỳ thu tiền bình quân càng thấp và ngược lại.

Vòng quay khoản phải thu =

Doanh thu thuần

Giá trị bình quân các khoản phải thu

- Số ngày của một vòng quay khoản phải thu

Chỉ tiêu số ngày một vòng quay của khoản phải thu cho biết bình quân doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày cho một khoản phải thu.

Số ngày một vòng quay KPT =

360

Hiệu suất sử dụng KPT

* Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Vốn cố định biểu hiện giá trị bằng tiền của các loại tài sản cố định ở doanh nghiệp, thể hiện quy mô của doanh nghiệp. Tài sản cố định nhiều hay ít, chất lượng hay không chất lượng, sử dụng có hiệu quả hay không đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp.

Vốn cố định = Giá trị tài sản dài hạn - Khấu hao tài sản cố định lũy kế

* Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác

Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác phản ánh một đồng vốn cố định và vốn dài hạn khác trong kỳ bỏ ra tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

Hiệu suất sử dụng VCĐ và vốn dài hạn khác

=

DTT trong kỳ

* Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Hiệu quả sử dụng vốn cố định phản ánh 100 đồng vốn cố định trong kỳ bỏ ra tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Hiệu quả sử dụng VCĐ =

Lợi nhuận sau thuế Vốn cố định bình quân * Hệ số hàm lượng vốn cố định

Hệ số hàm lượng vốn cố định phản ánh số vốn cố định cần có để đạt được một đồng doanh thu trong kỳ.

Hệ số hàm lượng vốn cố định = VCĐ bình quân trong kỳ Doanh thu thuần * Suất hao phí vốn cố định

Suất hao phí vốn cố định phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng lợi nhuận.

Suất hao phí VCĐ = VCĐ bình quân Lợi nhuận sau thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần VIGLACERA tiên sơn (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)