Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần VIGLACERA tiên sơn (Trang 74 - 77)

Đơn vị tính: VND

Chỉ tiêu Năm

2013 2014 2015 2016 2.017

Giá vốn hàng bán 463.652.738.949 597.665.692.987 579.163.168.091 830.465.369.590 843.335.003.241

Doanh thu thuần 547.445.111.824 677.873.455.856 681.805.555.025 966.388.218.191 970.687.377.080

Lợi nhuận sau thuế 11.570.407.787 27.731.390.189 37.304.187.651 57.257.228.539 36.538.957.664

Vốn kinh doanh bình quân 579.878.814.076 554.525.929.968 597.452.037.844 725.854.308.988 933.718.845.368 Vốn lưu động bình quân 239.707.936.863 221.250.343.398 199.203.647.979 262.278.311.235 390.585.134.232 Hàng tồn kho bình quân 123.488.110.743 114.976.880.381 126.430.763.671 150.617.441.360 248.817.532.380

Khoản phải thu bình quân 93.567.610.722 76.718.694.165 55.345.612.742 44.755.106.565 64.605.344.821

Vốn cố định bình quân 340.170.877.213 333.275.586.570 398.248.389.866 463.575.997.753 543.133.711.136

Số vòng quay VLĐ (vòng) 2,28 3,06 3,42 3,68 2,49

Kỳ luân chuyển VLĐ (ngày) 158 117 105 98 145

Suất hao phí của VLĐ 20,72 7,98 5,34 4,58 10,69

Số vòng quay HTK 3,75 5,20 4,58 5,51 3,39

Số ngày một vòng quay HTK (ngày) 96 69 79 65 106

Số vòng quay KPT 5,85 8,84 12,32 21,59 15,02

Số ngày một vòng quay KPT (ngày) 62 41 29 17 24

Hiệu suất sử dụng VCĐ 1,61 2,03 1,71 2,08 1,79

Suất hao phí VCĐ 29,40 12,02 10,68 8,10 14,86

Vốn lưu động là một trong hai bộ phận của vốn kinh doanh. Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động. Trong quá trình sản xuất, vốn lưu động liên tục vận động qua các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sản xuất kinh doanh. Ban đầu nó tồn tại dưới dạng hình thái tiền tệ, sau đó vốn bằng tiền được sử dụng để mua sắm, trang trải các yếu tố cơ bản cho quá trình sản xuất thông qua vốn hàng hóa: vật liệu, lao động, thiết bị, sản phẩm, hàng hóa,... được đưa đi tiêu thụ thành vốn trong thanh toán và quay trở lại vốn tiền tệ. Quá trình đó diễn ra liên tục và thường xuyên lặp lại gọi là quá trình tuần hoàn, luân chuyển vốn lưu động. Khả năng luân chuyển vốn lưu động sẽ chi phối trực tiếp đến vốn dự trữ và vốn thanh toán trong kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động có thể tìm giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường công tác quản lý vốn lưu động, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả vốn lưu động.

Năm 2014, vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp là 3,06 vòng, tức là phải mất bình quân 117 ngày thì vốn lưu động của doanh nghiệp mới quay được một vòng trong khi đó năm 2013, vòng quay vốn lưu động là 2,28 và mất trung bình 158 ngày để hoàn thành một vòng quay vốn lưu động. Như vậy, có thể thấy để quay được một vòng nguồn vốn lưu động, năm 2013 phải mất thêm 41 ngày so với năm 2015. Tương tự, thời gian vốn lưu động quay được 1 vòng năm 2015 là 105 ngày, và năm 2016 là 98 ngày. Tốc độ lưu chuyển vốn lưu động nhanh hơn qua mỗi năm từ năm 2013 đến năm 2016 nghĩa là với một lượng vốn ít hơn doanh nghiệp có thể tạo ra một kết quả như cũ hay cùng với lượng vốn như vậy, quay vòng vốn nhanh sẽ tạo ra kết quả nhiều hơn. Như vậy cùng với sự tăng trưởng về quy mô vốn lưu động, hiệu quả quản lý vốn lưu động cũng nâng cao.

Năm 2017, số vòng quay vốn lưu động của Công ty là 2.49 vòng, giảm 1,19 vòng so với năm 2016. Kỳ luân chuyển vốn lưu động là 145 ngày, tăng 47 ngày so với năm 2016. Nguyên nhân là do năm 2017, Công ty có động thái tăng vốn kinh doanh song doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng không đánh kể, không tỷ lệ với quy mô tăng vốn, không đạt được kế hoạch đặt ra.

Theo kết quả tính toán, năm 2013, để thu được 1 đồng lợi nhuận sau thuế, Công ty cần 20,72 đồng vốn lưu động, tương tự, năm 2014 cần 7,98 đồng vốn lưu động để tạo ra 1 đồng lợi nhuận sau thuế, con số này năm 2015, 2016 lần lượt là 5,34; 4,58. Suất hao phí của vốn lưu động giảm mạnh cho thấy chiến lược tiết kiệm vốn lưu động của Công ty đã thành công, công tác quản lý vốn lưu động tỏ ra rất hiệu quả. Tuy nhiên, suất hao phí vốn lưu động năm 2017 lại tăng lên 10,69 nghĩa là cần 10,69 đồng vốn lưu động để đảm bảo tạo ra được 1 đồng lợi nhuận sau thuế. Suất hao phí vốn lưu động tăng hơn gấp đôi so với năm 2016 chứng tỏ công tác quản lý vốn lưu động trong năm 2017 gặp nhiều vấn đề.

Việc sử dụng các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp đòi hỏi phải hết sức thận trọng bởi khi phân tích những chỉ tiêu tổng hợp, mỗi chỉ tiêu đều có những mặt hạn chế nhất định. Chúng ta tiếp tục phân tích đến tốc độ luân chuyển hàng tồn kho và vốn thanh toán. Đây là hai bộ phận quan trọng trong cơ cấu tài sản lưu động của Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần VIGLACERA tiên sơn (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)