Thực trạng đàotạo nghề cho lao động nông thôn thị xã giai đoạn 2012-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 56 - 60)

đoạn 2012-2016

2.3.1 Lao động nông thôn học nghề:

Lao động tham gia các lớp đào tạo nghề với nhiều độ tuổi và trình độ văn hóa khác nhau, tập trung vào độ tuổi từ 26 đến 45 chiếm 53%; chủ yếu là nữ giới chiếm 64%, trừ một số nghề như hàn, điện dân dụng, trồng và chăm sóc cây cảnh, (kết quả chi tiết xem bảng 2.5).

Bảng 2.5: Độ tuổi của ngƣời tham gia học nghề

TT Độ tuổi Nội dung Nam (ngƣời) Nữ (ngƣời) Số ngƣời Tỉ lệ % 1 Dưới 25 tuổi 742 14% 220 522 2 Từ 26 đến 45 tuổi 2815 53% 1005 1810 3 Trên 45 tuổi 1745 33% 661 1084 4 Tổng cộng 5302 100% 1886 3416

( Nguồn: Phòng Lao động Thương binh & Xã hội và phòng Kinh tế thị xã)

2.3.2. Nghề đào tạo

Việc Lựa chọn ngành nghề đào tạo thực sự quan trọng đối với người tham gia học nghềvà c ng rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay,đặc biệt nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác ĐTN. Nghề đào tạo không phù hợp với nhu cầu thị trường, nhu cầu thực tế của người lao động sẽ dẫn đến tình trạng người lao động sau khi được đào tạo ra nhưng lại không tìm được việc làm.

Với danh mục 170 nghề đào tạo ban hành kèm theo Kế hoạch số 150/KH – UBND ngày 26/12/2011 và được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt định mức hỗ trợ chi phí đào tạo cho 49 nghề tại quyết định số

1893/QĐ-UBND ngày 24/5/2011 và Quyết định số 6113/QĐ-UBND ngày 29/12/2011.

Tuy nhiên, phù hợp với đặc điểm của thị xã có 15 nghề được lựa chọn đào tạo và đã được UBND thị xã phê duyệt, đặt hàng dạy nghề, trong đó có 5 nghề phi nông nghiệp và 10 nghề nông nghiệp. Trong số nghề nông nghiệp có nghề chăn nuôi thú y và trồng rau an toàn là nghề được nhiều nông dân lựa chọn vì thiết thực, dễ làm và hiệu quả.Trong 5 nghề phi nông nghiệp được người lao động lựa chọn nhiều nhất là nghề may công nghiệp do trên địa bàn thị xã có Công ty cổ phần may Sơn Hà và một số cơ sở, xưởng may mặc, may gia công khác hàng năm đều có nhu cầu tuyển lao động.

Ngoài ra, vẫn còn một số nghề nông dân muốn học lại không có trong danh mục nghề được hỗ trợ đào tạo như nghề nuôi bò sữa, nghề nuôi ong mật, lái xe...

Trong 15 nghề được đào tạo trên địa bàn thị xã được LĐNT lựa chọn khác nhau, trong đó nghề nông nghiệp được LĐNT lựa chọn nhiều hơn so với nghề phi nông nghiệp. Việc điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của LĐNT và nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp chưa sát thực tế, công tác tuyên truyền tư vấn cho người lao động còn hạn chế. Một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa nhận thức đúng và chưa hiểu sâu sắc mục đích, nghĩa chính sách của Nhà nước về ĐTN cho LĐNT nên có những người đã đăng k học lại bỏ dở chừng hoặc theo học nhưng không tập trung, hoặc nhờ người học hộ …nên kết quảkiểm tra chất lượng không đạt.

2.3.3. Cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề

Trên địa bàn thị xã có 01 Trường Trung cấp Nghề Sơn Tây và 11 Trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, phường. Tuy nhiên Trường Trung cấp nghề Sơn Tây ch chuyên đào tạo các nghề kỹ thuật công nghiệp như sửa chữa ô tô,máy xúc, máy ủi ... không phù hợp đào tạo các nghề mà người học lựa

chọn; các Trung tâm học tập cộng đồng ch có một số Trung tâm hoạt động khá nhưng c ng không đủ năng lực và đáp ứng các yêu cầu đơn vị dạy nghề nên không tham gia công tác ĐTN cho LĐNT. Do đó việc ĐTN cho LĐNT trên địa bàn thị xã cơ bản phải hợp đồng với các cơ sở dạy nghề năng lực, uy tín ngoài Thị xã thực hiện. Trong 5 năm Thị xã đã phê duyệt đề nghị đặt hàng dạy nghề của 9 cơ sở dạy nghề, ch có Công ty C may Sơn Hà là đơn vị dạy nghề nằm trên địa bàn Thị xã.

Các cơ sở dạy nghề trước khi được Thị xã ra quyết định phê duyệt đặt hàng, ký hợp đồng đào tạo đều được Thị xã thẩm duyệt về hồ sơ pháp l theo yêu cầu, tiêu chuẩn giáo viên, nội dung chương trình dạy từng nghề, phân chia thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành, hình thức đào tạo theo kiểu vừa học vừa làm, cầm tay ch việc, phương pháp giảng với ngôn từ đơn giản, hạn chế từ ngữ chuyên môn, phương tiện giảng dạy phù hợp với thực tại …Với 9 cơ sở dạy nghề tham gia ĐTN cho LĐNT trên địa bàn thị xã có tổng số 218 giáo viên cơ hữu và 27 giáo viên th nh giảng, trong đó có 99 người tham gia dạy nghề cho LĐNT; 100% giáo viên và người dạy nghề tham gia ĐTN cho LĐNT đều được đào tạo nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề hoặc được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng dạy học, (chi tiết xem bảng 2.6).

Bảng 2.6: Các cơ sở dạy nghề tham gia ĐTN cho LĐNT

ĐVT: Người

TT Cơ sở dạy nghề

Số giáo viên tham gia dạy nghề Số ngƣời dạy nghề tham gia dạy nghề cho LĐNT Số giáo viên đƣợc đào tạo nghiệp vụ phạm, kỹ năng nghề Số ngƣời dạy nghề đƣợc đào tạo bồi dƣỡng kỹ năng dạy học Giáo viên hữu Giáo viên thỉnh giảng

1 Trường Cao đẳng Nông nghiệp & PTNT Bắc Bộ

31 0 31 31 -

2 Trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải

8 4 12 12 -

3 Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật – Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam

12 0 12 - 12

4 Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ Việc làm– Hội Nông dân TP Hà Nội

4 16 4 20 -

5 Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây 30 0 2 30 -

6 Công ty C may Sơn Hà 4 0 4 - 4

7 Công ty ĐTN xuất khẩu lao động – Bộ Quốc phòng

16 0 8 - 16

8 Trường Trung cấp nghề kỹ thuật công nghệ Vạn Xuân

16 0 16 16 -

9 Trường Cao đẳng Nông Lâm Thủy sản

97 7 10 10 -

Cộng 218 27 99 119 32

2.3.4. Giải quyết việc làm sau đào tạo nghề

Công tác hỗ trợ tìm kiếm việc làm đối với người tham gia ĐTN cho LĐNT còn hạn chế. Nên vẫn còn một bộ phận khá lớn người lao động chưa nhận được thông tin hỗ trợ việc làm, chưa tìm được việc làm, hoặc phải đào tạo lại khi vào làm việc tại doanh nghiệp. Các hình thức hỗ trợ liên kết đào tạo gắn với giải quyết việc làm chưa tốt, chưa thực hiện tốt tư vấn hướng nghiệp cho các học viên khi đăng k học nghề nên học xong nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Tỷ lệ lao động sau học nghề được các doanh nghiệp tuyển dụng hoặc được các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đầu ra khá khiêm tốn và chủ yếu là nghề phi nông nghiệp, nghề nông nghiệp phần lớn là tự tạo việc làm(chi tiết xem bảng 2.4).

2.4.Tình hình quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thị xã Sơn Tây giai đoạn 2012-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)