Tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 86 - 87)

2.4.7 .Phát triển các chương trình, giáo trình dạy nghề

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quả nl nhà nước đối với đào

3.2.4. Tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động và

động và nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh

Hiệu quả công tác ĐTN phụ thuộc rất lớn vào người học, nhất là nhu cầu học nghề của lao động, nếu nắm bắt được nhu cầu học nghề của người lao động thì việc định hướng nghề học và xây dựng kế hoạch tổ chức học nghề sẽ sát thực và hiệu quả hơn. Vì vậy, công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề

của người lao động và nhu cầu tuyển dụng lao động của các đơn vị, doanh nghiệp cần được quan tâm hơn; nắm chắc các nhu cầu thực tế (theo từng nghề, nhóm nghề, vị trí công việc…) của người dân ở từng địa phương (xã, phường) và của doanh nghiệp trên địa bàn để gắn kết việc đào tạo với giải quyết việc làm, giới thiệu người lao động sau học nghề vào làm việc.

Chính vì trong những năm qua, Thị xã ch tổ chức điều tra khảo sát nhu cầu học nghề của LĐNT được một lần năm 2010, trong khi theo từng năm có nhiều biến động về dân số, điều kiện phát triển ngành nghề … do đó việc tổ chức các lớp dạy nghề cho LĐNT chưa sát với nhu cầu nguyện vọng của người học, nên việc tuyển sinh học viên gặp khó khăn và hiệu quả chương trình ĐTN cho LĐNT đạt chưa cao.

Mặt khác, để công tác ĐTN cho LĐNT đạt kết quả như mong muốn, bên cạnh việc tuyên truyền và khảo sát nhu cầu học nghề thì việc quan tâm tổ chức tư vấn học nghề để người học xác định đúng nghề cần học, tích cực tham gia học nghề, có thể tìm việc làm sau học nghề và kiếm tiền bằng nghề đã học, gắn bó với nghề. Cho nên công tác ĐTN cho LĐNT phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng lao động thực sự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh- dịch vụ trên địa bàn; từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương; đồng thời dựa trên nhu cầu thực tế về nghề nghiệp của người dân, không được coi công tác ĐTN cho LĐNT là các hoạt động có tính phong trào, nhất thời.

3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)