Những kết quả tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 72 - 74)

- Nhờ có sự quan tâm, ch đạo thường xuyên của UBND thành phố, các Sở Lao động Thương Binh và Xã Hội, Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Hà Nội, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được UBND thị xã, các ban, ngành đoàn thể triển khai có hiệu quả trên địa bàn, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu công tác đào tạo nghề trong từng năm và quá trình thực hiện Đề án. Từng bước giảm bớt tỷ lệ lao động không có trình độ; qua đó giúp người lao động tạo việc làm nâng cao thu nhập cải thiện đời sống nhân dân.

lao động và góp phần giải quyết một phần lao động có việc làm, có thu nhập, nâng cao đời sống; đáp ứng phần lớn nhu cầu cho các doanh nghiệp khi tuyển lao động.... từng bước chuyển dịch lao động nông thôn sang các ngành kinh tế công nghiệp và dịch vụ.

- Hệ thống các văn bản ch đạo hướng dẫn của cấp ủy Đảng,chính quyền, các đơn vị liên quan của Thị xã ban hành đầy đủ và kịp thời làm cơ sở cho việc triển khai các hoạt động của Đề án đàotạo nghề cho lao động nông thôn. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, UBND các xã, phường trong việc thực hiện Đề án.

- Đây là chương trình quốc gia do đó cơ hội cho nông dân được tiếp cận với các chương trình đào tạo nghề để giải quyết việc làm, cải thiện cuộc sống cho bản thân và gia đình.

- Nghề đào tạo nhóm ngành nông nghiệp sát với thực tế của các hộ nông dân nên dễ áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đa số các hộ đều tự tạo được việc làm sau khi học xong.

Trong 5 năm tính từ năm 2012 đến 2016, số LĐNT của Thị xã được ĐTN và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đạt bình quân 1060 người/năm; giải quyết việc làm cho LĐNT trên địa bàn Thị xã đã có những chuyển biến tích cực, có xu hướng chuyển dần lao động ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp, dịch vụ, góp phần tích cực giải quyết việc làm, nâng cao tay nghề, xóa đói giảm nghèo, ổn định trật tự xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương.

Các loại hình và ngành nghề đào tạo từng bước được bổ sung, bám sát vào nhu cầu thực tế của LĐNT và nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn Thị xã. Tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng và có việc làm tăng hơn; thức tự đào tạo, tự bồi dưỡng của một bộ phận người lao động có chuyển biến.

Các chương trình hỗ trợ ĐTN cho người lao động thuộc các đối tượng ưu tiên như người nghèo, người thuộc gia đình chính sách được triển khai rộng. Công tác hướng nghiệp và tổ chức hội chợ việc làm… bước đầu được quan tâm. Song song với công tác ĐTN, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động c ng được Thị xã quan tâm và triển khai theo hướng tích cực. Bình quân hàng năm tạo việc làm mới cho khoảng hơn 1000 lao động, trong đó lao động ở các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm trên 60% tổng số lao động.

Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, sự quyết tâm của các cấp, chính quyền và tổ chức đoàn thể cùng với sự vươn lên của bản thân người lao động, đặc biệt là lao động trong độ tuổi thanh niên, công tác ĐTN và giải quyết việc làm sau ĐTN của Thị xã thời gian qua đã đạt được những kết quả bước đầu, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã được thể hiện bởi mức thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng từ 20 triệu đồng năm 2011 lên 34 triệu đồng năm 2016.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)