Với Các Cơ sở Đàotạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 90 - 97)

2.4.7 .Phát triển các chương trình, giáo trình dạy nghề

3.3. Một số kiến nghị

3.3.3 Với Các Cơ sở Đàotạo nghề

Tiếp tục củng cố và mở rộng quy mô và hình thức dạy nghề, xây dựng chương trình dạy nghề cho người lao động phù hợp với từng nghề và tình hình thực tế của người lao động tại địa phương. Liên kết với các cơ sở đào tạo

nghề khác và các doanh nghiệp để thực hiện đào tạo các ngành nghề cho người lao động phù hợp với nhu cầu thực tế tại địa phương. Cần linh hoạt trong quá trình đào tạo, mở rộng các chương trình đào tạo dài hạn, ngắn hạn và các ngành nghề khác để đáp ứng được nhu cầu học tập của người lao động tại địa phương.

Tiểu kết chƣơng 3

Thực hiện mục tiêu của Ban chấp hành Đảng bộ Thị xã khóa XX, vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn là nội dung yêu cầu cấp thiết cần được triển khai và đưa ra các giải pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và của Thị xã Sơn Tây nói riêng. Việc đưa ra các giải pháp cho vấn đề QLNN về ĐTN cho LĐNT trên địa bàn Thị xã trong thời gian tới là nội dung cần được cụ thể hóa bằng các văn bản của Thị xã đã được tác giả đề cập trong nội dung của luận văn, với hy vọng có những giải pháp cụ thể và phương hướng để các cơ quan, ban, ngành chức năng của Thị xã vận dụng trong thời gian tới góp phần thực hiện hiệu quả công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT nói chung và cho LĐNT trên địa bàn thị xã Sơn Tây nói riêng.

KẾT LUẬN

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội và quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra nhanh, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ.Tuy nhiên, chất lượng lao động ở nông thôn nước ta còn quá thấp. Chất lượng lao động nông thôn thấp đã làm cho thu nhập của người lao động không thể tăng nhanh; gây ra chênh lệch khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng tăng. Chính vì vậy, đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Việt Nam nói chung và Thị xã Sơn Tây nói riêng đang là một yêu cầu cấp bách. Sau thời gian nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà

nƣớc đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn tr n địa bàn thị xã Sơn Tây, Hà Nội”, luận văn đã rút ra được một số kết luận chủ yếu sau:

Thứ nhất, Luận văn đã hệ thống được những vấn đề lý luận về đào tạo nghề và quản l nhà nước đối với đào tạo nghề, sự cần thiết của QLNN đối với đào tạo nghề cho LĐNT và nội dung QLNN đối với đào tạo nghề cho LĐNT đồng thời c ng đưa ra một số kinh nghiệm về công tác ĐTN cho LĐNT một số t nh thành và một số quận huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội như: T nh Đaklắc, Gia Lai, Đồng Nai, huyện Đan hượng, Chương Mỹ... Qua đó đúc rút một số bài học kinh nghiệm trong công tác ĐTN cho LĐNT trên địa bàn Thị xã Sơn Tây trong thời gian tới.

Thứ hai, Luận văn đánh giá được kết quả công tác ĐTN cho LĐNT trên địa bàn thị xã Sơn Tây đã đạt được những kết quả nhất định, trong 5 năm bình quân mỗi năm đào tạo cho 1000 LĐNT, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo và nâng cao chất lượng lao động tạo công ăn việc làm cho 860 lao động mỗi năm. Tuy nhiên luận văn c ng ch ra nhiều tồn tại đòi hỏi các đơn vị liên quancần sớm giải quyết trong công tác ĐTN cho LĐNT trên địa bàn thị xã Sơn Tây.

Thứ ba,Trên cơ sở phân tích thực trạng về công tác ĐTN cho LĐNT trên địa bàn thị xã và đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác ĐTN trên địa bàn thị xã Sơn Tây đáp ứng nhu cầu phát triển KT- XH của thị xã, góp phần đưa thị xã Sơn Tây sớm trở đô thị văn hoá, lịch sử, du lịch ngh dưỡng, đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội.

Để công tác ĐTN cho LĐNT trên địa bàn Thị xã thực sự phát huy hiệu quả đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn các cơ quan quản l nhà nước, các tổ chức và cá nhân nhằm triển khai đồng bộ các giải pháp phù hợp, góp phần đưa công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn thực sự trở thành một nhân tố tích cực nhằm phát huy mọi tiềm năng về nguồn nhân lực của Thị xã góp phần vào sự Phát triển KT- XH của Thị xã trong tương lai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị Quyết số 26-NQ/TW của Ban Bí thư Trung ương về nông nghịêp, nông dân, nông thôn;

2. Bộ Lao động- Thương Binh và Xã hội (2010), Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/9/2010 quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề;

3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và PTNT- Bộ Công thương (2012)- Bộ truyền thông thông tin, Thông tư liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNNPTNT-BCT-BTTTT hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009, phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho NĐNT đến năm 2020;

4. Bộ Lao động- Thương Binh và Xã hội (2015), Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp;

5. Nguyễn Hữu D ng (2003), Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong quá trình đô thị hóa CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, Tạp chí lao động và Xã hội;

6. TS. Nguyễn Tiến D ng (2014), Đào tạo nghề cho nông dân trong thời kỳ hội nhập quốc tế, trang báo điện tử http://dichvusxnn.vn;

7. Nguyễn Thị Xuân Đào (2016), Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn thạc sỹ quản lý công, Học viện Hành chính Quốc Gia Hà Nội;

8. Nguyễn Hữu Hải (2014), Quản lý học đại cương, nhà xuất bản chính trị quốc gia- sự thật, Hà Nội;

9. Bùi Thị Thu Hiền (2015), Quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ Quản l công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội;

10.Đặng Xuân Hoan (2015), Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020 đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

và hội nhập quốc tế, Tạp chí cộng sản;

11.Học viện Hành chính Quốc gia (2011), Giáo trình quản lý nguồn nhân lực xã hội, NXB Giáo dục, Hà Nội;

12.Hà Thị Thu Hường (2014), Quản lý nhà nước về hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ Quản l Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội;

13.Xuân Minh (2013), Đào tạo nghề phải gắn với thị trường lao động,

Báo điện tử Văn hiến.vn;

14. hùng Xuân Nhạ (2008), Mô hình đào tạo nghề gắn với nhu cầu của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Quản l Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội;

15.Chu Tiến Quang (2001), Việc làm ở nông thôn, Thực trạng và giải pháp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội;

16.Nguyễn Việt Quân (2013), Đào tạo nghề cho lao động ở nông

thôn nước ta hiện nay, tạp chí cộng sản (tapchicongsan.org.vn);

17.Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật giáo dục nghề nghiệp

18.Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2012), Luật lao động;

19.Sở Lao động – TBXH, Sở Tài chính (2011), Hướng dẫn số 813/HD- LS ngày 24/5/2011 của Liên Sở Lao động – TBXH và Sở Tài Chính về việc triển khai dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ- TTg;

20.Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009, phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho NĐNT đến năm 2020;

21.Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015, sửa đổi bổ sung quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020;

22.Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015, quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3

tháng;

23.Mạc Văn Tiến (2015), Cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEA, báo điện tử tcdn.gov.vn;

24.Tổng cục Dạy nghề (2015), Báo cáo kết quả chuyến công tácChương trình đặc biệt dành cho những nhà lập chính sách trong lĩnh vực đào tạo nghề” tại Hàn Quốc;

25.Tổng Cục dạy nghề (2017), Báo cáo Sơ kết 5 năm thực hiện Chiến lược Phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020;

26.UBND thành phố Hà Nội (2011), Quyết định số 3441/QĐ-UBND ngày 25/7/2011 về việc phê duyệt phương thức dặt hàng, giao nhiệm vụ thực hiện đối với hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009, phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho NĐNT đến năm 2020;

27. UBND thị xã Sơn Tây ( 2015), Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg, phương hướng nhiệm vụ thực hiện giai đoạn 2016-2020.

28.UBND thị xã Sơn Tây (2010), Đề án xây dựng nông thôn mới thị xã Sơn Tây giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020;

29.UBND thị xã Sơn Tây (2010), Kế hoạch số382/KH – UBND ngày 20/9/2010 về triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ;

30.UBND thị xã Sơn Tây (2016), Kế hoạch phát triển KTXH thị xã Sơn Tây giai đoạn 2016-2020;

31.Nguyễn Minh Vịnh (2013), Hỗ trợ của Nhà nước nhằm giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Kinh doanh và Quản lý, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 90 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)