Gắn công tác đàotạo nghề lao động nông thôn với công tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 88 - 90)

2.4.7 .Phát triển các chương trình, giáo trình dạy nghề

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quả nl nhà nước đối với đào

3.2.6. Gắn công tác đàotạo nghề lao động nông thôn với công tác giả

Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng của công tác đào tạo nghề là người lao động sau khi học nghề có việc làm, có thể ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất. Trong thời gian qua, công tác đào tạo

nghề cho lao động nông thôn chưa gắn liền với công tác định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm nên nhiều lao động đã qua đào tạo vẫn không có việc làm, hoặc làm việc trái với ngành nghề được đào tạo.

Để tạo cơ hội việc làm cho lao động nông thôn, các trung tâm đào tạo nghề cần tích cực liên kết với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh để tìm hiểu nhu cầu nhân sự của họ; từ đó có định hướng về nghề nghiệp cho người lao động khi tham gia đào tạo.

Giải quyết việc làm cho người lao động sau khi đào tạo là một việc làm hết sức có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và trong thời gian tới của Thị xã. Công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm sẽ là động lực thúc đẩy người lao động có nhu cầu học nghề cao hơn, họ có thể yên tâm học tập, phát huy hết khả năng và ý thức trách nhiệm của bản thân, từ đó chất lược lao động sẽ được nâng cao; các cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ tận dụng được nguồn nhân lực tại địa phương đảm bảo về số lượng và chất lượng giúp yên tâm sản xuất kinh doanh. Để phát huy tốt công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trong thời gian tới thị xã cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

-Tăng cường các hình thức hỗ trợ cho LĐNT sau đào tạo nghề. Xây dựng các mối liên kết với các tổ chức,doanh nghiệp, cở sở kinh doanh trên địa bàn Thị xã, tăng cường thực hiện các ký kết hợp đồng nhận học viên sau khi đào tạo nghề từ hệ thống các cơ sở kinh doanh trên địa bàn thị xã.

- Cần đổi mới và tăng cường hoạt động điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, tránh đào tạo nghề cho lao động nông thôn một cách tràn lan, phải đào tạo phù hợp với nhu cầu của lao động tại địa phương, phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của người học và nhu cầu sử dụng lao động thực sự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thị xã, từ nhu cầu phát triển kinh tế của Thị xã.

- Tổ chức các phiên giao dịch, hội trợ việc làm để người dân có cơ hội tiếp xúc với doanh nghiệp qua đó, tạo cho người dân hướng mở và quyết định chọn nghề nào cho phù hợp. Ngoài ra cần tư vấn, định hướng cho người lao động nông thôn chọn đúng nghề để học, tạo việc làm ổn định, nhằm hạn chế mức thấp nhất tình trạng người lao động học xong không có việc làm hoặc không có việc làm phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)