Nội dung quản lý nhà nước về đàotạo nghề cho lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 32)

có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đạt được tiêu chuẩn nhất định của một nghề hoặc nhiều nghề để tìm được việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển Kinh tế, XH.

1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn: nông thôn:

Với quan điểm ĐTN cho LĐNT là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, ngày27tháng 11 năm 2009Thủ tướng Chính phủ đãban hành Quyết địnhsố 1956/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (Đề án 1956). Đề án 1956 đã đưa rachính sách, giải pháp đồng bộ để phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta. Vì thế nội dung quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT bao gồm những nội dung sau:

- Xây dựng chiến lược đào tạo nghề cho lao động nông thôn:

Chiến lược đào tạo nghề cho lao động nông thôn là các chương trìnhhành động, kế hoạch thực hiện để đạt được mục tiêu cụ thể về đào tạo nghề, đây là tổ hợp các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách thức, con đường đạt mục tiêu đó.

- Triển khai thực hiện chính sách về ĐTN cho LĐNT:

Ch tiêu được giao và kế hoạch ĐTN cho LĐNT đã xây dựng, triển khai thực hiện chính sách là một trong những nội dung cần đánh giá, là cơ sở để tăng cường công tác quản lý, kiểm tra giám sát các cơ sở triển khai thực hiện.

- Xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý đào tạo nghề cho LĐNT:Tổ chức bộ máy quản l đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong các yếu tố giúp nhà nước quản lý hoạt động đào tạo nghê cho lao động nông thôn một cách thống nhất, mang tính khoa học, nhất quán.Cơ quan, tổ chức, cá nhân và cán bộ theo dõi, thực hiện công tác ĐTN cho LĐNT. Hiệu quả công tác ĐTN cho LĐNT chịu ảnh hưởng rất lớn từ năng lực, trách nhiệm của cơ quan, cá nhân được phân công triển khai thực hiện, theo dõi, quản lý công tác ĐTN cho LĐNT.

- Quản lý Tổ chức, cá nhân tham gia ĐTN cho LĐNT, bao gồm: cơ sở đào tạo, giáo viên,tiêu chuẩn giáo viên, người dạy nghề.Quản l người học là LĐNT thuộc các nhóm đối tượng quy định trong Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1956/QĐ – TTg.

- Quản lý tài liệu, nội dung, phương pháp, chương trình ĐTN chung và đối với từng nghề: Cụ thể: danh mục và định mức hỗ trợ đối với từng nghề theo cấp độ; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị; quy chế tuyển sinh và cấp chứng ch nghề.

- Quản lý kinh phí hỗ trợ cho công tác ĐTNcho LĐNT: chứng từ, thủ tục thanh quyết toán, định mức, kinh phí hỗ trợ cho công tác ĐTN cho LĐNT được quy định trong Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009, Quyết định số1893/QĐ-UBND ngày 25/4/2011; Số 6113/QĐ-UBND ngày 29/12/2011 của UBND Thành phố Hà Nội về Quy định mức chi phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg.

- Quản lý, theo dõi kết quả ĐTN cho LĐNT

Kết quả ĐTN cho LĐNT từng năm và cả giai đoạn; tỷ lệ lao động có việc làm sau học nghề; nhu cầu học nghề của LĐNT; đánh giá của doanh nghiệp đối với trình độ tay nghề của lao động qua đào tạo so với yêu cầu công

việc; mức độ tăng thu nhập của lao động sau học nghề… để từ đó đánh giá sát kết quả, hiệu quả công tác ĐTN cho LĐNT, đề xuất những giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế để nâng cao hiệu quả công tác ĐTN.

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết những kiến nghị, phản ảnh và khiếu nại, tố cáo liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia triển khai thực hiện Đề án ĐTN cho LĐNT:

Hàng năm các các cấp, các ngành, các phòng ban chuyên môn thực hiện công tác quản l đào tạo nghề cho LĐNT xây dựng chương trình để ch đạo công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở đào tạo nghề, đảm bảo cho các cơ sở đào tạo nghề hoạt động theo đúng quy định, đáp ứng chất lượng đào tạo theo đúng yêu cầu đối với từngnghề đặt ra, c ng như hình thức đào tạo nghề về mục tiêu, thời gian, nội dung, phương pháp và chương trình đào tạo nghề. Trên cơ sở đó có thể theo dõi, quản lý, xây dựng cơ sở dữ liệu về đào tạo nghề, kịp thời chấn ch nh những sai phạm, đồng thời đưa ra các biện pháp xử lý các vi phạm theo đúng quy định của nhà nước và pháp luật.

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

- Chính sách quy định của Nhà nước đối với đào tạo nghề cho LĐNT vẫn còn tồn tại những điểm quy định chưa hợp lý nên khó triển khai thực hiện hoặc phải vận dụng khi triển khai thực hiện đã ảnh hưởng khá nhiều đến công tác quản l nhà nước. Mặt khác thời gian triển khai các văn bản hướng dẫn, quy định của Chính phủ và các cấp các ngành lâu c ng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến công tác quản l nhà nước vì không kịp thời.

- Cán bộ quản lý nhà nước về công tác ĐTN cho LĐNT: Đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công tác ĐTN cho LĐNT, yếu tố này ảnh hưởng trên 2 khía cạnh:

nước về ĐTN cho LĐNT dẫn đến việc theo dõi, quản l đôi khi bị chệch choạc, không thường xuyên, liên tục.

+ Trình độ, năng lực cán bộ được giao thực hiện công tác quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả công tác. Chính vì thiếu cán bộ nên việc cán bộ kiêm nhiệm nhiều công việc hoặc giao cán bộ hợp đồng thực hiện hoặc việc thường xuyên thay đổi cán bộ thực hiện đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản l c ng như hiệu quả công tác ĐTN cho LĐNT và lòng tin của nhân dân vào chính sách của Nhà nước.

- Công tác ĐTN cho LĐNT cần sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các phòng ban, đơn vị,UBND các xã, phường. Sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị và cá nhân thực hiện công tác quản l , giám sát ĐTN c ng ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản l nhà nước. Có những khi sự phân công nhiệm vụ, trách nhiệm giữa các cơ quan liên quan chưa đúng với chuyên môn hoặc chưa đúng với chức năng nhiệm vụ c ng là nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản l nhà nước.

- Việc báo cáo tình hình thực hiện công tác ĐTN diễn ra thường xuyên. Do vậy, cơ chế phối hợp, chế độ thông tin báo cáo giữa các cơ sở đào tạo nghề, các cơ quan, tổ chức, cá nhân c ng ảnh hưởng nhiều đến việc xử lý thông tin và quản lý, ch đạo thực hiện của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Thông tin báo cáo không kịp thời hoặc thiếu chính xác tất yếu sẽ ảnh hưởng đến định hướng, xây dựng kế hoạch ch đạo thực hiện và hiệu quả công tác ĐTN.

Ngoài ra, việc định hướng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, xác định mục tiêu, nhu cầu đào tạo nghề, kế hoạch tổ chức thực hiện ĐTN của địa phương và nhận thức của cán bộ và nhân dân c ng ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản l nhà nước về công tác ĐTN trên địa bàn.

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn của một số tỉnh thành trong nƣớc và các huyện tr n địa bàn thành phố Hà Nội

1.3.1. Kinh nghiệm của một số tỉnh thành

1.3.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Đắk Lắk

Trong quá trình triển khai đào tạo nghề, t nh Đắk Lắk mạnh dạn thí điểm một số mô hình tiêu biểu dạy nghề cho lao động nông thôn gồm các nghề: xây dựng dân dụng, sửa chữa xe gắn máy, mây tre đan kỹ nghệ... Điển hình là mô hình trồng và khai thác nấm ở Trung tâm dạy nghề huyện Krông Ana. Do không cần đòi hỏi cao về trình độ lại đơn giản dễ áp dụng vào thực tế, kinh phí đầu tư không lớn, dễ chăm sóc, quản lý tại hộ gia đình nên các đối tượng tham gia học nghề đông và thu nhập bình quân 3-4triệu đồng/người/tháng. Hiện tại mô hình đang được nhân rộng và đã được một số t nh thành đến học hỏi kinh nghiệm để triển khai. Bên cạnh đó, t nh c ng rất chú trọng tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với các cơ sở dạy nghề.

Đến nay, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn t nh đã xây dựng và ban hành chương trình, giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn ở trình độ sơ cấp nghề (chương trình, giáo trình dạy nghề nông nghiệp và chương trình, giáo trình dạy nghề phi nông nghiệp), trong đó chú trọng đến những nghề có thế mạnh, truyền thống của địa phương để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tạo việc làm sau đào tạo. Trên thực tế, giải quyết tốt vấn đề đào tạo nghề và việc làm cho người lao động, cần có sự đánh giá nhu cầu của người học và yêu cầu tuyển dụng của thị trường lao động. Đây là việc làm cần thiết, thường xuyên đánh giá để đảm bảo tính cập nhật được sự biến đổi và xây dựng kế hoạch đào tạo kịp thời, tránh tình trạng thừa thầy thiếu

Bên cạnh đó, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức xã, trong đó tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng quản l , điều hành. Đồng thời, qua đào tạo, bồi dưỡng trình độ cán bộ, công chức xã từng bước được chuẩn hóa theo yêu cầu vị trí, chức năng, nhiệm vụ góp phần bổ sung, kiện toàn bộ máy cấp xã để hoàn thành nhiệm

vụ trong tình hình mới.

1.3.1.2 Kinh nghiệm đào tạo nghề của tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là t nh mang những nét đặc thù riêng về dạy nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là trong bộ máy điều hành quản lý. Cụ thể, t nh là địa phương đi tiên phong trong việc phân quyền chức năng quản lý hoạt động giáo dục đào tạo tại địa phương. Theo đó, Sở LĐTBXH là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm về hoạt động giáo dục dạy nghề.

Không ch vậy, việc phân cấp triệt để cho chính quyền cấp xã, huyện trực tiếp triển khai hoạt động đào tạo c ng được t nh triển khai một cách nhanh chóng ngay sau khi có Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Bên cạnh việc phân cấp, phân quyền một cách rõ ràng, công tác giám sát và kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào tạo c ng được t nh chú trọng.

Chương trình dạy nghề và đào tạo nghề cho lao động nông thôn của t nh Quảng Ninh được xây dựng theo hướng sát với nhu cầu thực tế của người lao động và của doanh nghiệp tại địa phương. Đồng thời, tăng cường hỗ trợ sau đào tạo, đảm bảo người lao động có việc làm sau khi tốt nghiệp.

-Việc thay đổi nhận thức “mong muốn thoát nghèo” của người lao động tại nông thôn, do đó, hoạt đông tuyên truyền thay đổi nhận thức luôn được xây dựng một cách linh hoạt, phù hợp với thực tiễn tại từng cấp cơ sở. Đây c ng chính là 3 nội dung quan trọng nhất trong việc thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của t nh Quảng Ninh.

Trong năm 2016, các địa phương trên địa bàn t nh đã tổ chức được 33 lớp đào tạo nghề nông nghiệp, 50 lớp phi nông nghiệp cho 2.572 lao động nông thôn. Theo hó hòng Đào tạo nghề (Sở LĐ-TB&XH) Nguyễn Nam Thắng, từ cuối năm 2015 các địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền, chủ động khảo sát nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn trên địa bàn. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch đào tạo gắn với tình hình thực tế, nên các lớp học tổ chức ra đã thu hút học viên nhiệt tình tham gia. Các lớp đào tạo về nông nghiệp tập trung vào chăn nuôi, trồng trọt; các lớp phi nông nghiệp tập trung vào các nghề dịch vụ, phục du lịch, như nấu ăn, thêu thổ cẩm, thêu tranh, lái xe...

Song song với tổ chức các lớp đào tạo nghề, một số địa phương còn linh động chắp mối với các doanh nghiệp tạo công ăn việc làm cho họcviên, tiêu thụ hàng hóa do học viên làm ra sau tốt nghiệp lớp đào tạo nghề. Cụ thể như ở huyện Hoành Bồ, hòng LĐ-TB&XH huyện đã chắp mối với một cơ sở ở Hải hòng để mua khăn thêu thổ cẩm, tranh thêu chữ thập, tranh đính đá của học viên; liên hệ với một hãng taxi trên địa bàn để tiếp nhận học viên tốt nghiệp vào lái xe cho hãng... Nhờ vậy mà theo đánh giá của các địa phương, hàng năm, trên 85% lao động nông thôn sau khi học nghề đã phát huy được nghề đã học.

Theo khảo sát của các địa phương, năm 2017 có 2.600 lao động nông thôn đăng k tham gia lớp đào tạo nghề, trong đó nghề phi nông nghiệp chiếm 2/3. Điều này cho thấy nhu cầu chuyển đổi cơ cấu việc làm của lao động nông thôn khá mạnh. Do đó, các địa phương cần tiếp tục có sự kết nối, định hướng tốt để tạo việc làm cho lao động sau đào tạo, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

1.3.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai

Bài học kinh nghiệm rút ra từ mô hình đào tạo nghề cho người lao động nông thôn t nh Đồng Nai là:

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân lao động, hộ nghèo về các chính sách, dự án, chương trình của Nhà nước liên quan đến công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm để người dân nắm được thông tin đầy đủ, chính xác về các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Thực hiện tốt công tác quản l đối tượng, đặc biệt là cấp xã trong việc quản lý hộ thuộc đối tượng chính sách (hộ nghèo, gia đình liệt sỹ, người có công...); Phổ biến, tuyên truyền người dân lao động nông thôn đăng k học nghề thuộc đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn t nh.

Thứ hai, huy động các doanh nghiệp thành lập cơ sở dạy nghề nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo lao động có tay nghề phù hợp với công nghệ sản xuất, đồng thời gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm sau khi tốt nghiệp khóa học, khắc phục tình trạng thiết bị dạy nghề thực hành tại đơn vị dạy nghề được đầu tư không theo kịp đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.

Thứ ba, phối hợp với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp xây dựng chính sách giữa Nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp, thông qua chương trình giáo viên dạy nghề và học sinh thực tập sản xuất tại doanh nghiệp, giúp cho giáo viên tiếp cận thiết bị công nghệ mới để thường xuyên đổi mới về nội dung và phương pháp, cập nhật kiến thức và kỹ năng, cải tiến chương trình đào tạo, xây dựng chương trình dạy nghề theo mô đun, đánh giá chất lượng đào tạo nghề.

Thứ tư, có kế hoạch phối hợp phân luồng học sinh phổ thông sau khi tốt nghiệp vào các trường nghề, đồng thời đẩy mạnh liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra cho học sinh c ng như đảm bảo chất lượng theo nhu cầu thị trường sử dụng lao động.

1.3.2. Kinh nghiệm một số huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội

1.3.2.1. Huyện Đan Phượng

Thời gian qua, công tác đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đan hượng đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể quan tâm, thường xuyên ch đạo thực hiện có hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)