Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 46 - 50)

2.1. Khái quát về thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội

2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội

- Kinh tế: Trong 5 năm tiếp tục tăng trưởng khá và chuyển dịch theo hướng tích cực: Tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất trên địa bàn bình quân 8,6%/năm. Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng chiếm 45,9%; các ngành dịch vụ chiếm 40,5%; nông - lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 13,6%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 ước đạt 35 triệu đồng (tăng 1,62 lần so với năm 2012).

- Ngành công nghiệp - xây dựng: Trên địa bàn thị xã có 252 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp - xây dựng (chiếm 46% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn Thị xã, tăng 108 doanh nghiệp so với năm 2010) và hơn 1.000 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Duy trì tốc độ tăng trưởng khá, bình quân mỗi năm tăng 7,6%, đạt 77,8% so với kế hoạch 5 năm giai đoạn 2011-2015. Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp - TTCN nhìn chung vẫn ổn định và phát triển. Một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh khá đang dần chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp. Công tác dạy nghề, phát triển các ngành nghề, làng nghề được quan tâm. Đến nay trên toàn địa bàn Thị xã có gần 100 làng có nghề trong đó có 02 làng nghề truyền thống là bánh tẻ Phú Nhi và thêu ren Ngọc Kiên vẫn đang hoạt động ổn định với thu nhập bình quân đầu người đạt từ 2,5-3 triệu đồng/người/tháng.

- Ngành dịch vụ: Chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng bình quân 10,3%/năm, đạt 77,2% so với mục tiêu giai đoạn 2011-2015. Hoàn thành lập Quy hoạch phát triển thương mại đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; hệ thống chợ, siêu thị được khuyến khích đầu tư phát triển. Tỷ trọng hàng hoá lưu thông qua các siêu thị chiếm từ 5 - 10% trong các kênh phân phối; hệ thống cửa hàng xăng dầu phát triển (hiện có 17 cửa hàng). Cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác và kinh doanh chợ Trung Sơn Trầm, chợ Ao Đông. Quan tâm đầu tư phát triển hệ thống cung cấp nước máy đến các xã, phường. Hệ thống vận tải hành khách công cộng tiếp tục duy trì, phát triển với các tuyến xe bu t và hơn 200 xe taxi; dịch vụ truyền hình cáp phát triển nhanh đến từng thôn, tổ dân phố. Dịch vụ khám chữa bệnh không ngừng phát triển, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Đẩy mạnh công tác quản lý, kiểm soát thị trường; phát hiện, xử lý 1.045 vụ vi phạm, góp phần bình ổn giá và chất lượng hàng hóa trên thị trường. Đã đầu tư 323,643 tỷ

đồng để nâng cấp toàn bộ hệ thống lưới điện cao áp và trung áp, đảm bảo 100% hộ dân được sử dụng điện sinh hoạt, đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Quan tâm ch đạo phát triển ngành du lịch và dịch vụ Chú trọng công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích, tăng cường thông tin, quảng bá về du lịch, thu hút ngày càng đông lượng du khách đến thị xã

Ngành nông nghiệp: Tăng bình quân 8,1%/năm, đạt 107,4% so với mục tiêu đặt ra. sTổng sản lượng bình quân cây lương thực có hạt đạt 22.100 tấn/năm (tăng 3.000 tấn so với năm 2010); giá trị canh tác năm 2015 đạt 80 triệu đồng/ha (tăng 32,2 triệu đồng/ha so với năm 2010). Quan tâm ch đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở các vùng đất đồi, gò, tập trung ở các xã Sơn Đông, Cổ Đông, Thanh Mỹ, Kim Sơn, Xuân Sơn. Công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật được chú trọng. Nâng cao giá trị kinh tế trang trại, tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp. Trên địa bàn Thị xã hiện có 102 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt từ 1 - 3 tỷ đồng/trang trại; tạo việc làm ổn định cho trên 1.000 lao động

- Văn hóa - xã hội:

hong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của các cấp, ngành và toàn xã hội. Thiết chế văn hóa ở Thị xã và cơ sở từng bước được hoàn thiện; phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao ngày càng phát triển, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần và sức khỏe của người dân.

Chất lượng giáo dục toàn diện, phổ cập giáo dục ngày càng được nâng lên. Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, cơ bản xóa xong phòng học tạm, phòng học được kiên cố hóa tăng từ 80% năm 2010 lên 97,7% năm 2015. 100% trường học triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, dạy và học. Xây dựng thêm 16 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn lên 25 trường, hoàn thành mục tiêu đặt ra.

Bảng 2.1: Kết quả thực hiện chỉ ti u về kinh tế của thị xã Sơn Tây Chỉ ti u Đơn vị TH 2011 TH 2012 TH 2013 TH 2014 TH 2015 TH 2016 KHBQ 2016- 2020 1.Tổng giá trị sản xuất (giá so sánh năm 2011)

Tỷ đồng 4,496 4,782 5,188 5,651 6,203 6,811 9,056

Trong đó:

+ Dịch vụ Tỷ đồng 1,638 1,809 1,969 2,142 2,385 2,679 3,870 + Công nghiệp và xây

dựng Tỷ đồng 2,219 2,370 2,531 2,731 2,955 3,199 4,071 + Nông, lâm nghiệp,

thuỷ sản Tỷ đồng 639 603 688 778 863 933 1,115 2. Tốc độ tăng trưởng GTGT (giá so sánh năm 2011) % 16.5 6.4 8.5 8.9 9.8 9.8 9.7 Trong đó: + Dịch vụ % 19.6 10.4 8.8 8.8 11.3 12.3 12.6

+ Công nghiệp và xây

dựng % 18.2 6.5 6.8 7.9 8.2 8.3 8.2

+ Nông, lâm, thuỷ sản % 4.5 -5.6 14.1 13.1 10.9 8.1 6.0

3.Tổng giá trị (giá

thực tế) Tỷ đồng 4,496 5,450 6,159 6,751 7,418 8,014 10,097

Trong đó:

Chỉ ti u Đơn vị TH 2011 TH 2012 TH 2013 TH 2014 TH 2015 TH 2016 KHBQ 2016- 2020

+ Công nghiệp và xây

dựng Tỷ đồng 2,219 2,610 2,911 3,182 3,428 3,621 4,397 + Nông, lâm nghiệp,

thuỷ sản Tỷ đồng 639 811 870 949 1,052 1,100 1,249

4.Cơ cấu giá trị sản xuất (giá thực tế). Trong đó:

% 100 100 100 100 100 100 100

+ Dịch vụ % 36.43 37.23 38.61 38.81 39.61 41.09 44.08 + Công nghiệp và xây

dựng % 49.35 47.89 47.26 47.13 46.21 45.18 43.55 + Nông, lâm nghiệp,

thuỷ sản % 14.21 14.88 14.13 14.06 14.18 13.73 12.37 5.Thu nhập bình quân

đầu người/năm

Trđ/người/

năm 20 24.0 27.0 29.0 31.6 34.0 41.50

(Nguồn: Chi cục Thống kê Sơn Tây)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)