Kinh nghiệm một số huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 39)

1.3. Kinh nghiệm quả nl nhà nước về đàotạo nghề cho lao động nông thôn của

1.3.2. Kinh nghiệm một số huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội

1.3.2.1. Huyện Đan Phượng

Thời gian qua, công tác đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đan hượng đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể quan tâm, thường xuyên ch đạo thực hiện có hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động.

Theo số liệu thống kê, năm 2015, tổng số lao động trong độ tuổi toàn huyện có 94.301 người, trong đó, số người có khả năng lao động là 90.484 người; số lao động đã qua đào tạo nghề là 59.834 người, chiếm tỷ lệ 63%; số lao động chưa qua đào tạo là 34.467 người, chiếm tỷ lệ 36,5%. Huyện đã tổ chức đào tạo nghề cho 1.937 lao động. Các ngành nghề được đào tạo chủ yếu là: trồng rau hữu cơ, trồng rau an toàn, nghề chăn nuôi thú y, điện dân dụng, may công nghiệp, nghề kỹ thuật chế biến món ăn và nghề trong điểm. Trong năm, huyện đã giải quyết việc làm thêm, việc làm mới cho 2.900 lao động, đạt 103% kế hoạch. Trong đó: 50 lao động vào làm việc ở các công ty, doanh nghiệp; 1.237 lao động được giải quyết việc làm sai khi được đào tạo nghề ngắn hạn; 48 lao động xuất khẩu và cho vay vốn giải quyết việc làm 167 dự án, tạo việc làm thêm, làm mới cho 1.065 lao động.

Để người dân tích cực tham gia các lớp đào tạo nghề, huyện Đan hượng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, đặc biệt tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956. Đồng thời, tổ chức khảo sát nắm bắt nhu cầu học nghề của người lao động, đặc thù của từng địa phương, điều tra cung – cầu lao động của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế trên địa bàn, từ đó xây dựng kế hoạch, triển khai đào tạo nghề sát với nhu cầu thực tiễn, phù hợp với thực tế, năng lực và đem lại lợi ích thiết thực cho người lao động.

Song song với việc tổ chức mở lớp, đào tạo nghề cho lao động, huyện Đan hượng c ng chú trọng tới việc phát triển đội ng giáo viên dạy nghề, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với cơ sở dạy nghề công lập nhằm đạt chất lượng, hiệu quả cao nhất trong công tác đào tạo nghề. Đưa ra nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, kêu gọi các công ty, doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng, phát triển trên địa bàn, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng trong công tác hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là đối với lao động thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo.

Để đạt được kết quả đó là do huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí chiến lực của phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và vai trò của công tác dạy nghề trong việc nâng cao chất lượng lao động nông thôn. Đồng thời huyện c ng xây dựng kế hoạch dạy nghề lao động nông thôn xuất phát từ nhu cầu của người học, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và của xã hội; phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội; dạy nghề cho bộ phận nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp để thực hành sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại;..

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm. Năm 2016 huyện Đan hượng sẽ tập trung ch đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia học nghề; tăng cường kiểm tra, khảo sát nhu cầu học nghề để xây dựng những mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Tích cực phối hợp với Trung tâm Giới thiệu việc làm số 2 của Thành phố thực hiện tốt công tác tư vấn giới thiệu việc làm cho lao động có nhu cầu việc làm tại các doanh nghiệp trong nước, lao động đi du học nghề, xuất khẩu lao động.

Đồng thời, phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội mở phiên giao dịch việc làm tại huyện, thường xuyên, liên tục, kịp thời tạo kết nối nhiều mối quan hệ lao động mới. Đẩy mạnh việc xã hội hóa công tác đào tạo nghề, các chương trình quốc gia về đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm thông qua vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm.

1.3.2.2. Huyện Chương Mỹ

Theo hó chủ tịch UBND huyện V Văn Đông, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Chương Mỹ được chú trọng đồng bộ,

từ khâu vận động, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân về mục đích chính sách của Đảng và nhà nước trong công tác dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn đến chất lượng dạy và kết quả việc làm sau đào tạo. UBND huyện xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ cho các phòng, ban ngành có liên quan, ch đạo đài truyền thanh huyện thông tin tuyên truyền kế hoạch; phát tờ rơi tuyên truyền về công tác đào tạo nghề và danh sách các nghề được đào tạo đến từng thôn, xóm để người dân được tiếp cận và hiểu được nghĩa của chính sách.

Với những giải pháp tích cực, đồng bộ, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Chương Mỹ đã đạt những kết quả tích cực. Tính đến thời điểm này, huyện Chương Mỹ đã phê duyệt đơn đề nghị đặt hàng dạy nghề của 9 cơ sở dạy nghề với số lớp đã phê duyệt là 45 lớp. Số lớp đã khai giảng và k hợp đồng dạy nghề là 32 lớp bao gồm: Trường Cao đẳng kinh tế công nghệ Sim cô Sông Đà 3 lớp (2 lớp hàn, 1 lớp may công nghiệp). Trường cao đẳng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ 6 lớp (rau an toàn, lúa chất lượng cao, thú y). Trường cao đẳng Văn Lang 6 lớp (2 lớp trồng rau an toàn, 2 lớp lúa chất lượng cao).

Trung tâm dạy nghề tư thục nhân đạo Minh Tâm 10 lớp (2 lớp sản xuất hàng mây tre giang đan, 2 lớp kỹ thuật nuôi lợn, 2 lóp chăn nuôi thú y, 2 lớp trồng lúa chất lượng cao, 2 lớp trồng cây ăn quả). Trung tâm dịch vụ việc làm 20/10 – Hội LHPN Hà Nội 2 lớp kỹ thuật chế biến món ăn. Trung tâm DVVL Hội Cựu chiến binh Hà Nội với 2 lớp trồng cây ăn quả. Trung tâm dạy nghề tư thục Mây tre đan hú Vinh với 2 lớp sản xuất hàng mây tre giang đan. Và trường Trung cấp nghề Công nghệ Bách khoa Hà Nội 2 lớp trồng cây ăn quả, 1 lớp chăn nuôi thú y. Tổng kinh phí UBND huyện đã phê duyệt đặt hàng dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề là 3.062.863.500 đồng. Theo đánh giá

của UBND huyện, hầu hết các lớp tổ chức đều đảm bảo quân số, chương trình giảng dạy, học viên đi học đầy đủ.

Để đạt kế hoạch UBND huyện huy động sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể và các doanh nghiệp ở địa phương tham gia vào công tác dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn, huy động nguồn lực dạy nghề. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện đề án trên địa bàn, để kịp thời chấn ch nh những vi phạm, tồn tại, thiếu sót trong tổ chức thực hiện.

Để tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu và kế hoạch ĐTN cho lao động nông thôn, UBND huyện tiếp tục thực hiện công tác vận động, tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân, chú trọng việc gắn kết với các cơ sở dạy nghề uy tín với các doanh nghiệp trên địa bàn để giải quyết việc làm sau học nghề và đầu tư ngân sách hơn nữa cho công tác ĐTN cho LĐNT đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Chương Mỹ là huyện ngoại thành có tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều lao động dôi dư nên việc đào tạo nghề cho họ luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, chú trọng và đã đạt được những kết quả tích cực.

1.3.3. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về đào tạo nghề đặt ra cho thị xã Sơn Tây

Từ những thành quả đạt được của một số t nh của nước ta và một số huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho thị xã Sơn Tây như sau:

Thứ nhất: Sự phát triển c ng như thành công của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn không thể tách rời vai trò to lớn của QLNN. Các cơ quan QLNN đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, tư vấn nghề nghiệp, hỗ trợ và tổ chức dạy nghề, nâng cao năng lực làm việc đồng thời giúp đỡ người lao động nông thôn tìm việc làm sau khi ra trường.

Thứ hai: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân lao động, hộ nghèo về các chính sách, dự án, chương trình của Nhà nước liên quan đến công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm để người dân nắm được thông tin đầy đủ, chính xác về các chủ trương, chính sách của Nhà nước;

Thứba: Tập trung đào tạo những ngành nghề phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, gắn với đào tạo nghề với giải quyết việc làm.

Cần ưu tiên dạy các ngành nghề thiết thực theo quy hoạch cảu từng địa phương, lựa chọn đúng đối tượng học nghề, đủ điều kiện áp dụng kiến thức nghề sau khi học, đảm bảo chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo. Việc tổ chức dạy nghề nông nghiệp phải gắn với đặc thù của sản xuất nông nghiệp, quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Các cơ quan QLNN cần khảo sát thị trường lao động, nắm bắt kịp thời thông tin lao động theo từng nghề để có cơ sở tư vấn, định hướng cho người lao động xác định chọn đúng nghề để học nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng người lao động sau khi kết thúc khóa học không tìm được việc làm hoặc không tự tạo được việc làm phù hợp.

Chương trình ĐTN gắn với thị trường lao động, có sự cân đối số lượng dạy nghề với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội dựa trên kết quả khảo sát, điều tra nhu cầu học nghề của LĐNT và nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp.

Thứ tư: Huy động các doanh nghiệp thành lập cơ sở dạy nghề nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo lao động có tay nghề phù hợp với công nghệ sản xuất, đồng thời gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm sau khi tốt nghiệp khóa học, khắc phục tình trạng thiết bị dạy nghề thực hành tại đơn vị dạy nghề được đầu tư không theo kịp đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.

Những kinh nghiệm trên cần được Thị xã Sơn Tây vận dụng linh hoạt trong quá trình phát triển ĐTN đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn 2017-2020.

Tiểu kết chƣơng 1

Nội dung chương đã đưa ra một số lý luận cụ thể về công tác quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT,đặc điểm, vai trò quan trọng của quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác ĐTN cho LĐNT đặc biệt chú trọng các nhân tố bên trong .

Chương 1 c ng giới thiệu một số bài học kinh nghiệm của các nước (Hàn quốc, Nauy, Đức), các t nh ( Đắc lắc, Quảng Ninh, Đồng Nai), các huyện (Đan phượng, Chương Mỹ). Từ những kinh nghiệm về công tác ĐTN ở trong và ngoài nước, tác giả rút ra bài học kinh nghiệm cho Thị xã Sơn Tây trong giai đoạn tới.

Với nội dung chương 1 nêu trên sẽ tạo tiền đề cho việc xác định thực trạng công tác quản l nhà nước về ĐTN cho LĐNT trên địa bàn Thị xã Sơn Tây ở chương sau, là căn cứ khoa học vững chắc để tác giả đề xuất những định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản l nhà nước về ĐTN cho LĐNT trên địa bàn Thị xã Sơn Tây góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác ĐTN cho LĐNT trên địa bàn thị xã Sơn Tây trong giai đoạn tiếp theo.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA ÀN THỊ XÃ SƠN TÂY

2.1. Khái quát về thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội

2.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên

Thị xã Sơn Tây nằm ở phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, có diện tích tự nhiên 113,45 km2 (trong đó diện tích đất tự nhiên khu vực nông thôn là 92,44 km2, chiếm 81,48% diện tích tự nhiên toàn thị xã), dân số khoảng 18 vạn người (trong đó có khoảng 5 vạn quân nhân các đơn vị quân đội, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, THCN và dạy nghề). Có 15 đơn vị hành chính, gồm 9 phường, 6 xã (trong đó có 6 phường và 6 xã còn sản xuất nông nghiệp), với 143 thôn, tổ dân phố; ngoài ra còn có 53 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, bệnh viện, trườnghọc của Trung ương, thành phố Hà Nội và 32 đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn thị xã.

Thị xã có địa hình trung du, đất đai thuộc dạng bán sơn địa, nhiều đồi gò, ruộng bậc thang, các thửa đất nông nghiệp manh mún, không có cánh đồng mẫu lớn, nên việc áp dụng cơ giới hoá nông nghiệp, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất bị hạn chế; đồng thời có nhiều diện tích đất không đưa được hệ thống thuỷ lợi, phải sử dụng nước ao, hồ nhỏ hoặc nước tự nhiên, dẫn đến việc tổ chức sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn.

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

- Kinh tế: Trong 5 năm tiếp tục tăng trưởng khá và chuyển dịch theo hướng tích cực: Tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất trên địa bàn bình quân 8,6%/năm. Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng chiếm 45,9%; các ngành dịch vụ chiếm 40,5%; nông - lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 13,6%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 ước đạt 35 triệu đồng (tăng 1,62 lần so với năm 2012).

- Ngành công nghiệp - xây dựng: Trên địa bàn thị xã có 252 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp - xây dựng (chiếm 46% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn Thị xã, tăng 108 doanh nghiệp so với năm 2010) và hơn 1.000 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Duy trì tốc độ tăng trưởng khá, bình quân mỗi năm tăng 7,6%, đạt 77,8% so với kế hoạch 5 năm giai đoạn 2011-2015. Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp - TTCN nhìn chung vẫn ổn định và phát triển. Một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh khá đang dần chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp. Công tác dạy nghề, phát triển các ngành nghề, làng nghề được quan tâm. Đến nay trên toàn địa bàn Thị xã có gần 100 làng có nghề trong đó có 02 làng nghề truyền thống là bánh tẻ Phú Nhi và thêu ren Ngọc Kiên vẫn đang hoạt động ổn định với thu nhập bình quân đầu người đạt từ 2,5-3 triệu đồng/người/tháng.

- Ngành dịch vụ: Chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng bình quân 10,3%/năm, đạt 77,2% so với mục tiêu giai đoạn 2011-2015. Hoàn thành lập Quy hoạch phát triển thương mại đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; hệ thống chợ, siêu thị được khuyến khích đầu tư phát triển. Tỷ trọng hàng hoá lưu thông qua các siêu thị chiếm từ 5 - 10% trong các kênh phân phối; hệ thống cửa hàng xăng dầu phát triển (hiện có 17 cửa hàng). Cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác và kinh doanh chợ Trung Sơn Trầm, chợ Ao Đông. Quan tâm đầu tư phát triển hệ thống cung cấp nước máy đến các xã, phường. Hệ thống vận tải hành khách công cộng tiếp tục duy trì, phát triển với các tuyến xe bu t và hơn 200 xe taxi; dịch vụ truyền hình cáp phát triển nhanh đến từng thôn, tổ dân phố. Dịch vụ khám chữa bệnh không ngừng phát triển, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Đẩy mạnh công tác quản lý, kiểm soát thị trường; phát hiện, xử lý 1.045 vụ vi phạm, góp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)