Tổ chức thực hiện chính sách của Nhà nước về đàotạo nghề cho lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 60)

cho lao động nông thôn

2.4.1.1. Chính sách đối với người học

+ LĐNT thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế); hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người ( năm 2010-2015), đến năm 2016 mức kinh phí hỗ trợ tiền ăn thay đổi tăng từ 15.000đ/ ngày thực học lên 30.000 đ/ ngày thực học; hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.

+ LĐNT thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo (hộ cận nghèo) được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp

nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế).

+ LĐNT khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể quy định theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế).

+ LĐNT học nghề được vay tiền để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. LĐNT làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay để học nghề. + LĐNT là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo và hộ cận nghèo các khóa học trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề được hưởng chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú.

+ LĐNT sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.

Mỗi LĐNT ch được hỗ trợ học nghề một lần theo chính sách của Đề án. Những người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ học nghề theo chính sách của Đề án này. Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì UBND cấp xã xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách của Đề án và được chấp thuận của Phòng lao động- Thương binh Xã hội hoặc phòng Kinh tế cấp huyện nhưng tối đa không quá 03 lần.

Trên thực tế tổng số kinh phí hỗ trợ cho mỗi học viên theo quy định về ngành nghề đào tạo được chuyển toàn bộ cho các cơ sở dạy nghề theo hợp đồng giữa cơ sở dạy nghề và cơ quan quản l nhà nước được giao nhiệm vụ(phòng Lao động Thương binh Xã hội, phòng Kinh tế). Việc tuyển sinh do cơ sở đào tạo nghề phối hợp với UBND các xã, phường triển khai thực hiện

và việc tổ chức lớp học được thực hiện tại địa bàn các xã, phường do đó không phải thực hiện việc hỗ trợ tiền đi lại đối với các học viên. Còn việc hỗ trợ tiền ăn đối với học viên thuộc diện hưởng các chính sách ưu đãi không nhiều, chủ yếu hỗ trợ cho học viên thuộc hộ nghèo, người bị thu hồi đất. Thủ tục vay tiền học nghề và phát triển nghề được học không dễ dàng, đặc biệt là những hộ cận nghèo, hộ nghèo hoặc hộ dân tộc thiểu số bởi các Quỹ hoặc ngân hàng cho vay cần có tài sản thế chấp hoặc người vay chứng minh được có nguồn thu nhập ổn định có khả năng trả nợ vì thế không có học viên vay nợ. Kinh phí hỗ trợ công tác ĐTN theo Quyết định số 1956/QĐ – TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ là nguồn ngân sách Trung ương bổ sung cho các địa phương thực hiện, (xem bảng 2.7)

Bảng 2.7.Kinh phí hỗ trợ công tác ĐTN cho LĐNT

ĐVT: 1.000 đồng TT Nội dung Kinh phí năm 2016 Kinh phí 2012 - 2016

1 Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với LĐNT 0 0

2 Điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề cho LĐNT 0 0

3 Thí điểm mô hình dạy nghề cho LĐNT 0 0

4 Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề 0 0

5 Phát triển chương trình, giáo trình học liệu dạy nghề 0 0

6 Phát triển giáo viên, cán bộ quản lý 0 0

7

Hỗ trợ

LĐNT học nghề

Nghề nông nghiệp Hỗ trợ dạy nghề

1.131.163 5.682.790 Hỗ trợ tiền ăn 281.010 716.400 Nghề phi nông nghiệp Hỗ trợ dạy nghề 903.840 5.038.634 Hỗ trợ tiền ăn 115.290 1.065.660

8 Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án 0

Cộng 2.431.303 11.599.644

Trong số 11,599644 tỷ đồng hỗ trợ công tác đào tạo nghề cho LĐNT trong đó kinh phí dạy nghề 10,721424 tỷ đồng, kinh phí hỗ trợ tiền ăn 878,22 triệu đồng. trợ dạy nghề, đồng. Với mức hỗ trợ tiền ăn 30.000 đ/học viên/ngày thực học cho những đối tượng người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất. Đối với lao động nông thôn khác không được hỗ trợ tiền ăn trong khi Các lớp tập huấn khuyến nông, khuyến công và các ngành nghề khác thực hiện theo quy định của thành phố Hà Nội hỗ trợ người học mức 50.000 đ/người/ngày. Đây c ng là một khó khăn cho công tác tuyên truyền đến nhân dân và tuyển sinh người học.

Kinh phí thí điểm hỗ trợ mô hình sau học nghề không có. Thực tế nhiều học viên học xong muốn phát triển mở rộng mô hình không đủ điều kiện kinh tế để mở rộng không thực hiện được do không có khả năng về vốn, đây c ng là nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sau học nghề.

Không có kinh phí thực hiện tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với LĐNT; kinh phí điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề cho LĐNT, do vậy quá trình tuyên truyền c ng gặp khó khăn, c ng là nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sau học nghề.

2.4.1.2. Chính sách đối với người dạy nghề

Người dạy nghề là cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và các trung tâm khuyến nông lâm ngư được trả tiền công tham gia dạy nghề với mức tối thiểu 25.000 đ/giờ; người dạy nghề là các tiến sĩ khoa học, tiến sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp, nghệ nhân cấp t nh trở lên được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu 300.000 đ/buổi. Mức cụ thể do cơ sở dạy nghề quyết định. Tuy nhiên, thực tế định mức hỗ trợ 2.000.000 đ/học viên/3 tháng thì cơ sở dạy nghề không thể trả công cao cho người tham gia dạy nghề, thậm chí những nghề

yêu cầu kỹ thuật cao, cần thời gian thao tác thực hành nhiều không thể tổ chức lớp học. Đây c ng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng dạy nghề.

2.4.1.3. Chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề

Trong Đề án ĐTN cho LĐNT được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1956/QĐ – TTg quy định ch hỗ trợ mua sắm thiết bị đối với các trường hoặc trung tâm dạy nghề. Cơ sở dạy nghề trên địa bàn Thị xã tham gia dạy nghề cho LĐNT ch có Công ty C may Sơn Hà không thuộc đối tượng được hưởng hỗ trợ do đó Thị xã không thực hiện chính sách này. Đây c ng là một bất cập mà các nhà xây dựng chính sách cần nghiên cứu, sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tế để khuyến khích các đơn vị, doanh nghiệp tích cực tham gia công tác ĐTN cho lao động nông thôn.

2.4.2. Xây dựng và vận hành bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Sơn Tây

Thực hiện Đề án ĐTN cho LĐNT được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1956/QĐ-TTg, công tác ĐTN cho LĐNT do ngành Lao động – Thương binh & Xã hội thực hiện. Sau thời gian triển khai thực hiện, các cấp các ngành đều nhận thấy có sự bất cập nên năm 2013 các bộ ngành, cấp thành phố và cấp huyện đã điều ch nh phân giao phòng Kinh tế thực hiện công tác quản l nhà nước về dạy nghề nông nghiệp cho LĐNT cho đúng chuyên môn, đảm bảo công tác thẩm định, quản lý thuận lợi và hiệu quả hơn. hòng Kinh tế có tổng số 15 cán bộ công chức, nhân viên trong đó có 3 cán bộ hợp đồng, 4 cán bộ lãnh đạo, 8 chuyên viên; phòng Lao động – Thương binh & Xã hội có tổng số 12 cán bộ công chức, trong đó có 3 cán bộ hợp đồng, 3 cán bộ lãnh đạo, 6 chuyên viên. Tuy nhiên do lượng công việc của mỗi phòng rất nhiều, thiếu cán bộ nên hiện tại hai phòng đều bố trí cán bộ kiêm nhiệm theo dõi, quản l công tác ĐTN cho LĐNT, không bố trí được cán bộ chuyên trách.

Đối với cấp xã việc bố trí cán bộ còn khó khăn hơn bởi hạn chế về trình độ năng lực. Theo dõi, quản lý các lớp dạy nghề phi nông nghiệp do cán bộ Lao động – Thương binh & Xã hội xã, phường thực hiện. Nhưng với các lớp dạy nghề nông nghiệp, tùy từng xã, phường mà có thể giao cho Hội nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ hoặc Hợp tác xã thực hiện. Cán bộ thực hiện hoàn toàn kiêm nhiệm và thiếu chuyên môn do đó triển khai thực hiện công tác dạy nghề tại các địa phương còn hạn chế, đôi khi không kịp thời đặc biệt là khâu tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về mục đích, nghĩa của chính sách ĐTN cho LĐNT dẫn đến hiệu quả công tác ĐTN chưa cao.

Bên cạnh đó, thực hiện Quyết định số 1956/QĐ – TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “ĐTN cho LĐNT đến năm 2020, Thị xã Sơn Tây đã thành lập Ban ch đạo, tổ công tác giúp việc ban ch đạo dạy nghề theo Quyết định số 1956/TTg và ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn ch đạo nhằm triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn thị xã SơnTây cụ thể:

Quyết định thành lập, kiện toàn Ban ch đạo, tổ công tác giúp việc thực hiện Quyết định 1956 thị xã Sơn Tây.

Xây dựng, Kế hoạch số 382/KH – UBND ngày 20/9/2010 của UBND thị xã Sơn Tây về triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ – TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “ĐTN cho LĐNTđến năm 2020”.

Hàng năm, UBND thị xã xây dựng kế hoạch thực hiện, triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo từng năm; văn bản ch đạo UBND các xã, phường đăng k nhu cầu và kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn của từng xã, phường.

Quyết định phê duyệt đặt hàng dạy nghề theo quyết định 1956 đối với các cơ sở dạy nghề đủ điều kiện tham gia hoạt động dạy nghề theo quy định.

Hoạt động của Ban chỉ đạo:

- Ban ch đạo thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg cấp thị xã gồm 13 thành viên do đồng chí Phó Chủ tịch phụ trách văn hóa xã hội thị xã làm Trưởng ban, đồng chí Trưởng phòng Lao động TBXH thị xã làm hó Trưởng. Ban ch đạo thực hiện quyết định 1956/QĐ-TTg thị xã xây dựng quy chế hoạt động của Ban ch đạo và phân công nhiệm vụ từng thành viên Ban ch đạo và Tổ thư k giúp việc Ban ch đạo.

- Thực hiện Thông tư 30/2012/TTLT- BLĐTBXH - BNV - BNN & PTNN - BTC - BTTTT ngày 12/12/2012 của Bộ Lao động TBXH, Bộ Nội vụ, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ tài chính, Bộ thông tin truyền thông về hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Năm 2013,UBND thị xã đã giao phòng Lao động TBXH phụ trách lĩnh vực đào tạo nghề phi nông nghiệp và Phòng Kinh tế phụ trách lĩnh vực đào tạo nghề nông nghiệp. Năm 2013 UBND thị xã đã kiện toàn, bổ sung đồng chí Trưởng phòng Kinh tế làm Phó trưởng ban 1956 thị xã; Có 12/15 xã, phường thành lập, kiện toàn Ban ch đạo 1956 cấp xã, phường (3 xã phường không kiện toàn là phường Lê Lợi, Ngô Quyền, Sơn Lộc do không có sản xuất nông nghiệp).

- Hoạt động của Ban ch đạo cấp thị xã và sự phối hợp của các sở, cơ quan, đơn vị tại địa phương: Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 đã được Ban ch đạo thị xã, các ban, ngành đoàn thể triển khai có hiệu quả trên địa bàn, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu công tác đào tạo nghề trong từng năm và quá trình thực hiện Đề án. Từng bước giảm bớt tỷ lệ lao động không có trình độ; qua đó giúp người lao động tạo việc làm nâng cao thu nhập cải thiện đời sống nhân dân.

2.4.3. Huy động nguồn lực đầu tư về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Sơn Tây thôn trên địa bàn thị xã Sơn Tây

Kinh phí hỗ trợ công tác ĐTN cho LĐNT do ngân sách Trung ương cấp theo định mức hỗ trợ quy định. Trên cơ sở số kinh phí được cấp, Thành phố phân bổ cho các quận, huyện thị xã triển khai thực hiện. Thành phố và Thị xã không chi ngân sách hỗ trợ thêm cho công tác ĐTN cho LĐNT vì thế cán bộ thực hiện quản l công tác ĐTN cho LĐNT không được hỗ trợ bất kỳ khoản nào, không đầu tư trang bị phương tiện. Đây c ng là một khó khăn ảnh hưởng đến công tác theo dõi, quản lý và không khích lệ, động viên cán bộ tích cực làm việc, nhất là là cán bộ cấp xã.

Việc triển khai công tác ĐTN cho LĐNT trên địa bàn Thị xã chưa được sự quan tâm nhiều của các doanh nghiệp.Trên địa bàn Thị xã ch có duy nhất công ty Cổ phẩn may Sơn Hà thực hiện tham gia công tác dạy nghề cho LĐNT. UBND thị xã Sơn Tây chưa có chính sách khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp tham gia công tác ĐTN cho LĐNT.

2.4.4. Tuyên truyền, giáo dục và tư vấn nghề nghiệp cho lao động nông thôn nông thôn

- UBND thị xã đã giao cho hòng Lao động TB&XH, Phòng Kinh tế, Đài Truyền thanh thị xã và các xã, phường tổ chức tuyên truyền Quyết định số 1956 của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản ch đạo của Thành phố, Đề án và kế hoạch đào tạo nghề của thị xã trên hệ thống Đài truyền thanh thị xã và các xã, phường về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đồng thời kết hợp lồng ghép tuyên truyền trong hội nghị của các ban, ngành, đoàn thể từ thị xã đến xã, phường đảm bảo các hộ dân trên địa bàn nắm bắt chủ trương, chính sách của Nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Công tác tuyên truyền cấp xã không được chú trọng, quan tâm sát sao bởi kinh phí hỗ trợ cho cán bộ làm công tác tuyên truyền không có do vậy đây

c ng là nguyên nhân ảnh hưởng chính đến công tác tuyên truyền Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ chưa được hiệu quả.

2.4.5. Điều tra, khảo sát và ự áo nhu cầu ạy nghề cho lao động nông thôn

- Số cuộc điều điều tra, khảo sát và rà soát danh mục nghề đào tạo tại địa phương: Đã thực hiện 01 cuộc điều tra khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn năm 2010, trên cơ sở đó xây dựng Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn thị xã;

- UBND thị xã đã xây dựng kế hoạch và tổ chức hội nghị tập huấn đến lãnh đạo UBND, cán bộ lao động - TBXH các xã, phường và đội ng điều tra viên là trưởng thôn, tổ trưởng dân phố về thực hiện điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Sơn Tây.

Kết quả: Có 18.299 hộ thuộc diện điều tra với 70.871 nhân khẩu, trong đó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)