động nông thôn
Trong những những năm qua, Thị xã Sơn Tây chưa lựa chọn mô hình điểm để dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956. Thực tế đào tạo nghề 5 năm qua một số nghể được người lao động lựa chọn học nhiều đó là:
+ Nghề chăn nuôi thú y: Đã tổ chức dạy 31 lớp cho 1059 lao động lao động, có 827/1059 người học xong có việc làm, tỷ lệ lao động sau học nghề có việc làm đạt 78%.
+ Nghề may công nghiệp: Đã tổ chức dạy nghề cho 37 lớp cho1642 lao động, có 1432/1642 người học xong có việc làm, tỷ lệ lao động có việc làm sau học nghề đạt 91%, đặc biệt có một số lớp mở tại Công y C may Sơn Hà tỷ lệ lao động có việc làm đạt 100%.
Không có mô hình điểm sau học nghề, đây c ng là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của công tác đạo tạo nghề chưa được nhìn thấy. Do vậy, trong thời gian tới thị xã cần đầu tư xây dựng và nhân rộng mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn đặc biệt một số ngành nghề được nhiều người học lựa chọn.
2.4.7.Phát triển các chương trình, giáo trình dạy nghề
UBND thành phố Hà Nội ban hành danh mục nghề đào tạo, định mức chi phí đào tạo, các chương trình khung đào tạo đã tạo điều kiện thống nhất về các nghề đạo tạo c ng như yêu cầu chung về nội dung kiến thức, kỹ năng, định mức chi phí đào tạo ở từng nghề để các cơ sở dạy nghề có căn cứ tổ chức các lớp dạy nghề.
Các cơ sở dạy nghề đã biên soạn được chương trình tài liệu giảng dạy cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy nghề, truyền nghề.