TT Nội dung Tổng số lao động (người) Trên ĐH Đại học Cao đẳng Trung cấp Công nhân Cộng
1 Phân tích kết cấu lao động
Tổng số lao động gián tiếp sản xuất 2 69 8 5 11 96 Tổng số lao động trực tiếp sản xuất 0 2 27 13 312 354
Cộng 2 71 35 18 324 450
2 Phân tích theo giới tính
Tổng số lao động là Nam giới 2 52 19 14 248 334
Tổng số lao động là Nữ giới 0 19 16 5 76 116
Cộng 2 71 35 18 324 450
3 Phân tích theo độ tuổi
Tuổi từ 18 - 30 tuổi (13,1%) 1 10 2 3 43 59
Tuổi từ 31 - 45 tuổi ( 62,0%) 1 38 28 9 203 279
Tuổi từ 45 - 55 tuổi (24,9%) 0 23 5 7 77 112
Trên 55 tuổi 0 0 0 0 0 0
Cộng 2 71 35 18 324 450
Lao động của Công ty Cổ phần Hồng Hà được phân chia thành 02 khối: lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp là các nhân viên tham gia sản xuất trực tiếp tại các Công trình, các hạt quản lý trong Công ty, số còn lại là lao động gián tiếp.
Với tổng số lao động của Công ty Cổ phần Hồng Hà hiện nay là 450 người, trong đó:
- Tổng số lao động gián tiếp là 96 người chiếm 21,3% tổng số lao động của Công ty. Trên 80% số này có trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng.
- Lao động trực tiếp sản xuất tại các công trình, các hạt quản lý chiếm 78,7%. Hầu hết số lao động này là những cán bộ chuyên ngành và công nhân lao động lành nghề, có kinh nghiệm.
- Nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Hồng Hà có tuổi đời trung bình khá cao, với độ tuổi bình quân là 36 tuổi. Điều này thể hiện tính lâu năm và chính sách tuyển dụng lâu dài của Công ty. Số lao động trẻ từ 18 - 30 tuổi của công ty chiến tỷ lệ tương đối thấp 13,1%; đa số lao động của công ty nằm ở độ tuổi 31 đến 45 chiếm tỷ lệ 62,0%. Hiện nay, đặc điểm lao động theo độ tuổi của công ty về cơ bản phù hợp vì phần lớn lao động nằm ở độ tuổi sung sức, sáng tạo. Tuy nhiên với độ tuổi bình quân khá cao thì khả năng tiếp cận công nghệ mới, khả năng thay đổi để phù hợp với sự thay đổi của môi trường sẽ hạn chế.
- Trình độ học vấn của nhân viên công ty ở mức độ trung bình. Số lượng công nhân viên có trình độ học nghề vẫn ở mức cao tập trung chủ yếu ở các bộ phận sản xuất trực tiếp tại các công trình.
- Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật đạt trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tương đối cao. Công ty có 73 người với trình độ đại học và trên đại học. Ngoài ra công ty còn có một đội ngũ công nhân lành nghề, số công nhân từ bậc 5 trở lên là 271 người, chiếm hơn 86% số công nhân lao động trực tiếp. Công ty đã và đang xây dựng một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, nhiều lứa tuổi, tỷ lệ lao động nam chiếm chủ yếu do đặc
- Năng lực marketing của công ty
Để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, đối với doanh nghiệp công tác quảng bá hình ảnh, danh tiếng của mình có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm tạo niềm tin cho đối tác, khách hàng vào năng lực nhân lực, tài chính, máy móc thiết bị, kinh nghiệm của công ty… Để giữ vững và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng của công ty hàng năm các phòng ban lập danh sách khách hàng gửi về phòng tổ chức hành chính đề nghị gửi thư chúc tết hoặc tặng lịch hoặc gửi thiếp chúc mừng thăm hỏi dịp lễ tết. Các bộ phận trưởng phòng hoặc cán bộ nhân viên được lãnh đạo công ty giao nhiệm vụ trực tiếp nhằm xây dựng mối quan hệ giữa công ty với khách hàng càng tốt đẹp. Hiện nay, công ty Cổ phần Hồng Hà chưa đầu tư nhiều vào công tác marketing, cụ thể là nhân lực trong lĩnh vực này chỉ có vài người và cũng không có chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực marketing. Việc công ty có nhận được hợp đồng kinh tế lớn, được các đối tác tín nhiệm là do công ty có mối quan hệ tốt với các đối tác. Trình độ nắm bắt thị trường của công ty còn hạn chế, chi phí cho hoạt động marketing chưa nhiều, điều đó khiến cho việc nắm bắt nhu cầu thị trường đặc biệt nhu cầu thị trường trong dài hạn còn yếu kém. Hoạt động marketing của công ty chưa được chú trọng, cụ thể là công tác quảng bá hình ảnh của công ty được thực hiện đồng thời với bộ phận làm công tác đầu thầu.
3.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Hồng Hà
Qua việc phân tích thực trạng hoạt động cũng như chỉ tiêu đánh giá năng lực của công ty, tác giả xin đưa ra một số đánh giá, ưu điểm và nhược điểm trong hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong thời gian qua.
3.4.1. Ưu điểm
Công ty Cổ phần Hồng Hà là công ty xây dựng có hiệu quả cao, lại là doanh nghiệp có uy tín trên địa bàn do có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực này. Trong thời gian vừa qua, công ty đã đạt được một số kết quả sau:
Về tài chính, doanh thu và lợi nhuận của Công ty đều tăng qua các năm với mức tăng trưởng khá, tình hình tài chính lành mạnh để thu hút đầu tư và tạo vị thế trên thị trường.
Về uy tín thương hiệu: Công ty đã xây dựng được uy tín và thương hiệu trong lĩnh vức xây dựng, được khách hàng, đối tác và các cơ quan Sở ban ngành đánh giá cao về chất lượng công trình thi công và thời gian thi công. Công ty cũng có kinh nghiệm lâu năm trong thị trường xây dựng nên tạo được nhiều lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực này. Đơn vị hạt đội của công ty được phân bố đều khắp trên địa bàn. Do vậy công ty nắm bắt khá nhanh tình hình giao thông đường bộ tại các địa phương trong toàn tỉnh.
Về sản phẩm: Các công trình mà công ty đã thi công đều được đánh giá có chất lượng tốt, độ bền cao, được đánh giá cao về chuyên môn bới các chuyên gia trong lĩnh vực. Ngoài ra, các công trình đó đều đạt chỉ tiêu thời gian hoàn thành đúng kế hoạch, tạo được niềm tin cho khách hàng.
Về nhân lực: Trong những năm gần đây, cán bộ nhân viên trong Công ty tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Công ty cũng có định hướng xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, đội ngũ lao động giỏi nghề, và tinh nghề. Ngoài ra, công ty còn chú trọng đến mặt đời sống của người lao động, có chế độ lương thưởng phù hợp, khuyến khích, động viên kịp thời, giúp người lao động yên tâm làm việc và muốn gắn bó lâu dài với Công ty. Do vậy nếu công ty thi công nhiều công trình cùng lúc hoặc công trình thi công cần nhiều nhân lực thì công ty có khả năng đáp ứng kịp thời.
3.4.2. Nhược điểm
Bên cạnh những kết quả đạt được, Công ty Cổ phần Hồng Hà còn có một số nhược điểm cần khắc phục như:
nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược. Trình độ quản lý và trình độ tay nghề của người lao động không được nâng lên. Một số bộ phận, cá nhân hoạt động kém hiệu quả. Công việc của công ty nhiều khi bị đình trệ, chồng chéo chức năng.
Về tài chính: Năng lực tài chính lành mạnh nhưng không đủ mạnh để thi công nhiều công trình cùng một lúc hay thi công các công trình lớn, chưa tận dụng được khả năng chiếm dụng vốn của ngành.
Về trang thiết bị cơ sở hạ tầng: Máy thi công đã lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu thi công những công trình lớn hay kết cấu phức tạp.
Về hoạt động marketing: Công tác nghiên cứu thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu của công ty chưa được coi trọng và diễn ra chưa thường xuyên. Công ty cần phối hợp với các công ty chuyên nghiệp về lĩnh vực nghiên cứu thị trường để có một cái nhìn khách quan hơn.
Về uy tín thương hiệu: Uy tín thương hiệu là tài sản vô hình của Công ty, nó rất khó để xây dựng lên nhưng rất dễ bị mất đi. Mặc dù, hiện nay Công ty được đánh giá là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn, nhưng trong thời gian sắp tới, khi tình hình cạnh tranh thị trường ngày càng gay gắt, có rất nhiều đối thủ cạnh tranh nên đòi hỏi Công ty phải chú trọng đầu tư hơn nữa trong việc xây dựng uy tín, hình ảnh thì mới có thể giữ vững và nâng cao vị thế của mình trên thị trường, khẳng định uy tín và thương hiệu riêng của Công ty.
3.4.3. Nguyên nhân
3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất: Thị trường vốn của Việt Nam mới phát triển trong những năm gần đây trong khi nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp ngày càng cao. Các doanh nghiệp tại Việt Nam chủ yếu tiếp cận vốn thông qua hệ thông ngân hàng. Tuy nhiên, thủ tục cho vay vốn của ngân hàng còn nhiều điểm bất cập, rườm rà gây khó khăn cho doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp xây lắp
cần lượng vốn rất nhiều nếu không cung ứng kịp thời thì buộc sẽ phải dừng tiến độ thi công.
Thứ hai: Từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, chúng ta nhận được nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thử thách, chúng ta phải sửa đổi hệ thống pháp luật cho phù hợp, trong đó có luật Đầu tư. Trong sân chơi chung này, chúng ta có nhiều cơ hội phát triển vì môi trường thông thoáng, công bằng và bình đẳng nhưng mức độ cạnh tranh lại trở nên khốc liệt.
Thứ ba: Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các điều kiện tự nhiên. Trong quá trình thi công công trình, hạng mục công trình gặp điều kiện tự nhiên không thuận lợi (mưa, lũ…) sẽ gây tổn thất về chi phí cho công ty, tăng giá thành sản phẩm và giảm lợi nhuận cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh những yếu tố khách quan tác động, năng lực cạnh tranh của công ty gặp một số hạn chế trên là do các nguyên nhân chủ quan sau:
Thứ nhất: Công ty chưa xây dựng được tầm nhìn sứ mạng cho mình, các hoạt động chưa có chiến lược. Bản thân người lao động trong công ty chưa nhận thức được những khó khăn của công ty và sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường nên ý thức chấp hành kỷ luật và sự cống hiến cho công ty còn thấp.
Thứ hai: Công tác đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên chưa được quan tâm đúng mức, chế độ đãi ngộ và đề bạt chưa thỏa đáng làm giảm năng lực phấn đấu vươn lên của các cá nhân ưu tú. Mặc dù có năng lực quản lý và có kinh nghiệm nhưng không được phát huy, do vậy năng lực cạnh tranh của công ty ngày càng giảm sút.
Dựa trên kết quả khảo sát thông qua bảng câu hỏi ở phụ lục 1, tác giả nhận thấy Công ty chưa xây dựng được bản mô tả và phân tích công việc cho từng cá nhân trong quá trình tuyển dụng và sử dụng lao động, khiến cho công việc nhiều lúc bị chồng chéo, đình trệ, sai sót xảy ra nhiều vào thời điểm quyết toán công trình. Nhân viên của công ty vào làm việc hầu hết dựa trên mối quan hệ quen biết, không qua quá trình tuyển dụng khắt khe hay đánh giá năng lực.
Thứ ba: Không có cơ chế quản lý đối với các yếu tố đầu vào của quá trình thi công sau khi bàn giao cho các đơn vị. Chính công tác quản lý các yếu tố đầu vào của quá trình thi công chưa chặt chẽ đã gây lãng phí, tăng những khoản chi phí không cần thiết làm tăng giá thành, giảm năng lực cạnh tranh của công ty.
Thứ tư: Năng lực tài chính còn hạn hẹp. Ngoài nguyên nhân khách quan do việc vay vốn tại các tổ chức tín dụng khó khăn, bản thân công ty không năng động tìm tòi những nguồn huy động vốn phù hợp với tình hình hiện tại của công ty. Thêm vào đó, tình trạng thu hồi vốn chậm bởi Ngân sách nhà nước thiếu vốn nên sau khi quyết toán công trình việc thanh toán diễn ra rất chậm.
Thứ năm: Mặc dù công ty đã có kế hoạch đầu tư phát triển công nghệ mới, nâng cấp máy móc thiết bị nhưng cũng do tiềm lực tài chính hạn chế nên chưa thể thực hiện kế hoạch này một cách nhanh chóng, khiến cho trình độ công nghệ của công ty lạc hậu hơn so với các đối thủ.
3.4.4. Tổng hợp phân tích trên mô hình SWOT
Qua phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty và phân tích những yếu tố có ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh, có thể tổng hợp trên mô hình SWOT như sau: