Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần hồng hà (Trang 73 - 81)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp

- Năng lực tổ chức quản lý

Bộ máy các phòng ban trong công ty được bố trí theo chức năng, sản phẩm. Cơ cấu đó có ý nghĩa quan trọng đảm bảo hiệu quả quản lý cao, ra quyết định nhanh chóng, đồng thời vừa phát huy năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng vừa đảm bảo được quyền chỉ huy trong toàn hệ thống. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ công nhân viên đồng thời là cổ đông của công ty

gắn quyền lợi và trách nhiệm của toàn thể nhân viên nên đã đoàn kết, năng động sáng tạo, hăng hái thi đua trên mọi lĩnh vực vì lợi ích của công ty và cũng là lợi ích của bản thân họ. Do đó hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hiệu quả hơn nhờ vậy mà năng lực cạnh tranh được nâng lên.

Đội ngũ lãnh đạo trẻ, năng động, ham học hỏi có chiến lược phát triển phấn đấu trở thành doanh nghiệp lớn trong ngành xây dựng, phát triển mạnh và bền vững luôn luôn là nòng cốt trong hoạt động của công ty. Giám đốc Công ty Cổ phần Hồng Hà, ông Lê Thanh Hải cho biết: Luôn quan tâm, chú trọng yếu tố con người, chúng tôi coi đây là nguồn lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển cho công ty. Đội ngũ lãnh đạo có trình độ tốt, không ngừng trau dồi thêm các kiến thức chuyên môn thông qua các buổi hội thảo trong ngành, tham gia các lớp quản lý chuyên sâu và tích cực học thêm tiếng anh để có thể giao tiếp tốt với các đối tác nước ngoài. Đội ngũ lãnh đạo của công ty luôn tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho mỗi cá nhân trong toàn công ty, luôn duy trì môi trường bình đẳng, không phân biệt đối xử với mọi người tạo điều kiện phát huy sở trường của từng người. Ngoài ra, ban lãnh đạo công ty còn có mối quan hệ tốt với đối tượng hữu quan bên ngoài như: các cơ quan nhà nước, nhà đầu tư, cộng động địa phương, nhà cung ứng, các ngân hàng…

- Nguồn lực vật chất

Máy móc, thiết bị, công nghệ là yếu tố rất cơ bản góp phần tạo nên năng lực cạnh tranh của công ty. Trong ngành xây dựng, để đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư, của khách hàng đảm bảo công trình đạt được an toàn, chất lượng ngoài việc đảm bảo các yêu cầu về nhân công, nguyên vật liệu thì việc sử dụng máy móc thiết bị như thế nào cũng có vai trò quan trọng. Do yêu cầu đặc thù của ngành xây dựng là sản phẩm mang tính đơn chiếc, mặc dù công ty đã trang bị nhiều máy móc thiết bị phục vụ thi công các loại công trình nhưng

thiếu máy móc phục vụ cho thi công thì công ty sẽ có biện pháp thuê các đơn vị khác.

Công ty đã xây dựng hệ thống mạng thông tin nội bộ và đã nối mạng quốc gia và quốc tế phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chính mạng thông tin hiện đại đã góp phần quan trọng trong việc giảm chi phí và thời gian giao dịch, chi phí của công ty, tăng năng suất lao động. Nhờ vậy giúp công ty nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

Phần lớn các máy móc thiết bị thi công của công ty đều có công suất thiết kế lớn và chủ yếu được mua từ nước ngoài. Một số nước chủ yếu mà công ty nhập khẩu máy móc là: Nhật, Trung Quốc… Về chất lượng, hầu hết các máy móc thiết bị của công ty đều ở tình trạng hoạt động tốt, thời gian khấu hao vẫn còn dài, giá trị còn lại của thiết bị đều khá lớn đáp ứng công nghệ thi công ngày một tiến bộ, đảm bảo đúng tiến độ thi công, đạt tiêu chuẩn kĩ thuật và chất lượng, an toàn theo yêu cầu. Để nâng cao vị thế của mình công ty còn mạnh dạn nghiên cứu và ứng dụng những công nghệ tiên tiến trong xây dựng, công ty đã đầu tư thiết bị thi công khoan cọc nhồi đồng bộ, hiện đại…

- Nguồn lực tài chính

Sản phẩm xây lắp có giá trị lớn, để xây dựng nên chúng cần một lượng vốn dồi dào, lớn mà thời gian thu hồi lại lâu, trong khi đơn vị thực hiện thi công không được trả trước toàn bộ số tiền đã sản xuất ra sản phẩm đó mà vốn chỉ được cấp một phần theo tiến độ, một phần kinh phí còn lại do nhà thầu tự ứng. Vì vậy, nguồn vốn kinh doanh của các công ty xây dựng thường phải tương đối lớn mới có thể đáp ứng yêu cầu vốn cho thi công trong suốt thời gian trước khi công trình được quyết toán. Do vậy, năng lực tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh cạnh của công ty.

Bảng 3.7: Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn Công ty Cổ phần Hồng Hà giai đoạn 2014-2016

TT Chỉ tiêu Năm 2014 Nắm 2015 Năm 2016

1 Hệ số nợ/tài sản(%) 90 94,91 83.8 2 Hệ số nợ/ vốn chủ sở hữu 8,9 18,68 4,16 3 Tỉ trọng vốn lưu động so với tổng vốn(%) 96 88 83 4 Tỉ trọng vốn cố định so với tổng vốn(%) 4 12 17

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty Cổ phần Hồng Hà)

Mức độ độc lập tự chủ về tài chính của công ty đã tăng lên, nhưng vẫn phụ thuộc nhiều vào bên ngoài. Qua 3 năm ta thấy tỉ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu năm 2014 chiếm khoảng 10% đến năm 2016 tăng lên và chiếm khoảng 16,2%. Sở dĩ, tỷ số này tăng lên là do công ty đã tiến hành huy động nguồn vốn bằng việc phát hành cổ phiếu, huy động những đồng tiền nhàn dỗi công nhân viên trong công ty mua cổ phần.

Khả năng cân đối vốn thể hiện thông qua tỷ số nợ trên tổng tài sản. Qua 3 năm qua tỷ số này đã giảm xuống năm 2014 chiếm khoảng 90% đến năm 2016 đã giảm xuống còn hơn 80% nhưng vẫn ở mức cao so với mức an toàn mà chuyên gia kinh tế nhận định là 40%. Tỷ số nợ của công ty giảm qua các năm cho thấy khả năng tài chính của doanh nghiệp qua các năm đã tăng lên song vẫn ở mức cao tạo cho công ty gia tăng lợi nhuận một cách nhanh chóng nhưng nó có phần hạn chế là chưa đảm bảo khả năng thanh toán công ty dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán khi gặp rủi ro. Có thể nói mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty ngày càng tăng. Điều này chứng tỏ công

Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu cho biết mối quan hệ giữa các nguồn vốn của công ty trong việc hình thành các tài sản. Qua 3 năm qua từ 2014- 2016 hệ số nợ so với tổng vốn chủ sở hữu của công ty đã giảm xuống từ 8,9 năm 2014 xuống còn 5,2 năm 2016 nhưng còn cao hơn mức trung bình ngành (2,5). Sự bị động đó khiến công ty phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với các nguồn vốn vay hình thành nên tài sản phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Về nguồn vốn qua bảng trên ta thấy tỉ trọng vốn lưu động của công ty năm 2014 là 96% trên tổng vốn; năm 2015 giảm xuống ở mức đạt tới 88% so với tổng vốn, năm 2016 là 83% so với tổng vốn. Tỉ trọng vốn lưu động trên tổng vốn năm 2016 giảm so với năm 2015 cho thấy năm 2016 công ty ít bị chiếm dụng vốn hơn so với năm 2015. Tuy nhiên tỷ trọng vốn lưu động như vậy là rất cao, chứng tỏ các khoản phải thu của công ty là lớn và công ty bị chiếm dụng vốn nhiều, dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn. Việc thu hồi vốn chậm cho thấy công ty đã phải chịu áp lực tài chính khá nặng nề. Đây có thể là nguyên nhân làm giảm hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty. Do công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên việc ứ đọng vốn là không thể tránh khỏi vì tiền chỉ có thể thu về khi hoàn thành công trình và bàn giao. Mặt khác những công trình mà công ty đang thực hiện là những công trình đòi hỏi mức đầu tư lớn thời gian thi công dài thường là vài năm nên việc thu hồi được tiền vốn của công ty sẽ gặp khó khăn.

Năng lực tài chính của bất kì doanh nghiệp nào được gắn với vốn – yếu tố cơ bản và là một đầu vào của doanh nghiệp. Việc huy động vốn kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như: mua sắm vật tư, nguyên liệu, thuê nhân công, mua sắm máy móc thiết bị công nghệ, hiện đại hóa tổ chức quản lý… Như vậy để nâng cao năng lực tài chính, công ty cần củng cố và phát triển nguồn vốn, tăng vốn tự có, mở rộng vốn vay dưới nhiều hình thức như vay ngắn hạn, vay dài hạn, huy động phát hành cổ

phiếu, chiếm dụng doanh nghiệp khác… Đồng thời, một điều quan trọng là công ty phải sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, hoạt động kinh doanh có hiệu quả để tạo uy tín đối với khách hàng, với ngân hàng và với những người cho vay vốn.

Nhìn một cách tổng thể thì trong những năm gần đây tình hình tài chính của công ty có sự biến động qua mỗi năm nhưng vẫn đảm bảo được khả năng tài chính. Một số chỉ tiêu có chiều hướng tốt trong những năm gần đây, không tồn đọng nợ xấu. Vì thế, tuy việc sản xuất kinh doanh có phụ thuộc nhiều vào vốn vay nhưng với uy tín và năng lực sản xuất của mình công ty luôn tin tưởng và đảm bảo được độ ổn định về vốn từ nguồn tín dụng như: chiếm dụng của khách hàng, nhà cung cấp, hợp đồng vốn vay tín dụng của ngân hàng.

d) Năng lực nguồn lao động của công ty

Đối với bất kì loại hình kinh doanh nào thì lực lượng lao động luôn là yếu tố sản xuất quan trọng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Với ngành nghề kinh doanh đa dạng nên lực lượng lao động của công ty rất đa ngành nghề. Lực lượng lao động của công ty bao gồm hai nhóm: Lực lượng lao động thường xuyên trong danh sách và lực lượng thuê ngoài theo mùa vụ. Hiện nay công ty duy trì mức lao động vào khoảng 450 lao động, với trình độ khác nhau.

Trong những năm gần đây đi đôi với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đội ngũ cán bộ, nhân viên của Công ty cũng không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ nhận thức của mỗi cá nhân nhằm áp dụng những tiến bộ của khoa học vào những sản phẩm do công ty thực hiện, nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín với các bạn hàng trong và ngoài tỉnh. Hiện nay chúng tôi đã có một đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên giỏi có nhiều năm công tác trong lĩnh vực xây dựng

Bảng 3.8: Trình độ nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Hồng Hà Stt Trình độ chuyên môn Số lượng Số năm kinh nghiệm Quy mô các dự án đã tham gia

1 Kỹ sư giao thông 25 2 - 15 năm Công trình giao thông

2 Kỹ sư xây dựng dân dụng

và công nghiệp 05 2 -13 năm

Các công trình dân dụng, công nghiệp vừa và nhỏ

3 Kỹ sư thủy lợi 04 5-8 năm Các công trình thủy lợi 4 Kỹ sư trắc địa 03 3-10 năm Các công trình vừa và nhỏ

6 Kỹ sư điện 02 3-8 năm Các công trình vừa và nhỏ

7 Kỹ sư khai thác mỏ 02 3-5 năm Khai thác mỏ lộ thiên 8 Cử nhân kinh tế 12 3-20 năm Các công trình vừa và nhỏ 9 Cử nhân cao đằng 10 2-10 năm Các công trình vừa và nhỏ 10 Công nhân kỹ thuật 20 2-11 năm Các công trình vừa và nhỏ

...

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty Cổ phần Hồng Hà)

Bảng 3.9: Cơ cấu tổ chức lao động của Công ty Cổ phần Hồng Hà

TT Nội dung Tổng số lao động (người) Trên ĐH Đại học Cao đẳng Trung cấp Công nhân Cộng

1 Phân tích kết cấu lao động

Tổng số lao động gián tiếp sản xuất 2 69 8 5 11 96 Tổng số lao động trực tiếp sản xuất 0 2 27 13 312 354

Cộng 2 71 35 18 324 450

2 Phân tích theo giới tính

Tổng số lao động là Nam giới 2 52 19 14 248 334

Tổng số lao động là Nữ giới 0 19 16 5 76 116

Cộng 2 71 35 18 324 450

3 Phân tích theo độ tuổi

Tuổi từ 18 - 30 tuổi (13,1%) 1 10 2 3 43 59

Tuổi từ 31 - 45 tuổi ( 62,0%) 1 38 28 9 203 279

Tuổi từ 45 - 55 tuổi (24,9%) 0 23 5 7 77 112

Trên 55 tuổi 0 0 0 0 0 0

Cộng 2 71 35 18 324 450

Lao động của Công ty Cổ phần Hồng Hà được phân chia thành 02 khối: lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp là các nhân viên tham gia sản xuất trực tiếp tại các Công trình, các hạt quản lý trong Công ty, số còn lại là lao động gián tiếp.

Với tổng số lao động của Công ty Cổ phần Hồng Hà hiện nay là 450 người, trong đó:

- Tổng số lao động gián tiếp là 96 người chiếm 21,3% tổng số lao động của Công ty. Trên 80% số này có trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng.

- Lao động trực tiếp sản xuất tại các công trình, các hạt quản lý chiếm 78,7%. Hầu hết số lao động này là những cán bộ chuyên ngành và công nhân lao động lành nghề, có kinh nghiệm.

- Nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Hồng Hà có tuổi đời trung bình khá cao, với độ tuổi bình quân là 36 tuổi. Điều này thể hiện tính lâu năm và chính sách tuyển dụng lâu dài của Công ty. Số lao động trẻ từ 18 - 30 tuổi của công ty chiến tỷ lệ tương đối thấp 13,1%; đa số lao động của công ty nằm ở độ tuổi 31 đến 45 chiếm tỷ lệ 62,0%. Hiện nay, đặc điểm lao động theo độ tuổi của công ty về cơ bản phù hợp vì phần lớn lao động nằm ở độ tuổi sung sức, sáng tạo. Tuy nhiên với độ tuổi bình quân khá cao thì khả năng tiếp cận công nghệ mới, khả năng thay đổi để phù hợp với sự thay đổi của môi trường sẽ hạn chế.

- Trình độ học vấn của nhân viên công ty ở mức độ trung bình. Số lượng công nhân viên có trình độ học nghề vẫn ở mức cao tập trung chủ yếu ở các bộ phận sản xuất trực tiếp tại các công trình.

- Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật đạt trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tương đối cao. Công ty có 73 người với trình độ đại học và trên đại học. Ngoài ra công ty còn có một đội ngũ công nhân lành nghề, số công nhân từ bậc 5 trở lên là 271 người, chiếm hơn 86% số công nhân lao động trực tiếp. Công ty đã và đang xây dựng một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, nhiều lứa tuổi, tỷ lệ lao động nam chiếm chủ yếu do đặc

- Năng lực marketing của công ty

Để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, đối với doanh nghiệp công tác quảng bá hình ảnh, danh tiếng của mình có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm tạo niềm tin cho đối tác, khách hàng vào năng lực nhân lực, tài chính, máy móc thiết bị, kinh nghiệm của công ty… Để giữ vững và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng của công ty hàng năm các phòng ban lập danh sách khách hàng gửi về phòng tổ chức hành chính đề nghị gửi thư chúc tết hoặc tặng lịch hoặc gửi thiếp chúc mừng thăm hỏi dịp lễ tết. Các bộ phận trưởng phòng hoặc cán bộ nhân viên được lãnh đạo công ty giao nhiệm vụ trực tiếp nhằm xây dựng mối quan hệ giữa công ty với khách hàng càng tốt đẹp. Hiện nay, công ty Cổ phần Hồng Hà chưa đầu tư nhiều vào công tác marketing, cụ thể là nhân lực trong lĩnh vực này chỉ có vài người và cũng không có chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực marketing. Việc công ty có nhận được hợp đồng kinh tế lớn, được các đối tác tín nhiệm là do công ty có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần hồng hà (Trang 73 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)