Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Hồng Hà
3.1.4. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
Hội đồng quản trị: là bộ phận có quyền hạn cao nhất, có quyền hạn cao nhất, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi như chiến lược phát triển phương án đầu tư cũng như việc sắp xếp nhân sự của công ty.
Trách nhiệm của ban tổng giám đốc:
Tổng giám đốc công ty: là đại diện pháp nhân của công ty, có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị và pháp luật nhà nước về các quyết định trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các phó tổng giám đốc: giúp việc cho tổng giám đốc điều hành quá trình sản xuất kinh doanh. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực được tổng giám đốc phân công giao nhiệm vụ.
Các phòng ban chức năng:
Các phòng ban có mối liên hệ mật thiết với nhau, đồng thời có chức năng trợ giúp tham mưu cho ban lãnh đạo công ty.
Phòng tổ chức hành chính: tham mưu cho tổng giám đốc các công tác sau: giải quyết công việc hành chính văn phòng; lên kế hoạch và tổ chức thực hiện các phương án sắp xếp, quản lý đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng lao động hợp lý; tổ chức thực hiện đúng đắn các chế độ, chính sách của nhà nước đối với người lao động; hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật, các chế độ đối với người lao động.
Phòng kế toán tài chính: Tham mưu cho Tổng giám đốc trong công tác quản lý nguồn vốn cụ thể như sau
Trực tiếp xây dựng kế hoạch tài chính kế toán tháng, quý, năm; Lập báo cáo kế toán, quyết toán quý, năm; báo cáo thống kê tháng, quý, năm bảo đảm tính trung thực và chính xác của các số liệu báo cáo.
Chủ động lo nguồn vốn, đề xuất phương án huy động nguồn vốn để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh. Quản lý sử dụng các nguồn vốn theo đúng quy định của pháp luật; Kiểm tra việc sử dụng vốn bảo đảm không làm thất thoát vốn, bảo toàn và sử dụng vốn có hiệu quả.
Xử lý và bảo quản các chứng từ theo đúng quy định của pháp luật.
Phân tích tình hình tài chính của công ty để đề xuất những giải pháp kịp thời cho việc ra quyết định của lãnh đạo.
Phòng kỹ thuật: là đầu mối tiếp nhận thông tin, tìm kiếm, đấu thầu và triển khai thực hiện các công trình xây lắp của công ty.
Đôn đốc kiểm tra và kết hợp các đơn vị làm thanh quyết toán các công trình và thu hồi vốn tồn đọng.
Tiến hành thanh lý hợp đồng giữa công ty với chủ đầu tư sau khi công trình hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng và có đầy đủ hồ sơ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quản lý toàn bộ máy móc thiết bị thi công của công ty, đề xuất các phương án mua sắm máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh.
Các ban quản lý dự án: Tổ chức triển khai và quản lý các dự án đầu tư của công ty theo đúng quy định của pháp luật; đảm bảo các dự án được triển khai nhanh nhất, an toàn nhất, chất lượng nhất và hiệu quả nhất.
- Đội công trình 2. - Đội công trình 3. - Đội công trình 4. - Đội công trình 5. - Đội công trình 6. - Đội sản xuất vật liệu. - Đội xe máy.
- Đội khoan bắn, nổ mìn. - Các hạt quản lý đường bộ Các đơn vị xây lắp:
Phối hợp với phòng đấu thầu và quản lý công trình xây dựng để triển khai làm hồ sơ dự thầu khi có yêu cầu.
Nghiêm chỉnh chấp hành đầy đủ các điều khoản của hợp đồng giao khoán, các quy định về tài chính, quy định về chất lượng, tiến độ và an toàn lao động.
Nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ các chế độ Nhà nước đã được quy định đối với người lao động.
Các đơn vị ngoài xây lắp:
Tùy thuộc vào chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị, Tổng giám đốc công ty sẽ ban hành những quy định quản lý tài chính cụ thể đảm bảo các đơn vị hoạt động tuân thủ các quy định của pháp luật và mang lại hiệu quả cao nhất cho công ty, cho các cổ đông và người lao động.