Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần hồng hà (Trang 35 - 38)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp

quốc tế

1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp quốc tế quốc tế

1.3.1.1. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Nhật Bản

Sự vươn lên và khẳng định vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhật Bản khiến cả thế giới khâm phục. Sau chiến tranh, nền kinh tế Nhật Bản nhanh chóng phục hồi và phát triển thành một cường quốc có nhiều ngành công nghiệp dẫn đầu thế giới. Theo nghiên cứu của James C.Abegglen và George Stalk Jr. có bốn phương thức cạnh tranh hiệu quả mà các doanh nghiệp Nhật Bản đã ứng dụng như sau:

Thứ nhất, các doanh nghiệp Nhật Bản lấy mục tiêu tăng trưởng thị trường để phấn đấu. Ví dụ, vào cuối thập kỷ 50, hãng Honda đã tăng sản xuất nhanh hơn thị trường nhờ đó trong vòng 5 năm đã thay thế hãng Tohatsu trong địa vị dẫn đầu ngành sản xuất xe máy, khiến cho hãng này cùng 45 hãng khác bị phá sản hoặc rút khỏi ngành.

Thứ hai, các doanh nghiệp Nhật Bản thường xuyên theo dõi đối thủ để tìm cách đối phó hữu hiệu. Việc theo dõi này hướng tới mục tiêu: Nắm chắc đối thủ để làm tốt hơn hoặc làm khác họ. Ví dụ hãng Matsushita thường để đối thủ tìm sản phẩm mới, sau đó đầu tư lớn vào sản phẩm tương tự nhưng đặc trưng nổi trội hơn và quy mô lớn hơn. Khi đối thủ có sáng kiến, các doanh nghiệp thường phản ứng nhanh bằng cách đua tranh thị trường, sáng kiến liên tục, nhờ đó sản phẩm đa dạng theo hướng có lợi cho người tiêu dùng.

Thứ ba, các doanh nghiệp Nhật Bản biết cách tạo ra và khai thác triệt để lợi thế cạnh tranh. Lợi thế hàng đầu của các doanh nghiệp Nhật Bản thời kỳ đầu là chi phí thấp dựa trên chế độ tiền công thấp. Khi tiền công không còn là lợi thế, các doanh nghiệp Nhật Bản khai thác lợi thế sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng, được cải tiến kỹ thuật liên tục. Họ đã sử dụng các lợi thế này kết hợp với khả năng chọn lựa thị trường, lựa chọn sản phẩm để thâm nhập vào thị trường nước ngoài.

Thứ tư, các doanh nghiệp Nhật Bản đã lựa chọn chính sách tài chính công ty với chính sách nhân sự phù hợp với xu hướng tăng trưởng nhanh, khai thác tối đa lợi thế và theo dõi chặt chẽ đối thủ. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp phải đi vay số lượng lớn và hy sinh lợi nhuận. Doanh nghiệp Nhật Bản cũng hạn chế thuê thêm nhân công mà thay vào đó là xây dựng công đoàn khá mạnh để dung hòa quan hệ chủ thợ và chú ý vào đào tạo lao động. Chế độ lương thưởng linh hoạt theo tình hình của doanh nghiệp và tương xứng với sức lao động bỏ ra [13].

1.3.1.2. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Đức

Nước Đức là một cường quốc với nền kinh tế có GDP danh nghĩa đứng thứ tư và lớn nhất trong các nước châu Âu, nếu tính theo GDP sức mua tương đương thì Đức đứng thứ năm trên thế giới vào năm 2014. Quốc gia này có một mức sống cao và hệ thống an sinh xã hội toàn diện. Nước Đức giữ vị trí chính yếu trong quan hệ ở châu Âu cũng như có nhiều liên kết chặt chẽ trên thế giới và được biết đến là dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật.

Đức là nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới. Vì tương đối nghèo về tài nguyên nên nền kinh tế Đức tập trung vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Nền công nghiệp Đức đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế Đức và nếu so sánh với các nước công nghiệp khác như Anh hoặc Mỹ thì nền công nghiệp Đức đã tạo được mạng lưới rộng khắp với rất nhiều việc làm. Ước tính sản xuất công nghiệp đóng góp 37% trong tổng năng lực nền kinh tế Đức. Các sản phẩm công nghiệp của Đức luôn được đánh giá là tốt nhất thế giới.

Siemens là một trong mười tập đoàn xuyên quốc gia chuyên sản xuất điện khí và điện tử trên thế giới. Đạt được thành tích ngày hôm nay, tập đoàn đã áp dụng rất nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn. Trong bài báo “Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp trên thế giới và một số gợi ý cho doanh nghiệp Việt Nam” đăng trên tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới (Số 1, 2015), PGS. TS. Trần Thị Minh Châu đã tổng kết lại các kinh nghiệm của tập đoàn điện khí điện từ Siemens như sau: [3]

Thứ nhất, liên tục sáng tạo và đổi mới kỹ thuật, sản phẩm, luôn đi tiên phong trong các lĩnh vực kỹ thuật mới. Nhà sáng lập và quản lý tập đoàn Siemens là một nhà phát minh nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực: hóa học, điện tử, quang học… Trong một năm, tập đoàn có thể tìm ra 20.000 phát minh và cải tiến. Tập đoàn luôn chú trọng bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho người lao

động và coi đó là khâu trọng tâm trong việc phát triển doanh nghiệp. Mỗi năm tập đoàn đều trích ra một số tiền để tài trợ cho việc đào tạo công nhân mới, công nhân có triển vọng sẽ được cử đi học tại các trường đại học. Tập đoàn cũng chú trọng đào tạo cán bộ quản lý cao cấp thông qua xác lập mối quan hệ chặt chẽ với các trung tâm đào tạo cán bộ. Trong tuyển dụng và sử dụng lao động, tập đoàn có nhiều chính sách để thu hút nhân tài: phân quyền rộng rãi cho người có tài năng để họ phát huy sức mạnh riêng, cơ sở cân nhắc dựa trên thực tài không quan trọng quan hệ huyết thống hay mối quan hệ thân thiết.

Thứ hai, chú trọng đầu tư để tăng cường sức mạnh của các tổ chức cơ sở, tạo vị thế cạnh tranh mạnh theo hướng chuyên môn hóa. Siemens là tập đoàn xuyên quốc gia, tham gia sản xuất kinh doanh nhiều lĩnh vực, do vậy tập đoàn đã tiến hành phân cấp cơ sở rất mạnh nhằm giúp hoạt động của tập đoàn được năng động hơn. Hai yếu tố vốn và công nghệ được tập đoàn quan tâm hàng đầu. Nguồn vốn và công nghệ kỹ thuật được cấp cho các chi nhánh một cách tương xứng với chức năng và hiệu quả hoạt động của chi nhánh đó. Chính vì vậy, tập đoàn vừa phát huy được sức mạnh của từng phân hệ, đồng thời cũng không cho phép phân hệ ly khai khỏi kế hoạch hành động chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần hồng hà (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)