Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần hồng hà (Trang 43 - 46)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1. Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp là các số liệu tự thu thập được và chưa được qua xử lý. Để thu thập các số liệu này, tác giả sử dụng các phương pháp sau:

a. Phương pháp quan sát:

Quan sát là phương pháp ghi lại có kiểm soát các sự kiện hoặc các hành vi ứng xử của con người. Bao gồm:

- Quan sát trực tiếp:

+ Quan sát phong cách làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp + Quan sát sự hoạt động của các loại máy thi công của doanh nghiệp… Qua đó đánh giá được tác phong làm việc và năng lực của nhân viên trong công ty, hiệu quả sử dụng của các loại máy thi công…

- Quan sát gián tiếp:

+ Nghiên cứu nội quy làm việc của công ty + Nghiên cứu quy chế chi tiêu nội bộ

+ Nghiên cứu điều kiện tuyển dụng nhân sự trong các thông báo tuyển dụng của công ty và hồ sơ nhân viên trong công ty

+ Nghiên cứu tài liệu kỹ thuật các loại máy thi công…

Qua đó đánh giá được sự khoa học trong công tác quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp hay quan điểm của nhà quản trị trong các vấn đề về quản trị nhân sự, quản trị chiến lược.

b. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp:

Phỏng vấn trực tiếp là hình thức phỏng vấn mà người phỏng vấn và người được phỏng vấn liên lạc với nhau tại thời điểm đang diễn ra sự kiện đó có thể trực diện hoặc không trực diện. Bao gồm: Phỏng vấn trực tiếp các cá nhân có trách nhiệm liên quan và các ý kiến trao đổi của các chuyên gia.

- Phỏng vấn các cá nhân quản lý trong doanh nghiệp (Phụ lục 1)

+ Đối tượng khảo sát: Các cá nhân được phỏng vấn bao gồm: Giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị, Phó giám đốc kỹ thuật, Phó giám đốc tài chính, các trưởng phòng kế hoạch kỹ thuật, tài chính kế toán, tổ chức hành chính, các trưởng đội sản xuất vật liệu, đội xe máy thiết bị, đội khoan nổ. Tổng số lượng cá nhân tham gia trả lời câu hỏi là 25 người.

+ Mục tiêu: Qua việc phỏng vấn này có thể đánh giá được về phong cách – quan điểm của nhà quản trị, mục tiêu hướng tới trong tương lai của công ty, các biện pháp mà công ty đã – đang và cần thực hiện để nỗ lực đạt được mục tiêu đó.

+ Nội dung: Nội dung được cụ thể hóa bằng các câu hỏi cụ thể được đưa ra trong phụ lục số 1. Trong bảng này tác giả đưa ra các câu hỏi có liên quan trực tiếp đến quy trình, đánh giá, tầm nhìn, sứ mạng của công ty Cổ phần Hồng Hà trong thời gian sắp tới.

- Đối với các chuyên gia được phỏng vấn:

+ Đối tượng khảo sát: Chuyên gia được phỏng vấn là người quản lý lĩnh vực mà công ty đang hoạt động như: Giám đốc sở lao động tỉnh, Giám đốc một số công ty về xây dựng trên địa bàn (Phụ lục 2)

Số đối tượng tham gia phỏng vấn là 15 người.

+ Mục tiêu: Qua các ý kiến trao đổi với các chuyên gia, có thể đánh giá về năng lực cạnh tranh của công ty trong giai đoạn hiện tại, những điểm mạnh công ty cần phát huy và những điểm yếu công ty cần khắc phục hoặc thay đổi để nâng cao năng lực cạnh tranh trong tương lai. Điều tra về các yếu tố thành công của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng làm cơ sở xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty.

+ Nội dung: Tham khảo các ý kiến của các nhà quản lý lĩnh vực xây dựng trên địa bàn tỉnh, giám đốc sở lao động tỉnh Bắc Kạn về tầm nhìn chiến lược trong xây dựng tại tỉnh Bắc Kạn, một số nhận xét và điều kiện để nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện kinh tế tại địa phương.

Trong phụ lục số 2 đưa ra các tiêu chí để xây dựng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đánh giá tầm quan trọng của các đối tượng có liên quan với các tiêu chí đó. Từ đó, xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên địa bàn bằng những con số trực quan sinh động.

- Thời gian: Tác giả phát phiếu khảo sát cho các đối tượng có liên quan. Thời gian khảo sát trong vòng 1 tuần. Sau đó, thu lại các phiếu khảo sát để tổng hợp số liệu.

2.2.1.2. Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn tài nguyên khác nhau như: Sách, báo, tạp chí chuyên ngành, một số website, các báo cáo tổng kết và hội thảo của các ban ngành, các tổ chức kinh tế và các cơ quan nghiên cứu, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan và các số liệu, thông tin từ Công ty Cổ phần Hồng Hà và một số công ty trong cùng ngành. Qua đó, phân tích, đánh giá tổng quan tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và Việt Nam nói chung và của Công ty Cổ phần Hồng Hà nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần hồng hà (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)