5. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng
2.3.1.1. Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp a. Tốc độ tăng trưởng tính theo doanh thu
Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tăng lên hoặc giảm đi của thị phần của doanh nghiệp trên thị trường, đồng nghĩa với sự lớn lên hay giảm sút sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường tính theo doanh thu.
b. Tốc độ tăng trưởng tính theo lợi nhuận
Chỉ tiêu này cũng đánh giá mức độ tăng lên hoặc giảm đi của thị phần của doanh nghiệp trên thị trường, đồng nghĩa với sự lớn lên hay giảm sút sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường tính theo lợi nhuận.
2.3.1.2. Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường
Chỉ tiêu này nói lên mức độ rộng lớn của thị trường của một doanh nghiệp và vai trò ví trị của doanh nghiệp đó trên thị trường. Thông qua sự biến động của chỉ tiêu này, ta có thể đánh giá mức độ hoạt động có hiệu quả hay không của doanh nghiệp trong việc thực hiện chiến dịch thị trường, chiến lược marketing, chiến lược cạnh tranh và hỗ trợ cho việc đề ra các mục tiêu của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này phản ánh chính xác khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong quá trình thu thập doanh thu của các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có thêm hiểu biết về đối thủ của mình, về khu vực đem lại lợi nhuận cao mà doanh nghiệp có thể cần chiếm lĩnh trong tương lai.
Do việc thu thập số liệu bị hạn chế về mặt thời gian và chi phí, nên trong luận văn tác giả đánh giá thị phần của công ty bằng cách so sánh doanh thu của công ty với các đối thủ cạnh tranh mạnh trong ngành trên địa bàn.
Công thức tính: Thị phần tương đối
của doanh nghiệp =
Doanh thu của doanh nghiệp
X100 Doanh thu của đối thủ cạnh tranh
Chỉ tiêu này đơn giản và dễ tính toán lại phản ánh sát thực khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó hỗ trợ đắc lực cho việc hoạch định các chiến lược sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, còn giúp cho doanh nghiệp có thêm thông tin về các đối thủ cạnh tranh mạnh nhất và thị phần họ chiếm giữ thường là những khu vực có lợi nhuận cao mà rất có thể doanh nghiệp cần
2.3.1.3. Tỷ số về khả năng sinh lời
Các tỷ số về khả năng sinh lãi phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất- kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp bao gồm:
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE: Đánh giá mức sinh lời của vốn chủ sở hữu, thể hiện một đồng vốn chủ sở hữu làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ lệ này càng cao thể hiện việc sử dụng vốn của doanh nghiệp trong đầu tư càng hiệu quả. ROE cao là mục tiêu tìm kiếm của bất kỳ người chủ sở hữu doanh nghiệp nào.
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
X100% Vốn chủ sở hữu
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA: Đánh giá mức sinh lời của tài sản, thể hiện một đồng tài sản của doanh nghiệp sẽ mang về bao nhiêu đồng lợi nhuận trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm). Đây là thước đo hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp vì mọi tài sản đều là những khoản đầu tư. Một mức ROA thấp là kết quả của một chính sách đầu tư không hiệu quả hoặc chi phí hoạt động quá mức. Ngược lại, ROA cao phản ánh doanh nghiệp sử dụng một cơ cấu tài sản hợp lý, chính sách kinh doanh và đầu tư tài sản hiệu quả.
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
X100% Tổng tài sản
- Tỷ suất sinh lợi của doanh thu: Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất- kinh doanh và hiệu năng quản lý của doanh nghiệp:
Tỷ suất sinh lợi
của doanh thu =
Lợi nhuận sau thuế
X100% Tổng doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh số lợi nhuận sau thuế trong 100 đồng doanh thu của doanh nghiệp, chỉ tiêu này cũng tính theo thời kỳ. Phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ quản lý. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt.