5. Kết cấu của luận văn
4.3.2. Về phía Doanh nghiệp
Đối với hạn chế thuộc về quan điểm của nhà quản trị thì việc thay đổi không hề đơn giản, cần có thời gian và sự tham mưu của các nhân viên thế hệ mới khi nhà quản trị đưa ra các quyết định. Nhưng trước hết công ty cần: Xác định tầm nhìn và sứ mệnh cho công ty và hiện đại hóa tổ chức doanh nghiệp.
- Tầm nhìn và sứ mệnh có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của 1 doanh nghiệp. Công ty căn cứ vào nhiệm vụ chức năng của mình và hình ảnh của công ty trong tương lai mà công ty muốn vươn tới để xác định một cách chính xác tầm nhìn và sứ mệnh cho mình. Khi xác định được tầm nhìn và sứ mệnh đúng đắn, công ty sẽ xây dựng chiến lược kinh doanh cho từng giai đoạn phát triển, lường trước được những khó khăn sẽ gặp phải và có biện pháp đẩy lùi những nguy cơ đó.
Ngoài việc xác định tầm nhìn và sứ mệnh, công ty có biện pháp tuyên truyền tới từng người lao động để họ biết rằng, đó cũng là nhiệm vụ của bản thân mình. Từ đó, người lao động trong công ty sẽ có thái độ tích cực làm việc, trung thành với sự phát triển chung của công ty.
phong cách quản lý và tư tưởng lạc hậu của thời kỳ bao cấp. Hiện đại hóa tổ chức quản lý doanh nghiệp bằng cách:
+ Các bộ phận chức năng của công ty cần được phân công nhiệm vụ rõ ràng quy định trong nội quy quy chế làm việc của công ty; trong từng bộ phận, cá nhân được giao nhiệm vụ cụ thể ghi rõ trong bản phân tích công việc, tránh chồng chéo chức năng hoặc lãng phí nguồn nhân lực.
Điều chuyển nội bộ: Bộ phận dư thừa nhân lực sẽ được điều chuyển tới những bộ phận thiếu nhân lực.
Thực hiện tinh giản biên chế theo quyết định của Nhà nước, giảm bớt sự cồng kềnh của bộ máy quản lý.
Xây dựng đội ngũ cán bộ nguồn kế cận: Rà soát các nhân viên trong công ty, tìm ra những cá nhân ưu tú, có kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ này trở thành đội ngũ cán bộ quản lý kế cận.
Kết luận chương 4
Trên cơ sở đánh giá các ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân của tình trạng năng lực cạnh tranh Công ty Cổ phần Hồng Hà trong chương 3, trong chương 4 tác giả đưa ra một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Hồng Hà trong thời gian sắp tới.
Cụ thể, trong chương 4, tác giả đã tìm hiểu chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Hồng Hà, mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian sắp tới. Từ đó đưa ra một số định hướng về nâng cao năng lực cạnh tranh. Tác giả nêu cụ thể một số giải pháp có thể áp dụng trong Công ty cổ phần Hồng Hà để nâng cao năng lực cạnh tranh. Phần cuối tác giả đưa ra một số kiến nghị, điều kiện để các giải pháp trên có thể áp dụng vào thực tiễn của doanh nghiệp. Các điều kiện, các kiến nghị này không chỉ áp dụng cho công ty Cổ phần Hồng Hà nói chung mà hướng tới việc cải cách các thủ tục hành chính, nâng cao sự hỗ trợ từ phía Chính phủ, chính quyền tỉnh, sở xây dựng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ như Công ty Cổ phần Hồng Hà có thể phát triển mạnh mẽ hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian sắp tới.
KẾT LUẬN
Đất nước ta đang trong giai đoạn đổi mới theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nhu cầu xây dựng cơ bản cơ sở hạ tầng rất lớn, đây là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp phát triển. Cùng với đó là quá trình hội nhập kinh tế thế giới đem lại nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp nói chung, nhưng cũng không ít những khó khăn thách thức. Do vậy, các doanh nghiệp trong cả nước cần cố gắng khai thác, tận dụng tối đa lợi thế sẵn có; đồng thời khắc phục và hoàn thiện những mặt hạn chế để có đủ sức cạnh tranh trên thương trường khốc liệt.
Tạo dựng cho mình một vị thế nhất định trên thương trường và duy trì vị trí đó một cách bền vững và lâu dài là điều mà bất kì doanh nghiệp nào đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường đều mong muốn và đang cố gắng hết sức mình để làm được điều đó. Để có được vị trí vững chắc trên thương trường thì đòi hỏi doanh nghiệp phải tận dụng những cơ hội, hạn chế những rủi ro của thị trường và phát huy điểm mạnh của mình hạn chế những yếu điểm không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để ngày càng củng cố vị trí vững chắc của mình.
Công ty cổ phân Hồng Hà đã và đang nhận thức việc phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để ngày càng lớn mạnh và phát triển. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường cạnh tranh rất khốc liệt nhất là sự hội nhập như hiện nay công ty gặp không ít khó khăn trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đứng trước tình hình đó để vượt qua khó khăn để có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh công ty đã xác định nhiệm vụ và mục tiêu hàng đầu của công ty trong thời điểm hiện tại đó là nâng cao năng lực cạnh tranh, cùng với đó là đưa ra các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
Qua phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Hồng Hà trong giai đoạn 2014 – 2016, chúng ta thấy:
Về điểm mạnh: Công ty có nguồn nhân lực tương đối dồi dào và ổn định, năng lực tài chính lành mạnh, có kinh nghiệm trong việc thực hiện tổ chức quản lý đường bộ, đảm bảo giao thông thông suốt trong nhiều năm qua, hệ thống đơn vị tổ đội sản xuất được đặt tại các địa phương trong toàn tỉnh…
Về điểm yếu: Tuy nhiên bên cạnh đó công ty còn một số điểm hạn chế gây ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của mình như: Quan điểm quản lý dựa trên kinh nghiệm, chưa có mục tiêu phát triển rõ ràng, việc quản lý các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh chưa chặt chẽ, gây lãng phí, máy móc thi công đã lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu…
Sau khi so sánh thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty với các đối thủ tương đối mạnh trên thị trường ta thấy: Tuy công ty còn nhiều mặt hạn chế nhưng công ty cũng có những ưu thế nhất định so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn. Không thể đưa ra khẳng định rằng năng lực cạnh tranh của công ty hiện tại là yếu kém so với các đối thủ này. Nhưng công ty cần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong thời gian tới nhằm khẳng định được vị thế của mình, trở thành một đối thủ mạnh trong lĩnh vực xây dựng giao thông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Với một số biện pháp tác giả đề xuất trong luận văn này, hy vọng sẽ là những tham khảo hữu ích cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Hồng Hà trong thời gian tới, góp phần vào trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa chung của đất nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Phạm Minh Anh (2012), Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty xây dựng Thăng Long, Hà Nội.
2. Công ty cổ phần Hồng Hà, Báo cáo tài chính của công ty năm 2014 - 2016, Bắc Kạn.
3. Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Bắc Kạn, Báo cáo tài
chính của công ty năm 2014 - 2016, Bắc Kạn.
4. Công ty cổ phần xây dựng 559, Báo cáo tài chính của công ty năm 2014 - 2016, Bắc Kạn.
5. Công ty cổ phần xây dựng Thành Hoàng, Báo cáo tài chính của công ty năm 2014 - 2016, Bắc Kạn.
6. Trần Thị Minh Châu (2015), “Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp trên thế giới và một số gợi ý cho doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, Viện khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
7. Nguyễn Bách Khoa (2015), Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Vinatrans trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu,Thành phố Hồ Chí Minh. 8. Vũ Trọng Lâm (2016), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Nguyễn Tuấn Minh (2011), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty cổ phần xây dựng giao thông Bến Tre, Thành phố Hồ Chí Minh. 10. Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2014, 2015, 2016.
11. Phan Công Quyền (2011), Đầu tư nhằm nâng cao năng lực canh tranh của Công ty cổ phần xây dựng số 7, Hà Nội.
12. Phan Võ Thanh Vi (2012), Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long An IDICO, Long An.
Tài liệu tiếng Anh
13. Michael E. Porter (1990), The competitive advantage of nations, Free Press, New York.
14. Michael E. Porter (1985), The Competitive advantage, Free Press, New York. 15. www.backan.gov.vn, www.baobackan.org.vn
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁN BỘ QUẢN LÝ CÔNG TY
Câu 1: Tầm nhìn và sứ mạng của công ty là gì?
Câu 2: Chức năng, nhiệm vụ của công ty là gì?
Câu 3: Công ty có những hoạt động sản xuất kinh doanh chính nào?
Câu 4: Nhân viên được tuyển dụng vào làm việc tại công ty cần có đủ điều kiện gì?
Câu 5: Quy trình tuyển dụng của công ty như thếnào?
Câu 6: Hiện nay người lao động tại các doanh nghiệp đều có nhu cầuhọc tập nâng cao trình độ. Công ty tạo điều kiện như thế nào cho người lao động trong công ty có nhu cầu này?
Câu 7: Hàng năm công ty tổ chức những lớp đào tạo như thế nào hoặc có hoạt động gì giúp người lao động nâng cao trình độ tay nghề?
Câu 8: Quy trình nghiệm thu - bàn giao - thanh toán với các chủ đầu tư hiện nay như thế nào?
Câu 9: Để huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã và đang sử dụng nguồn huy động vốn nào?
Câu 10: Kế hoạch nâng cấp máy móc thi công của công ty đã và đang được thực hiện như thế nào?
Phụ lục 2
BẢNG ĐIỀU TRA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
Kính gửi:
Hiện tại tôi đang điều tra về mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng giao thông. Xin vui lòng đánh dấu “x” vào ô phù hợp!
Mức độ ảnh hưởng Năng lực cạnh tranh Hoàn toàn không quan trọng Không quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng 1. Uy tín thương hiệu 2. Thị phần 3. Máy móc thiết bị 4. Chất lượng sản phẩm
5. Khả năng cạnh tranh về giá 6. Khả năng tài chính
7. Nguồn nhân lực