Ma trận SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần hồng hà (Trang 48 - 54)

Phân tích Môi trường bên ngoài

Cơ hội (O) Nguy cơ (T) Nội bộ công ty Điểm mạnh (S) Phối hợp S/O Phối hợp S/T

Điểm yếu (W) Phối hợp W/O Phối hợp W/T Cách xây dựng ma trận thuận chiều với tiếp cận từ bên trong (nội tại của Công ty), có nghĩa là điểm khởi đầu của ma trận sẽ được bắt đầu bằng S (điểm mạnh) và W (điểm yếu), rồi mới đến các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, cụ thể là O (cơ hội) và T (nguy cơ). Kết quả của quá trình phân tích tổng hợp là cơ sở để xây dựng mục tiêu, phương hướng, chiến lược trong việc nâng cao

Biểu diễn mô tả điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - thách thức của công ty trên ma trận SWOT. Từ việc phân tích mô hình này, các nhà quản lý có thể phân tích đưa ra chiến lược đúng đắn phát triển cho công ty mình. Để lập một ma trận SWOT phải trải qua 8 bước:

Bước 1: Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong công ty. Bước 2: Liệt kê những điểm yếu bên trong công ty.

Bước 3: Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài công ty.

Bước 4: Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty.

Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong công ty với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược SO vào ô thích hợp.

Bước 6: Kết hợp điểm yếu bên trong công ty với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WO.

Bước 7: Kết hợp điểm mạnh bên trong công ty với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược ST vào ô thích hợp.

Bước 8: Kết hợp điểm yếu bên trong công ty với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WT vào ô thích hợp.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Việc đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là rất quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào để xác định được khả năng hiện tại của doanh nghiệp và xác định sức mạnh của các đối thủ cần quan tâm. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thường được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng

2.3.1.1. Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp a. Tốc độ tăng trưởng tính theo doanh thu

Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tăng lên hoặc giảm đi của thị phần của doanh nghiệp trên thị trường, đồng nghĩa với sự lớn lên hay giảm sút sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường tính theo doanh thu.

b. Tốc độ tăng trưởng tính theo lợi nhuận

Chỉ tiêu này cũng đánh giá mức độ tăng lên hoặc giảm đi của thị phần của doanh nghiệp trên thị trường, đồng nghĩa với sự lớn lên hay giảm sút sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường tính theo lợi nhuận.

2.3.1.2. Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường

Chỉ tiêu này nói lên mức độ rộng lớn của thị trường của một doanh nghiệp và vai trò ví trị của doanh nghiệp đó trên thị trường. Thông qua sự biến động của chỉ tiêu này, ta có thể đánh giá mức độ hoạt động có hiệu quả hay không của doanh nghiệp trong việc thực hiện chiến dịch thị trường, chiến lược marketing, chiến lược cạnh tranh và hỗ trợ cho việc đề ra các mục tiêu của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu này phản ánh chính xác khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong quá trình thu thập doanh thu của các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có thêm hiểu biết về đối thủ của mình, về khu vực đem lại lợi nhuận cao mà doanh nghiệp có thể cần chiếm lĩnh trong tương lai.

Do việc thu thập số liệu bị hạn chế về mặt thời gian và chi phí, nên trong luận văn tác giả đánh giá thị phần của công ty bằng cách so sánh doanh thu của công ty với các đối thủ cạnh tranh mạnh trong ngành trên địa bàn.

Công thức tính: Thị phần tương đối

của doanh nghiệp =

Doanh thu của doanh nghiệp

X100 Doanh thu của đối thủ cạnh tranh

Chỉ tiêu này đơn giản và dễ tính toán lại phản ánh sát thực khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó hỗ trợ đắc lực cho việc hoạch định các chiến lược sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, còn giúp cho doanh nghiệp có thêm thông tin về các đối thủ cạnh tranh mạnh nhất và thị phần họ chiếm giữ thường là những khu vực có lợi nhuận cao mà rất có thể doanh nghiệp cần

2.3.1.3. Tỷ số về khả năng sinh lời

Các tỷ số về khả năng sinh lãi phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất- kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp bao gồm:

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE: Đánh giá mức sinh lời của vốn chủ sở hữu, thể hiện một đồng vốn chủ sở hữu làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ lệ này càng cao thể hiện việc sử dụng vốn của doanh nghiệp trong đầu tư càng hiệu quả. ROE cao là mục tiêu tìm kiếm của bất kỳ người chủ sở hữu doanh nghiệp nào.

ROE =

Lợi nhuận sau thuế

X100% Vốn chủ sở hữu

- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA: Đánh giá mức sinh lời của tài sản, thể hiện một đồng tài sản của doanh nghiệp sẽ mang về bao nhiêu đồng lợi nhuận trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm). Đây là thước đo hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp vì mọi tài sản đều là những khoản đầu tư. Một mức ROA thấp là kết quả của một chính sách đầu tư không hiệu quả hoặc chi phí hoạt động quá mức. Ngược lại, ROA cao phản ánh doanh nghiệp sử dụng một cơ cấu tài sản hợp lý, chính sách kinh doanh và đầu tư tài sản hiệu quả.

ROA =

Lợi nhuận sau thuế

X100% Tổng tài sản

- Tỷ suất sinh lợi của doanh thu: Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất- kinh doanh và hiệu năng quản lý của doanh nghiệp:

Tỷ suất sinh lợi

của doanh thu =

Lợi nhuận sau thuế

X100% Tổng doanh thu thuần

Chỉ tiêu này phản ánh số lợi nhuận sau thuế trong 100 đồng doanh thu của doanh nghiệp, chỉ tiêu này cũng tính theo thời kỳ. Phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ quản lý. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu định tính

2.3.2.1. Uy tín thương hiệu

Đây là yếu tố có tính chất khái quát bao gồm: chất lượng sản phẩm, độ ảnh hưởng của doanh nghiệp, uy tín đối với các tổ chức tín dụng… Uy tín thương hiệu là tài sản vô hình nhưng vô giá đối với các doanh nghiệp, góp phần tạo nên giá trị và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu mất uy tín doanh nghiệp sẽ không còn khả năng cạnh tranh trên thương trường.

2.3.2.2. Kinh nghiệm

Kinh nghiệm cũng là một trong những yếu tố vô hình giúp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, là một lợi thế của doanh nghiệp trong cuộc chạy đua với các đối thủ cạnh tranh. Một doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm trên thương trường sẽ biết xử lý các tình huống có thể xảy ra một cách linh hoạt, nhạy bén, chi phí và thời gian ít nhât; đồng thời kinh nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được chất lượng sản phẩm với giá thành phù hợp.

Kết luận chương 2

Chương 2 là chương phương pháp nghiên cứu của luận văn. Tác giả đã đi sâu tìm hiểu và đưa ra các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong bài.

Tác giả đưa hệ thống câu hỏi nghiên cứu, làm kim chỉ nam, đồng thời trả lời các câu hỏi nghiên cứu cũng là đưa mục tiêu nghiên cứu của luận văn. Cho người đọc cái nhìn khái quát về luận văn và hướng nghiên cứu của đề tài.

Trong chương 2 tác giả cũng làm rõ các vấn đề về cơ sở phương pháp luận dùng trong nghiên cứu. Các phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp. Đưa ra đối tượng khảo sát, quy mô, thời gian, nội dung điều tra, có kèm theo bảng câu hỏi cụ thể trong phần phụ lục. Các phương pháp phân tích đã dùng trong luận văn bao gồm: Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia, sử dụng hai mô hình là mô hình phân tích SWOT và mô hình hình ảnh cạnh tranh trong doanh nghiệp.

Đồng thời, trong chương 2 tác giả cũng làm rõ các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm: chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính.

Hệ thống phương pháp nghiên cứu, chỉ tiêu nghiên cứu trong luận văn đã được đề cập và cụ thể hóa trong chương 2.

Chương 3

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HỒNG HÀ

3.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Hồng Hà

3.1.1. Giới thiệu tổng quan về công ty

- Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Hồng Hà

- Trụ sở chính: Tổ 9, phường Phùng Chí Kiên,TP Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn - Điện thoại: 0281 3810417 Fax: 0281 3811417

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4700140641

- Người đại diện theo pháp luật: Ông Lê Thanh Hải - Giám đốc - Mã số thuế: 4700140641

- Vốn điều lệ: 25.888.000.000 VNĐ (Hai mươi lăm tỷ, tám trăm tám mươi tám triệu đồng chẵn)

- Ngành nghề kinh doanh: Xây dựng công trình đường sắt, đường bộ, duy tu, sửa chữa công trình giao thông. Khai thác gỗ, Khai thác quặng kim loại, Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột, sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng,…[1]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần hồng hà (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)