Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần hồng hà (Trang 46 - 49)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.4. Phương pháp phân tích

2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

phân tích thực trạng về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và đặc biệt là phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Hồng Hà qua các giai đoạn.

2.2.4.2. Phương pháp phân tích so sánh

Phương pháp này dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa cùng nội dung và tính chất tương tự như nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh các thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có được những nhận xét xác đáng về năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Hồng Hà.

Trên cơ sở số liệu đã thu thập và xử lý được, phân tích và so sánh các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty so với các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng lĩnh vực trên địa bàn thông qua ma trận hình ảnh cạnh tranh; từ đó thấy được năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường, xác định nguyên nhân và tìm giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong thời gian tới.

Bảng 2.1: Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Đối thủ cạnh Đối thủ cạnh Đối thủ cạnh tranh 1 tranh 2 tranh 3 Các yếu tố Mức độ

thành công quan trọng Điểm Điểm Điểm

Hạng quan Hạng quan Hạng quan

trọng trọng trọng 1. 2. 3. … Tổng cộng 1.00

Tác giả sử dụng bảng câu hỏi trong phụ lục 2 để tham khảo ý kiến của 3 Công ty: Công ty Cổ phần xây dựng Thành Hoàng, Công ty cổ phần xây dựng 559 và Công ty Cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Bắc Kạn. Sau khi nhận được kết quả trên phiếu điều tra, tác giả tổng hợp và đưa kết quả vào bảng phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh như trên.

2.2.4.3. Phương pháp chuyên gia

Thu thập có chọn lọc ý kiến đánh giá của những người đại diện trong từng lĩnh vực như: Cán bộ lãnh đạo Công ty, các chuyên gia, các cán bộ có trình độ, chuyên môn trong Công ty Cổ phần Hồng Hà: Chất lượng sản phẩm, giá cả và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty.

2.2.4.4. Phương pháp phân tích SWOT

Ma trận SWOT là một trong những công cụ khách quan và hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp trong việc quyết định khả năng bên trong của doanh nghiệp như thế nào khi phải đối mặt với những nguy cơ và tận dụng được những cơ hội. Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp này nhằm phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với Công ty Cổ phần Hồng Hà trong điều kiện hiện nay.

Bảng 2.2: Ma trận SWOT

Phân tích Môi trường bên ngoài

Cơ hội (O) Nguy cơ (T) Nội bộ công ty Điểm mạnh (S) Phối hợp S/O Phối hợp S/T

Điểm yếu (W) Phối hợp W/O Phối hợp W/T Cách xây dựng ma trận thuận chiều với tiếp cận từ bên trong (nội tại của Công ty), có nghĩa là điểm khởi đầu của ma trận sẽ được bắt đầu bằng S (điểm mạnh) và W (điểm yếu), rồi mới đến các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, cụ thể là O (cơ hội) và T (nguy cơ). Kết quả của quá trình phân tích tổng hợp là cơ sở để xây dựng mục tiêu, phương hướng, chiến lược trong việc nâng cao

Biểu diễn mô tả điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - thách thức của công ty trên ma trận SWOT. Từ việc phân tích mô hình này, các nhà quản lý có thể phân tích đưa ra chiến lược đúng đắn phát triển cho công ty mình. Để lập một ma trận SWOT phải trải qua 8 bước:

Bước 1: Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong công ty. Bước 2: Liệt kê những điểm yếu bên trong công ty.

Bước 3: Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài công ty.

Bước 4: Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty.

Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong công ty với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược SO vào ô thích hợp.

Bước 6: Kết hợp điểm yếu bên trong công ty với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WO.

Bước 7: Kết hợp điểm mạnh bên trong công ty với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược ST vào ô thích hợp.

Bước 8: Kết hợp điểm yếu bên trong công ty với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WT vào ô thích hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần hồng hà (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)