Định hƣớng quản lý nhân lực tại Ban quản lý các dự án nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại ban quản lý các dự án nông nghiệp, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 69 - 72)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

4.1. Định hƣớng quản lý nhân lực tại Ban quản lý các dự án nông nghiệp

4.1.1 Những định hướng quản lý nhân lực

Thứ nhất, quản lý nhân lực thì chất lƣợng là vấn đề cốt lõi, là đìều kiện cơ bản nhất để APMB có thể phát huy đƣợc nội lực và phát triển ổn định bền vững. Quản lý chất lƣợng cán bộ cần đƣợc chú trọng trong công tác quản lý và thực hiện dự án.

Thứ hai, quản lý nhân lực phải sử dụng một cách toàn diện, khoa học và đồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện các nội dung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. đó là đảm bảo về số lƣợng, cơ cấu, nâng cao chất lƣợng chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, nhằm đáp ứng yêu cầu công việc của các PMU.

Thứ ba, quản lý nhân lực trên cơ sở xem đội ngũ cán bộ là nguồn tài sản quý giá, là nhân tố động lực phát triển mạnh mẽ nhất góp phần giúp các PMU hoàn thành các mục tiêu quy định trong văn kiện Dự án đã ký giữa Chính phủ Việt Nam và các Nhà tài trợ. Vì vậy APMB phải tạo ra đƣợc sự gắn bó bền chặt của cán bộ, APMB tham mƣu cho MARD và Chính phủ đề xuất nhiều Dự án phát triển mang tính chất tổng hợp trong thời gian tới. Đồng thời lãnh đạo cần cam kết tạo mọi cơ hội về vật chất và tinh thần để cán bộ đƣợc học tập và phát huy năng lực và khả năng của mình.

Thứ tư, quản lý nhân lực phải gắn với hiệu quả của công việc.

Thứ năm, quản lý nhân lực phải xuất phát từ yêu cầu công việc, điều kiện địa phƣơng và điều kiện của các Ban QLDA.

4.1.2 Yêu cầu trong quản lý nhân lực.

Tuân thủ hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển nhân lực của Chính phủ: Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 291/QĐ-TTg ngày 5 tháng 2 năm 2013 về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển nhân lực phục vụ giám sát và

đánh giá thực hiện Quy hoạch và Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực thời kỳ 2011- 2020. Việc phát triển nguồn nhân lực của APMB cần tuân thủ thực hiện theo hệ thống chỉ tiêu của Chính phủ nói chung, và chỉ tiêu của MARD nói riêng.

Nâng cao chất lƣợng cán bộ cần phải gắn với quy hoạch sử dụng cán bộ: để tránh việc chảy máu chất xám cũng nhƣ các cán bộ có năng lực không đƣợc tham gia vào các công việc phù hợp, đảm bảo việc nâng cao chất lƣợng cán bộ cần gắn chặt chẽ với việc quy hoạch cán bộ trong quá trình thực hiện dự án và khi kết thúc dự án. Điều này đảm bảo chiến lƣợc đào tạo một cách phù hợp và có hiệu quả, đảm bảo các kiến thức đƣợc sử dụng có hiệu quả trong công việc.

Sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả: theo thiết kế dự án, việc nâng cao chất lƣợng cán bộ từ nguồn ngân sách tại hợp phần tăng cƣờng năng lực của các Dự án. Đây là một lợi thế lớn so với các tổ chức/đơn vị khác khi không phải tìm kiếm nguồn lực để đào tạo. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn lực này cần đảm bảo tính hiệu quả cao nhất.

Đảm bảo tính công bằng giữa các cán bộ: việc nâng cao chất lƣợng cán bộ đòi hỏi có sự minh bạch và công bằng giữa các cán bộ khác nhau. Điều này đảm bảo tính đồng bộ trong các hoạt động của dự án, cũng nhƣ tạo môi trƣờng công khai và minh bạch trong các PMU, nhằm đảm bảo tính cam kết tham gia lâu dài của cán bộ APMB.

4.1.3 Những mục tiêu trong việc định hướng quản lý nhân lưc

Việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức nhà nƣớc là một trong những nội dung quan trọng của công tác cải cách hành chính. Vì vậy trong chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2001 – 2015 (Quyết định số 136/2001/QĐ- TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ), thì việc xây dựng nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ nhà nƣớc là một trong bảy chƣơng trình hành động có ý nghĩa quan trọng góp phần xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, từng bƣớc hiện đại, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả.

Nội dung tổng quát của việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ của APMB đƣợc thể hiện ở các mục tiêu nhƣ sau:

- Mục tiêu chung: Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ có số lƣợng cơ cấu phù hợp với yêu cầu thực tiễn, từng bƣớc tiến tới chuyên nghiệp, hiện đại, có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt và có năng lực thi hành công vụ, tận tuỵ phục vụ nhân dân. Góp phần xây dựng APMB thành một đơn vị phát triển vững mạnh, bền vững, chuyên nghiệp về lĩnh vực quản lý và thực hiện các dự án ODA trong MARD, tạo uy tín và sự tin tƣởng đối với các Nhà tài trợ nƣớc ngoài.

- Mục tiêu cụ thể:

1/ Xây dựng tiêu chuẩn chức danh ngạch cán bộ cho từng lĩnh vực, từng cấp. Xây dựng cơ cấu cán bộ hợp lý ở các Phòng chuyên môn nghiệp vụ và các PMU. Xây dựng chiến lƣợc về công tác cán bộ theo từng thời kỳ gắn với mục tiêu phát triển của APMB.

2/ Thực hiện việc bố trí, đánh giá và sử dụng cán bộ trên cơ sở các tiêu chuẩn cụ thể. Có quy chế quản lý cán bộ theo hƣớng đảm bảo nguyên tắc đề cao vai trò, quyền hạn của lãnh đạo các Phòng, Lãnh đạo các PMU.

3/ Cán bộ đƣợc đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng thực hành theo yêu cầu nghề nghiệp của từng loại cán bộ, biết sử dụng thành thạo tin học, các phần mềm quản lý và thành thạo ngoại ngữ tiếng Anh trong hoạt động công vụ. Phấn đấu đến năm 2018, 50% cán bộ có khả năng giao tiếp, đọc hiểu tiếng Anh và 50% sử dụng thành thạo tiếng Anh.

4/Từng bƣớc cải tiến công tác quản lý hồ sơ nhằm hiện đại hoá công tác quản lý cán bộ. Sử dụng công nghệ thông tin và các công cụ quản lý hiện đại khác để đánh giá, kiểm tra năng lực cán bộ để kịp thời có những giải pháp nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ.

5/ Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực hoạt động thực tiễn, công tâm với nhiệm vụ, thạo việc, tận tuỵ với nhân dân, nâng cao trách nhiệm công tác, ý thức tổ chức kỷ luật. Tăng cƣờng mối quan hệ giữa APMB, PMU với các địa phƣơng trong

quá trình triển khai thực hiện các Dự án. Phấn đấu đến năm 2018, 100% cán bộ có kỹ năng quản lý nhà nƣớc tốt .

6/ Thực hiện công tác đánh giá cán bộ theo hƣớng thực chất, thực hiện từ cấp dƣới lên cấp trên. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả công việc một cách chính xác, khoa học. Phấn đấu đến năm 2018, 100% cán bộ xếp loại cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ.

7/ APMB tham mƣu cho MARD ban hành chức năng nhiệm vụ của APMB theo hƣớng giao cho APMB không chỉ quản lý các Dự án có vốn ODA mà còn quản lý các Dự án có nguồn vốn trong nƣớc, để tạo việc làm lâu dài cho cán bộ APMB.

8/ Xây dựng quy chế phối hợp giữa các Phòng chuyên môn nghiệp vụ và các PMU để tạo điều kiện cho cán bộ phát huy hết khả năng cho mình. Tăng cƣờng đội ngũ cán bộ có năng lực tốt cho các Phòng chuyên môn để làm tốt công tác tham mƣu cho APMB và hƣớng dẫn các PMU về quản lý, thực hiện Dự án.

9/Xây dựng chính sách tạo động lực cho ngƣời lao động đó là tạo điều kiện để ngƣời lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao và có chính sách thù lao, đãi ngộ ngƣời lao động và gia đình ngƣời lao động một cách thoả đáng.

10/Bố trí đủ diện tích làm việc và trang bị thiết bị quản lý cần thiết phục vụ công việc của cán bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại ban quản lý các dự án nông nghiệp, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)