Nội dung về quản lý nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại ban quản lý các dự án nông nghiệp, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 25 - 28)

1.2. Cơ sở chung về quản lý nhân lực tại Ban quản lý các dự án nông nghiệp

1.2.2 Nội dung về quản lý nhân lực

Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực là yếu tố hàng đầu trong việc quản lý nhân lực tại APMB, đó cũng chính là quản lý nhân lực về mặt chất lƣợng. Chất lƣợng nguồn nhân lực là việc thực thi các giải pháp một cách toàn diện và đồng bộ nhằm ngày càng nâng cao: Kinh nghiệm; Trình độ chuyên môn nghiệp vụ (trình độ quản lý nhà nƣớc, trình độ quản lý dự án, trình độ và khả năng sử dụng ngoại ngữ); Kỹ năng thành thạo công việc; Bố trí, sử dụng, đánh giá cán bộ; Xây dựng chế độ thù lao và đã ngộ đối với cán bộ.

- Về kinh nghiệm quản lý thực hiện dự án:

Kinh nghiệm đối với cán bộ làm công tác quản lý thực hiện dự án nói chung và dự án sử dụng vốn ODA nói riêng là rất quan trọng vì nó ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả thực hiện dự án. Theo quy định của MARD về quản lý thực hiện Dự án, thì cán bộ có dƣới 1 năm làm việc: Chƣa có kinh nghiệm; từ 01 đến 3 năm làm việc: có ít kinh nghiệm; từ 4 đến 6 năm làm việc: Có kinh nghiệm và trên 6 năm làm việc là những cán bộ có nhiều kinh nghiệm.

- Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

Quản lý trình độ chuyên môn nghiệp vụ là nội dung quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Trong xu thế phát triển nhanh của tiến bộ khoa học và công nghệ nhƣ hiện nay, cán bộ quản lý dự án cần phải đƣợc trang bị ngày càng cao những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, đó là cơ sở nền tảng để nâng cao kỹ năng làm việc, sự hiểu biết cần thiết cho quá trình làm việc đạt hiệu quả cao. Để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cần thực hiện các kế hoạch, chƣơng trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn, tự học nhằm bồi dƣỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho CBPV và các cấp quản lý. cần phải có các phƣơng pháp đào tạo cho công tác phát triển nguồn nhân lực.

Đào tạo về trình độ quản lý Nhà nước:

Theo quy định, tất cả cán bộ sau khi đƣợc tuyển dụng vào cơ quan Nhà nƣớc đều phải tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng quản lý hành chính nhà nƣớc. Đặc biệt

Comment [L11]: Bên trong chƣa chuẩn về các nội dung quản lý nhân lực. Nó phải na ná nhƣ sau:

- Tìm kiếm, tuyển dụng

- Bố trí, sắp xếp

- Đào tạo, bồi dƣỡng

- Xây dựng cơ chế làm việc

- Kiểm soát

- Đánh giá, thƣởng và phạt

Lƣu ý: ĐÂY LÀ NỘI DUNG CỰC KỲ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI LUẬN VĂN NÀY

cán bộ APMB là cán bộ thuộc cấp Trung ƣơng. Điều này sẽ giúp cho cán bộ luôn đi đúng mục tiêu, phƣơng hƣớng và nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nƣớc giao cho.

Đào tạo về trình độ quản lý dự án:

Quản lý dự án là 1 quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách đƣợc duyệt và đạt đƣợc các yêu cầu đã định về kỹ thuật, chất lƣợng của sản phẩm, dịch vụ, bằng các phƣơng pháp và điều kiện tốt nhất cho phép. Việt Nam hiện nay vẫn chƣa có đào tạo, quản lý, thự hiện dự án ở trình độ đại học, mà chỉ có các lớp ngắn hạn (03 tháng) do Bộ kế hoạch Đầu tƣ tổ chức cho cán bộ làm công tác quản lý dự án.

Nâng cao về trình độ, khả năng sử dụng ngoại ngữ

Do đặc thù của APMB là quan lý thự hiện các dự án ODA, vì vậy cán bộ phải thƣờng xuyên làm việc với các nhà tài trợ nƣớc ngoài, phải đọc các tài liệu hƣớng dẫn, các quy định của nhà tài trợ…phải bằng Tiếng Anh vì vậy một trong những yêu cầu quan trọng đối với cán bộ APMB là phải sử dụng thành thạo tiếng Anh.

- Về kỹ năng, thành thạo công việc:

Chúng ta biết rằng, việc đánh giá chất lƣợng của đội ngũ cán bộ ở các cơ quan chuyên môn không chỉ dựa vào bằng cấp chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nƣớc ..., mà phải hội đủ nhiều yếu tố, trong đó có thể nói yếu tố về khả năng hoạt động thực tiễn, về kỹ năng, mức độ thành thạo công việc là rất cần thiết và quan trọng.

Yêu cầu đặt ra đối với cán bộ làm việc tại APMB là phải nắm chắc chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc Việt Nam đối với từng lĩnh vực công tác, có kiến thức về quản lý Nhà nƣớc, về hội nhập kinh tế quốc tế, có khả năng lập kế hoạch công tác, có kỹ năng hành chính nhƣ soạn thảo văn bản hành chính, sử dụng thành thạo máy vi tính, có kỹ năng giao tiếp hành chính, xử lý đƣợc những tình huống cụ thể trong thực tế công việc và kinh nghiệm công tác đƣợc tích luỹ qua số năm công tác của mỗi cán bộ.

Việc bố trí cán bộ là một việc rất quan trọng, vì thông qua bố trí sắp xếp đúng ngƣời, đúng việc sẽ góp phần quan trọng đảm bảo cho đội ngũ cán bộ phát huy đƣợc chuyên môn, sở trƣờng công tác, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

Do đặc thù của ngành là Quản lý các dự án về nông nghiệp nên hầu hết các vị trí trong Ban đòi hỏi ở ngƣời nhân viên có kh ả năng và sƣ̣ hiểu biết về chuyên môn cao. Tất cả các công việc đều đòi hỏi tính chính xác, sự tận tâm và động lực làm việc cao. Thêm vào đó, các dự án có tính tạm thời có nghĩa là các dự án ODA có khởi điểm và kết thúc xác định. Dự án không phải là loại công việc hàng ngày, thƣờng tiếp diễn, lặp đi lặp lại theo quy trình có sẵn. Dự án có thể thực hiện trong một thời gian ngắn hoặc có thể kéo dài trong nhiều năm. Về mặt nhân sự, dự án không có nhân công cố định, họ chỉ gắn bó với dự án trong một khoảng thời gian nhất định (một phần hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án). Khi dự án kết thúc, các cán bộ dự án có thể phải chuyển sang/tìm kiếm một công việc/hợp đồng mới

Do vậy, Đội ngũ cán bộ của APMB luôn đƣợc củng cố, tăng cƣờng với số lƣợng luôn tăng lên qua hàng năm để đáp ứng công tác quản lý, thực hiện các Dự án đƣợc MARD giao. Chính phủ cũng nhƣ các Nhà tài trợ đã có quy định trong các Hiệp định vay vốn là đảm bảo đủ số lƣợng cán bộ có chất lƣợng để đảm bảo tiến độ triển khai, thực hiện các Dự án.

- Xây dựng chế độ thù lao và đãi ngộ đối với cán bộ:

Một trong những học thuyết tạo động lực cho ngƣời lao động đó là Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom, nhấn mạnh vào mối quan hệ nhận thức: Con ngƣời mong đợi cái gì? Theo học thuyết này, động lực là chức năng của sự kỳ vọng của cá nhân rằng: Một sự nỗ lực nhất định sẽ đem lại một thành tích nhất định, và thành tích đó sẽ dẫn đến những kết quả hoặc phần thƣờng nhƣ mong muốn.

Chính vì vậy mà APMB cần xây dựng đƣợc chế độ thù lao và đãi ngộ đối với cán bộ: Nhƣ sự thăng tiến, chế độ khen thƣờng và chế độ nâng lƣơng đối với ngƣời đạt thành tích cao. Đặc biệt là sử dụng chế độ nâng lƣơng trƣớc thời hạn nhƣ một công cụ cơ bản để kích thích vật chất đối với ngƣời lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại ban quản lý các dự án nông nghiệp, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)