Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhân lực:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại ban quản lý các dự án nông nghiệp, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 28 - 31)

1.2. Cơ sở chung về quản lý nhân lực tại Ban quản lý các dự án nông nghiệp

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhân lực:

Để đánh giá khách quan, toàn diện các nội dung trên trên cơ sở vận dụng vào hoạt động thực tiễn tại APMB ta cần xét đến các nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên. Bao gồm: Nhân tố bên trong và nhấn tố bên ngoài.

Nhân tố bên trong

Thứ nhất: Mục tiêu, chiến lược và chính sách phát triển trong từng giai đoạn của Đơn vị.

Mỗi một Đơn vị đều có những mục tiêu, chiến lƣợc riêng cho nhiệm vụ và từng giai đoạn phát triển của mình. Những mục tiêu chiến lƣợc này chi phối tất cả mọi hoạt động của Đơn vị trong đó có hoạt động đào tạo và nâng cao năng lực của cán bộ. Khi Đơn vị ở các giai đoạn đầu, giai đoạn thực thi, và giai đoạn phát triển thì các hoạt động nâng cao năng lực sẻ có mỗi một mục tiêu khác nhau.

Chính sách, triết lý quản lý, những tƣ tƣởng, quan điểm của ngƣời quản lý và lãnh đạo về cách quản lý con ngƣời trong đơn vị cũng ảnh hƣởng rất lớn đến công tác nâng cao chất lƣợng của đội ngũ cán bộ của Đơn vị. Từ đó sẽ hình thành những định hƣớng, chính sách trong công tác này nhƣ chính sách tiền lƣơng, đãi ngộ, khuyến khích các cán bộ.

Thứ hai: Mô hình quản lý và quy mô của Đơn vị

Mô hình đơn vị của Đơn vị có ảnh hƣởng tới chất lƣợng cán bộ thông qua: mô hình đơn vị sẽ chi phối đến nhu cầu về số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu nhân sự của Đơn vị. Mô hình đơn vị càng ổn định càng tạo điều kiện tốt cho chất lƣợng và hiệu quả công việc của các cán bộ Đơn vị. Quy mô của Đơn vị càng lớn nhiều lĩnh vực thì công tác đào tạo của Đơn vị càng phức tạp và ngƣợc lại. Cơ cấu tổ chức trong Đơn vị cũng là một khía cạnh ảnh hƣởng rất lớn đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, cơ cấu càng đơn giản thì việc ra quyết định càng nhanh chóng, sự trao đổi thông tin thuận lợi và mức độ gắn kết các bộ phận càng cao. Ngƣợc lại, đơn vị bộ máy càng cồng kềnh, phức tạp thì quản lý càng khó, dẫn đến trong công tác

đào tạo, tiến trình đào tạo sẽ khó thực hiện một cách đồng bộ và linh hoạt. Ngoài ra sự thay đổi cơ cấu tổ chức cũng ảnh hƣởng đến nhu cầu đào tạo trong Đơn vị.

Thứ ba: Điều kiện tài sản phục vụ công tác quản lý của Đơn vị

Tài sản có ảnh hƣởng đến chất lƣợng đội ngũ cán bộ của các Đơn vị. Tài sản bao gồm phần cứng và phần mềm, phần cứng đƣợc xem xét đến nhƣ những trang thiết bị máy móc, nhà cửa, bàn ghế, xe... còn phần mềm bao gồm các hệ thống thông tin quản lý trong tài chính và theo dõi đánh giá...

Với các trang thiết bị cơ sở vật chất phù hợp, nhằm giúp cho cán bộ của Đơn vị có thể yên tâm thực hiện các công việc của mình. Các trang thiết bị chính đƣợc quan tâm nhất hiện nay là phƣơng tiện đi lại, và trang thiết bị để làm việc. Đối với hệ thống thông tin quản lý nếu thực hiện vận hành tốt, sẻ cung cấp đầy đủ thông tin một cách kịp thời, giúp nhà quản lý đƣa ra đƣợc các quyết định đúng đắn, và nguồn lực đƣợc sử dụng một cách hiệu quả nhất.

Thứ tư: Năng lực hiện tại của cán bộ Đơn vị.

+ Năng lực của cán bộ:

Năng lực của cán bộ sẽ ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng của cán bộ quản lý dự án. Vì vậy, việc tuyển chọn theo đúng quy trình và phƣơng pháp sẽ giúp cho Đơn vị lựa chọn đƣợc những cán bộ có đủ năng lực và phù hợp với vị trí đƣợc tuyển dụng, để từ đó thực hiện thêm các hoạt động tăng cƣờng năng lực hàng năm nhằm giúp cán bộ hoàn thành tốt công việc của mình.

+ Cơ cấu cán bộ theo độ tuổi, giới tính:

Về độ tuổi, nếu một Đơn vị có cơ cấu cán bộ trẻ hơn thì nhu cầu đào tạo sẽ có khả năng cao hơn Đơn vị kia. Điều này xuất phát từ đặc điểm tâm lý của cán bộ là càng lớn tuổi thì nhu cầu học tập càng giảm đi.

Giới tính cũng ảnh hƣởng đến nhu cầu đào tạo của một Đơn vị. Thông thƣờng trong một Đơn vị nếu tỷ lệ nữ cao hơn nam giới thì nhu cầu đào tạo sẽ thấp và ngƣợc lại.

Cán bộ có tinh thần nhiệt huyết và lòng yêu nghề sẽ có tác động ảnh hƣởng đến hiệu quả công việc, cũng nhƣ mức độ đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức. Thái độ và lòng yêu nghề của cán bộ sẽ giúp cho việc gắn bó lâu dài, cũng nhƣ đƣa ra các sáng kiến giúp đơn vị hoạt động có hiệu quả hơn.

Nhân tố bên ngoài

Thứ nhất: Môi trường kinh tế, môi trường chính trị.

Theo báo cáo của Chính Phủ thì Việt nam đã vƣợt ngƣỡng các nƣớc nghèo để trở thành một nƣớc có thu nhập trung bình thấp. Điều này đồng nghĩa với việc các nguồn ODA giảm sút trong các năm sắp tới, nhiều nhà tài trợ đã rút khỏi Việt nam trong thời gian tới nhƣ SIDA-Thụy Điển, nguồn vốn ODA của chính phủ Anh, Đan Mạch, nguồn vốn ODA ƣu đãi của WB và ADB, AFD, JICA... Và một khi các nhà tài trợ lần lƣợt rút khỏi Việt Nam hoặc giảm nguồn vốn ODA vay ƣu đãi sẽ dẫn đến môi trƣờng công việc của cán bộ không ổn định, sẽ có nhiều ngƣời phải chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc rút khỏi các Đơn vị và nhiều ngƣời sẻ không muốn tham gia vào làm việc ở khu vực đó nữa. Điều này dẫn đến chất lƣợng của cán bộ sẻ giảm sút.

Thứ hai: Hệ thống pháp luật và các quy định của Chính Phủ.

Các tiêu chuẩn về từng loại nhân lực ngoài việc phải đáp ứng đƣợc yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ công việc còn phải nhất quán với đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, với các tiêu chuẩn về trình độ học vấn, tuổi tác, kinh nghiệm do Nhà nƣớc quy định.

Nhƣ đã phân tích ở trên, cán bộ trong Đơn vị sẽ có những thiệt thòi nhất định trong việc thăng tiến về sau này, tính ổn định của công việc, tính vất vả của công việc vì phải thƣờng xuyên làm việc tại những vùng nghèo khó và vị trí địa lý phức tạp. Với những lý do trên đòi hỏi cần có những chế độ chính sách hỗ trợ nhằm thu hút nguồn nhân lực tham gia vào Đơn vị, và tạo điều kiện để cán bộ tham gia nhiệt tình và có hiệu quả.

Thứ ba: Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ

Ngày nay, trên thế giới sự bùng nổ về khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin diễn ra mạnh mẽ trên nhiều khía cạnh. Để đảm bảo phát triển bền vững, các đơn vị

phải thƣờng xuyên quan tâm tới việc cải tiến kỹ thuật, sự thay đổi công nghệ, nâng cao trình độ cơ giới hoá, tự động hoá. Chính điều này đòi hỏi số lƣợng, chất lƣợng, kinh nghiệm và kỹ năng của cán bộ phải đƣợc nâng lên để có thể nắm vững các thao tác, quy trình công nghệ khi thực hiện công việc, chƣơng trình phát triển nguồn nhân lực cũng phải có sự thay đổi cho phù hợp với công nghệ đã lựa chọn và xu thế phát triển của nó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại ban quản lý các dự án nông nghiệp, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 28 - 31)