Chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý các dự án nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại ban quản lý các dự án nông nghiệp, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 40 - 46)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

3.1 Giới thiệu về Ban quản lý các dự án nông nghiệp

3.1.3 Chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý các dự án nông nghiệp

- Vị trí và chức năng

ABMB trực thuộc MARD, đƣợc Bộ trƣởng giao làm chủ các chƣơng trình, dự án QDA(chủ đầu tƣ đối với chƣơng trình, dự án đầu tƣ; chủ dự án đối với chƣơng trình , dự án hỗ trợ kỹ thuật- sau đây gọi chung là chủ dự án) trực tiếp quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn đối ứng và nguồn vốn khác(nếu có) để quản lý, điều hành thực hiện chƣơng trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật và chƣơng trình, dự án đầu tƣ trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và phát triển nông thôn.

APMB là tổ chức sự nghiệp kinh tế, có tƣ cách pháp nhân, có con dấu riêng, đƣợc mở tài khoản tại Ngân hàng và Kho bạc Nhà nƣớc theo quy định.

Kinh phí hoạt động của APMB do ngân sách Nhà nƣớc cấp từ nguồn kinh phí sự nghiệp , nguồn vốn đối ứng, vốn ODA và các nguồn hỗ trợ khác theo dự toán chi phí quản lý hàng năm đƣợc Bộ phê duyệt và phân bổ cho các chƣơng trình, dự án thuộc APMB.

Chuẩn bị, xây dựng các Dự án sử dụng nguồn vốn ODA; kiểm tra đánh giá, chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung chƣơng trình; lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phƣơng và những chủ thể khác liên quan hoặc tham gia thực hiện và thụ hƣởng lợi ích của chƣơng trình;

Thoả thuận với nhà tài trợ về nội dung văn kiện chƣơng trình và triển khai quy trình và thủ tục về thẩm định và phê duyệt Dự án theo đúng quy định của Pháp luật và của Nhà Tài trợ và quyền hạn chung:

Tổ chức bộ máy quản lý và thực hiện chƣơng trình, dự án; ký kết các hợp đồng theo quy định của pháp luật. Nếu trực tiếp quản lý chƣơng trình, dự án, APMB phải đảm bảo có đủ bộ máy, đủ năng lực quản lý dự án, đƣợc cơ quan có thẩm quyền cho phép và đƣợc ghi trong quyết định đầu tƣ hoặc quyết định phê duyệt chƣơng trình, dự án;

Tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, dự toán các công việc tại APMB (các công việc thực hiện tại các tỉnh do các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh phê duyệt); Đàm phán, ký kết, giám sát việc thực hiện các hợp đồng và xử lý các vi phạm hợp đồng;

Kiến nghị với MARD và Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo đảm việc thực hiện chƣơng trình, dự án phù hợp với cam kết quốc tế;

Chịu trách nhiệm toàn diện, liên tục về quản lý sử dụng các nguồn vốn đầu tƣ từ khi chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ và đƣa chƣơng trình, dự án vào khai thác sử dụng; Thực hiện giám sát, đánh giá dự án, quản lý khai thác chƣơng trình, dự án; Chịu trách nhiệm toàn diện về những sai phạm trong quá trình quản lý chƣơng trình, dự án gây ra những hậu quả có hại đến kinh tế, xã hội, môi sinh, môi trƣờng và uy tín quốc gia; Chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật, có thể phải bồi thƣờng thiệt hại về kinh tế hoặc phải thay đổi chủ dự án, đối với việc triển khai Dự án chậm, không đúng với quyết định đầu tƣ và quyết định phê duyệt văn kiện chƣơng trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật, gây thất thoát, lãng phí và tham nhũng, ảnh hƣởng đến mục tiêu và hiệu quả chung của chƣơng trình, dự án;

APMB quyết định thành lập Ban quản lý dự án ngay sau khi văn kiện chƣơng trình, dự án đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.

APMB có trách nhiệm thƣờng xuyên theo dõi, đánh giá chƣơng trình, dự án theo các quy định, bao gồm: Xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết hàng năm thực hiện các Dự án trình MARD phê duyệt, trong đó xác định rõ các nguồn vốn sử dụng, tiến độ thực hiện, thời hạn hoàn thành, mục tiêu chất lƣợng và tiêu chí chấp nhận kết quả đối với từng hoạt động của các dự án để làm cơ sở theo dõi, đánh giá. Kế hoạch tổng thể thực hiện dự án phải đƣợc APMP chuẩn bị trƣớc ngày khởi động Dự án 3 tháng và phải đƣợc MARD phê duyệt. Kế hoạch chi tiết hàng năm phải đƣợc xây dựng trên cơ sở thống nhất với nhà tài trợ và trình MARD phê duyệt phù hợp với tiến độ thực hiện Dự án; Thiết lập hệ thống thông tin nội bộ, thu thập và lƣu trữ đầy đủ thông tin, dữ liệu, hồ sơ, tài liệu, sổ sách, chứng từ của Dự án; Lập báo cáo thực hiện theo quy định, cung cấp, chia sẻ thông tin thông qua hệ thống thông tin theo dõi, đánh giá cấp ngành, địa phƣơng và cấp quốc gia; Có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ PMU trong việc theo dõi, đánh giá Dự án. Trƣờng hợp có khó khăn, vƣớng mắc mà không tự xử lý đƣợc, APMB phải kịp thời đề nghị các cấp có thẩm quyền giải quyết. APMB có trách nhiệm công bố công khai với các tổ chức chính trị, xã hội, chính quyền địa phƣơng và các cơ quan dân cử tại địa bàn có Dự án về mục đích, nội dung các hoạt động, quy mô vốn ODA và vốn đối ứng của Dự án; cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động của PMU để tranh thủ sự giám sát của cộng đồng trong quá trình thực hiện.

Thành lập PMU sau khi văn kiện chƣơng trình, dự án đƣợc Bộ trƣởng phê duyệt. Chỉ đạo xây dựng, phê duyệt quy chế tổ chức và hoạt động của các PMU phù hợp với từng chƣơng trình, dự án và hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện. Hƣớng dẫn các địa phƣơng thành lập Ban quản lý chƣơng trình, dự án theo quy định.

Tổ chức thực hiện việc tuyển chọn và quản lý cán bộ, nhân viên của APMB, các tƣ vấn quốc tế và chuyên gia tƣ vấn trong nƣớc theo các điều ƣớc quốc tế, hợp đồng tƣ vấn đã đƣợc ký kết, và các quy định hiện hành của Chính phủ, phân cấp của Bộ.

Làm đầu mối quan hệ với các nhà tài trợ quốc tế và phối hợp với các cơ quan chức năng của MARD về các vấn đề liên quan trong quá trình quản lý, tổ chức triển khai thực hiện chƣơng trình, dự án đƣợc giao;

Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ƣơng nơi có Dự án đầu tƣ để giải quyết những công việc cụ thể của từng dự án hoặc đề xuất, trình MARD phân cấp cho Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ƣơng có liên quan trong quá trình quản lý, điều hành thực hiện các hợp phần của chƣơng trình, dự án.

Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất với MARD, các cơ quan có liên quan và nhà tài trợ về tình hình và kết quả hoạt động của các chƣơng trình, dự án. Tổng hợp, thống nhất với nhà tài trợ các nội dung phát sinh trong quá trình thực hiện chƣơng trình, dự án và đề xuất trình Bộ quyết định.

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ đối với việc nghiệm thu, bàn giao chƣơng trình, dự án theo quy định.

Đề xuất các chƣơng trình, dự án mới về phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Quản lý tổ chức, bộ máy, biên chế và tài sản của Ban theo quy định; thực hiện chế độ tiền lƣơng và các chế độ chính sách đãi ngộ, khen thƣởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Ban.

Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác của chủ dự án theo quy định của pháp luật.

Thực hiện nhiệm vụ khác do Bộ trƣởng MARD giao.

Khái quát các Dự án do APMB đã và đang triển khai thực hiện

1) Dự án Khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai năm 2005: vay vốn ADB, tổng số vốn 97,5 triệu USD, thực hiện tại 10 tỉnh trong thời gian từ 2007-2011. Mục tiêu dự án là duy trì tăng trƣởng kinh tế ở 10 tỉnh bị ảnh hƣởng nặng nề bởi các cơn bão năm 2005, nhanh chóng khôi phục đời sống của ngƣời dân và giảm khả năng bị tổn thƣơng do thiên tai tại các khu vực bị ảnh hƣởng. Dự án đã kết thúc vào ngày 31/12/2011, giải ngân đạt 93% tỏng số vốn.

2) Dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung : vay vốn ADB, AFD với tổng số vốn 168,2 triệu USD, thực hiện từ năm 2008-2013 tại 13 tỉnh miền Trung. Mục tiêu của dự án là hỗ trợ xoá đói giảm nghèo thông qua việc cải tạo, nâng cấp các cơ sở hạ tầng ƣu tiên ở vùng nông thôn và ven biển, bao gồm đƣờng giao thông nông thôn, công trình thuỷ lợi, cấp nƣớc sạch, chợ nông thôn và các công trình đặc thù vùng ven biển. Dự án dự kiến kết thúc vào ngày 30/6/2013 và lũy kế giải ngân đến 31/12/2013 là 91% tổng vốn. Để giải ngân hết nguồn vốn, ADB đang đề nghị Chính phủ gia hạn khoản vay thêm 2 năm và ADB đã đồng ý tài trợ khoản vay bổ sung trị giá 85 triệu USD thực hiện từ năm 2015 đến 2018.

3) Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc. vay vốn ADB với tổng số vốn 138 triệu USD, thực hiện từ năm 2011 - 2016 tại 15 tỉnh miền núi phía Bắc. Mục tiêu của Dự án là đầu tƣ vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng nông thôn thiết yếu, bao gồm: đƣờng giao thông nông thôn, các công trình thuỷ lợi, cung cấp nƣớc sạch và chợ nông thôn. Mục đích của dự án là xoá đói giảm nghèo thông qua phát triển bền vững xã hội, sinh thái và môi trƣờng tại cấp cộng đồng bằng cách đầu tƣ cơ sở hạ tầng, cở sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội, cải thiện điều kiện kinh tế xã hội và mức sống của ngƣời dân của 15 tỉnh miền núi phía Bắc. Lũy kế giải ngân đến 31/12/2013 là 25,7% tổng vốn.

4) Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm. Vay vốn của Ngân hàng Thế giới, tổng vốn 79 triệu USD, thời gian thực hiện 2009-2014 tại 12 tỉnh, thành phố. Mục tiêu chung của dự án là nâng cao khả năng cạnh tranh của các hộ chăn nuôi thông qua nâng cao năng suất, chất lƣợng, an toàn thực phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng trong chuỗi sản phẩm chăn nuôi theo hƣớng chăn nuôi sạch từ trang trại đến bàn ăn ở các tỉnh dự án. Lũy kế giải ngân đến 31/12/2013 là 85,1% tổng vốn.

5) Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp. Vay vốn WB, tổng vốn 75 triệu USD, thực hiện từ 2009-2013 tại 8 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Mục tiêu phát triển của dự án nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của nông dân sản xuất nhỏ tại khu vực miền Trung Việt Nam thông qua việc liên kết sản xuất với khối doanh nghiệp. Kết quả

bƣớc đầu đạt đƣợc của dự án đã và đang góp phần nâng cao khả năng tiếp cận thị trƣờng của nông dân thông qua việc cung cấp các công nghệ sản xuất mới, tổ chức lại các tổ nhóm sản xuất của nông dân, liên kết với các doanh nghiệp, đồng thời cung cấp các cơ sở hạ tầng thiết yếu. Lũy kế đến 31/12/2013 Dự án giải ngân đƣợc 86,1% tổng vốn, Dự án sẽ kéo dài đến 31/12/2014.

6) Dự án Nâng cao chất lƣợng, an toàn thực phẩm nông nghiệp và Phát triển chƣơng trình khí sinh học: Vay vốn ADB, tổng vốn 110,25 triệu USD, thời gian thực hiện từ năm 2009-2015 tại 16 tỉnh, thành. Mục tiêu của dự án là tăng trƣởng bền vững ngành sản xuất rau, quả và chè trong khu vực nông nghiệp, góp phần: (i) tăng thu nhập và việc làm trong ngành nông nghiệp; (ii) nâng cao sức khoẻ và năng suất lao động do giảm thiểu ngộ độc thực phẩm; và (iii) phát triển ngành khí sinh học phục vụ cho ngƣời dân. Lũy kế đến 31/12/2013 Dự án giải ngân đƣợc 60,03% tổng vốn.

7) Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững. Do WB tài trợ, thực hiện tƣ̀ năm 2012-2017 tại 8 tỉnh ven biển Việt Nam với tổng kinh phí là 117,89 triệu USD. Mục tiêu tổng thể của Dự án là cải thiện công tác quản lý nghề cá ven bờ theo hƣớng bền vững tại các tỉnh duyên hải đƣợc lựa chọn thông qua thực hiện 4 hợp phần. Hợp phần A - Tăng cƣờng năng lực thể chế cho quản lý nghề cá bền vững; Hợp phần B - Thực hành tốt trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) bền vững; Hợp phần C - Quản lý bền vững khai thác thủy sản (KTTS) ven bờ; Hợp phần D Quản lý, giám sát và đánh giá dự án (D). Lũy kế đến 31/12/2013 Dự án giải ngân đƣợc 16,6% tổng vốn.

8) Dự án khắc phục khẩn cấp dịch cúm gia cầm: do WB tài trợ với tổng số vốn 38 triệu USD. Thời gian thực hiện 2007-2011 tại 11 tỉnh và 02 Bộ quản lý; Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Y tế. Mục tiêu của dự án là tiếp tục khống chế và thanh toán dịch cúm gia cầm có động lực cao và giảm thiểu rủi ro tới sức khoẻ con ngƣời gây ra bởi cúm gia cầm bằng cách khống chế dịch tận gốc. Dự án đã kết thúc vào 31/12/2012 và giải ngân đạt 90% tổng vốn sau khi gia hạn thêm 01 năm .

9) Dự án Phát triển cao su tiểu điền: Do cơ quan phát triển Pháp tài trợ, với tổng vốn là 15,43 triệu USD, thực hiện từ năm 2009 - 2015. Mục tiêu của Dự án là hỗ trợ nông dân về kinh phí, khuyến nông trồng cây cao su và cho nông dân vay vốn phát triển trồng cây cao su tại các tỉnh Tây nguyên và miền Trung. Lũy kế đến 31/12/2013, Dự án giải ngân đƣợc 51,3% tổng vốn.

10) Dự án Hệ thống quan sát tàu cá vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sản bằng công nghệ vệ tinh (Morvima): Do cơ quan Phát triển Pháp tài trợ, với tổng vốn là 14,5 triệu USD đƣợc thực hiện tại các tỉnh ven biển. Mục đích hỗ trợ nông dân ven biển phát triển nghề đánh bắt cá phục vụ xóa đói, giảm nghèo. Thời gian thực hiện dự án từ 2010 - 2014. . Lũy kế đến 31/12/2013, Dự án giải ngân đƣợc 72,9 % tổng vốn.

11) Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên. vay vốn ADB với tổng số vốn 85 triệu USD, thực hiện từ năm 2014 - 2018 tại 5 tỉnh Tây nguyên. Mục tiêu của Dự án là đầu tƣ vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng nông thôn thiết yếu, bao gồm: đƣờng giao thông nông thôn, các công trình thuỷ lợi, cung cấp nƣớc sạch và chợ nông thôn. Mục đích của dự án là xoá đói giảm nghèo thông qua phát triển bền vững xã hội, sinh thái và môi trƣờng tại cấp cộng đồng bằng cách đầu tƣ cơ sở hạ tầng, cở sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội, cải thiện điều kiện kinh tế xã hội và mức sống của ngƣời dân Tây Nguyên. Năm 2014 là năm đầu tiên thực hiện Dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại ban quản lý các dự án nông nghiệp, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 40 - 46)