Về kỹ năng thành thạo công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại ban quản lý các dự án nông nghiệp, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 53 - 56)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

3.2. Thực trạng quản lý nhân lực của Ban quản lý các dự án nông nghiệp

3.2.3 Về kỹ năng thành thạo công việc

Chúng ta biết rằng, việc đánh giá chất lƣợng của đội ngũ cán bộ ở các cơ quan chuyên môn không chỉ dựa vào bằng cấp chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nƣớc ..., mà phải hội đủ nhiều yếu tố, trong đó có thể nói yếu tố về khả năng hoạt động thực tiễn, về kỹ năng, mức độ thành thạo công việc là rất cần thiết và quan trọng.

Năng lực chuyên môn của mỗi cán bộ không phải là thứ năng lực bất biến, đƣợc sử dụng trong mọi hoàn cảnh môi trƣờng. Do đó đòi hỏi mỗi ngƣời cán bộ phải luôn nỗ lực rèn luyện cho mình một kỹ năng công tác, phải chịu khó tìm tòi, học hỏi trong thực tiễn cuộc sống, am hiểu lĩnh vực công việc đang đảm nhiệm và qua đó từng bƣớc nâng cao năng lực chuyên môn và khả năng thành thạo công việc đang làm.

Hiện nay, kỹ năng và mức độ thành thạo công việc của cán bộ đang là vấn đề đặc biệt quan tâm, không chỉ tại APMB mà còn tại MARD nói chung. Bởi vì tại MARD hay tại APMB không thiếu cán bộ có bằng cấp chuyên môn, nhƣng lại hụt hẫng một đội ngũ cán bộ am hiểu pháp luật, thành thạo về chuyên môn kỹ thuật, có kỹ năng thực thi công vụ một cách hiệu quả, cũng nhƣ khả năng vận dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào từng lĩnh vực công tác cụ thể, nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, đội ngũ cán bộ nòng cốt có trình độ chuyên môn cao hoặc các chuyên gia hoặch định chính sách để tham mƣu có hiệu quả.

Đối với cán bộ làm việc tại APMB, yêu cầu đặt ra là phải nắm chắc chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc Việt Nam đối với từng lĩnh vực công tác, có kiến thức về quản lý Nhà nƣớc, về hội nhập kinh tế quốc tế, có khả năng lập kế hoạch công tác, có kỹ năng hành chính nhƣ soạn thảo văn bản hành chính, sử dụng thành thạo máy vi tính, có kỹ năng giao tiếp hành chính, xử lý đƣợc những tình huống cụ thể trong thực tế công việc và kinh nghiệm công tác đƣợc tích luỹ qua số năm công tác của mỗi cán bộ.

Bên cạnh đó, cán bộ APMB phải hiểu rõ, vận dúng đúng các quy định của từng Nhà tài trợ đối với mỗi dự án cụ thể. Và khó khăn lớn nhất hiện nay, là chính sách, quy định trong nƣớc chƣa hài hoà với quy định của các Nhà tài trợ. Mặc dù, theo quy định của Pháp luật Việt Nam, nếu có sự khác biệt giữa quy định của Việt Nam và các Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì sẽ thực hiện theo quy định của Điều ƣớc quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, phát sinh những khó khăn, vƣớng mắc, phải hài hoà cả thủ tục trong nƣớc và nhà tài trợ. Ví dụ, trƣớc năm 2012, chi phí đền bù Giải phóng mặt bằng các Nhà tài trợ không đồng ý sử

dụng vốn ODA mà đó là do bên Việt Nam chịu trách nhiệm thanh toán, song ngân sách Việt Nam rất khó khăn nên hầu hết các Dự án có kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng lớn đều bị ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện. Tuy nhiên, từ năm 2012 trở lại đây, các nhà tài trợ lại đồng ý sử dụng vốn ODA thanh toán cho chi phí Giải phóng mặt bằng song Chính phủ Việt Nam lại quy định đó là trách nhiệm của các địa phƣơng, mà hiện nay các địa phƣơng đều còn nghèo, ngân sách Trung ƣơng vẫn phải hỗ trự nên cũng rất khó khăn khi triển khai thực hiện dự án.

Theo kết quả khảo sát 25 cán bộ lãnh đạo 04 phòng chuyên môn nghiệp vụ và giám đốc các dự án thì kết quả về kỹ năng, mức độ thành thạo công việc nhƣ sau:

Bảng 3.7 Thống kê tỷ lệ về kỹ năng làm việc

STT Chỉ tiêu Tổng số cán bộ Có kỹ năng tốt, rất thành thạo công việc Có kỹ năng, thành thạo công việc Có ít kỹ năng, chƣa thành thạo công việc 1 Số lƣợng 195 35 56 104 2 Tỷ lệ/tổng số 18% 29% 53%

Nhƣ vậy có trên 50% số cán bộ APMB có ít kỹ năng, mức độ chƣa thành thạo công việc. Vì vậy yêu cầu đặt ra, đó là những cán bộ có kỹ năng, thành thạo công việc sẽ trực tiếp hƣớng dẫn, đào tạo cán bộ chƣa thành thạo công việc, bên cạnh đó, cán bộ thiếu kỹ năng cũng tăng cƣờng tham gia đào tạo tập huấn hoặc tự nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi để không ngừng tăng cƣờng kỹ năng, xử lý công việc thành thạo theo đúng quy định.

Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển châu Á thì cán bộ không thành thạo, xử lý tốt công việc đƣợc giao, ảnh hƣởng lớn đến tiến độ thực hiện dự án. Bởi vì, cán bộ chƣa thành thạo công việc sẽ cần nhiều thời gian hơn khi giải quyết công việc, mặt khác, kết quả giải quyết công việc chƣa đạt yêu cầu khi chuyển cho cán bộ quản lý hoặc các nhà tài trợ sẽ mất nhiều thời gian để kiểm tra, sửa chữa, thậm chí phải trả lại hồ sơ để cán bộ PMU làm lại.

Mặt khác, cán bộ APMB thuộc cán bộ cấp Trung ƣơng, vì vậy phải thƣờng xuyên làm việc, hƣớng dẫn các địa phƣơng (cấp tỉnh, huyện, xã) trong quá trình triển khai thực dự án. Tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ APMB kỹ năng xử lý công việc chƣa tốt, thậm chí còn lúng túng do hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, hạn chế về kỹ năng quản lý nhà nƣớc. Điều này không những ảnh hƣởng đến uy tín của APMB nói chung mà còn trực tiếp ảnh hƣởng đến tiến độ và chất lƣợng thực hiện Dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại ban quản lý các dự án nông nghiệp, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 53 - 56)