Phương pháp phân tích và xử lý thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đãi ngộ nhân sự tại công ty cổ phần bất động sản hải phát (Trang 57 - 60)

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin

Kết quả thu thập thông tin từ nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kê, quan sát, thực nghiệm tồn tại dưới hai dạng:

2.2.2.1. Thông tin định tính

Xử lý thông tin định tính thường dùng để nghiên cứu về hành vi, sự kiện, chức năng tổ chức, môi trường xã hội, phản ứng và các quan hệ kinh tế,...

Khi các thông tin định tính đã được thu thập qua các phương pháp như: quan sát, phỏng vấn, thảo luận, nghiên cứu tài liệu,…

Mục đích của thông tin định tính là để xây dựng giả thuyết và chứng minh cho giả thuyết đó từ những sự kiện rời rạc đã thu thập đuợc.

Xử lý logic đối với các thông tin định tính là việc đưa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện đồng thời thể hiện những logic của các sự kiện, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện được xem xét.

Trong chương 3 của luận văn, sau khi thu thập được các kết quả, tác giả sẽ phân tích các thông tin dựa theo các nội dung của đãi ngộ nhân sự đã nêu ra trong chương 1, từ đó hình thành khung phân tích đảm bảo tính logic của bố cục và tính rõ ràng của việc trình bày.

2.2.2.2. Thông tin định lượng

a. Phân tích thống kê

Thông tin định lượng thu thập được từ các tài liệu thống kê hoặc kết quả điều tra khảo sát. Nhà nghiên cứu không thể ghi chép các số liệu nguyên thủy vào tài liệu khoa học, mà phải sắp xếp chúng để làm bộc lộ ra các mối liên hệ và xu thế của sự vật. Các số liệu có thể được trình bày dưới nhiều dạng: Những con số rời rạc; Bảng số liệu; Phân tích chỉ số trung bình, độ lệch chuẩn, tỷ suất chênh.

Xử lý toán học đối với các thông tin định lượng tức là sử dụng phương pháp thống kê và tổng hợp các con số thu được, đồng thời tiến hành xử lý bằng phần mềm Excel để đưa ra các tỷ lệ % cũng như trình bày dưới dạng các bảng và các loại biểu đồ, từ đó hình thành cái nhìn tổng thể về thực trạng đãi ngộ nhân sự tại Công ty cổ phần bất động sản Hải Phát.

b. Phương trình tuyến tính

Xây dựng phương trình tuyến tính để thấy rõ mối quan hệ phụ thuộc tuyến tính giữa các biến hình thức đãi ngộ nhân sự và kết quả lao động của nhân viên. Trình bày dưới dạng phương trình có xét đến mức độ phù hợp của dữ liệu với phương trình R square và các chỉ số kiểm tra giả thuyết gốc để xác định mức độ tin cậy của kết quả đạt được.

Tóm lại, chương 2 của luận văn đã trình bày phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, quy trình thu thập dữ liệu, các phương thức và công cụ để xử lý dữ liệu. Căn cứ để thiết kế nội dung thông tin cần điều tra là dựa trên khung lý thuyết mô hình Tháp nhu cầu Maslow kết hợp mô hình các hình thức đãi ngộ nhân sự. Đối tượng nghiên cứu có số lượng lớn và đa số thuộc bộ phận kinh doanh nên đảm bảo tính thống nhất và đặc thù của kết quả nghiên cứu. Phương pháp xử lý thông tin dựa trên cả phương pháp định tính và phương pháp định lượng nhằm đảm bảo tính tổng quát và chính xác cụ thể của kết quả nghiên cứu, từ đó đưa ra giải pháp toàn diện và sát nhất cho công tác đãi ngộ nhân sự tại Công ty cổ phần bất động sản Hải Phát.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN HẢI PHÁT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đãi ngộ nhân sự tại công ty cổ phần bất động sản hải phát (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)