Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đãi ngộ nhân sự tại công ty cổ phần bất động sản hải phát (Trang 51)

2.1.1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu bao gồm: Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp; Mô hình lý thuyết; Thực hiện phỏng vấn; Điều tra khảo sát; Thu thập dữ liệu; Phân tích và xử lý dữ liệu; Kết quả nghiên cứu (được thể hiện trong hình 2.1)

Hình 2.1: Quy trình tiến hành nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu Phân tích và xử lý

dữ liệu Thu thập dữ liệu Cơ sở lý thuyết về đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp

Thiết kế phỏng vấn

Thiết kế bảng hỏi Quy trình nghiên cứu

Điều tra khảo sát Thực hiện phỏng vấn

n = 300 người n = 10 người

Phần mềm Excel

2.1.2. Thiết kế hướng dẫn phỏng vấn trực tiếp

Phỏng vấn trực tiếp sẽ cung cấp thông tin toàn diện về thực trạng đãi ngộ hiện tại của Công ty cổ phần bất động sản Hải Phát. Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp với mười bảy câu hỏi với nội dung (chi tiết xem Phụ lục 02), mục tiêu của phỏng vấn trực tiếp này nhằm đi tìm câu trả lời cho việc:

2.1.2.1.Thực trạng xây dựng chính sách đãi ngộ nhân sự hiện tại của Công ty

- Chính sách đãi ngộ nhân sự của Công ty đã đảm bảo được lợi ích của toàn bộ nhân viên trong Công ty?

- Những chính sách đãi ngộ nhân sự hiện tại của Công ty có phù hợp với nhu cầu thực tiễn của người lao động trong Công ty không?

- Theo anh/chị chế độ đãi ngộ nhân sự tại Công ty có phù hợp với pháp luật Việt Nam hiện tại không?

2.1.2.2.Thực trạng chế độ đãi ngộ nhân sự theo mô hình Maslow

- Mức lương thưởng hiện nay của Công ty có đáp ứng được nhu cầu cơ bản không? Với chế độ đãi ngộ hiện nay của Công ty, bạn có cảm thấy an toàn? Công ty cần thay đổi về chính sách hưu trí hay không?

- Anh/chị có thấy chế độ đánh giá thành tích, ghi nhận đóng góp của Công ty hiện tại có công bằng? Anh/chị có cảm thấy hứng thú với công việc hiện tại hay muốn thử sức ở một vị trí khác không?

2.1.2.3.Thực trạng công tác đãi ngộ theo mô hình đãi ngộ nhân sự

- Các đãi ngộ về lương thưởng, phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi của Công ty có làm anh/chị hài lòng?

- Công việc hiện tại của anh/chị đã phù hợp với khả năng và sở thích của anh/chị? Anh/chị có thấy lộ trình thăng tiến của mình rõ ràng? Anh/chị có đề xuất gì để tạo môi trường làm việc tốt hơn?

2.1.3. Thiết kế bảng hỏi khảo sát điều tra

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là một phương pháp phỏng vấn viết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn. Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo một quy ước nào đó.

Thiết kế bảng hỏi là phương pháp ít tốn kém nhất trong việc thu thập thông tin để phân tích. Đây là cách thức hữu hiệu để thu thập một số lượng lớn thông tin trong một thời gian ngắn. Được thực hiện bằng phỏng vấn viết cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn. Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo một quy ước nào đó.

Mẫu phiếu điều tra (nêu tại Phụ lục 01). Khi thiết kế câu hỏi, tác giả chú trọng bám sát những biểu hiện của năng lực lãnh đạo thông qua tạo động lực, động viên khích lệ nhân viên và khả năng gây ảnh hưởng tới nhân viên. Nhằm mục đích đánh giá mức độ hài lòng của người lao động đối với công tác đãi ngộ nhân sự tại Công ty cổ phần bất động sản Hải Phát. Theo đó, bảng câu hỏi hoàn chỉnh được thiết kế gồm 2 phần chính:

Phần 1: Nhằm thu thập các thông tin chung về đối tượng tham gia khảo sát gồm: tên, tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thời gian công tác tại Công ty.

Phần 2: Nội dung câu hỏi khảo sát: nhằm mục đích xem xét, đánh giá công tác đãi ngộ nhân sự tại Công ty. Các câu hỏi khảo sát đều sử dụng thang đo 5 mức độ (với sự lựa chọn từ số 1 đến 5 tương ứng: 1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Không có ý kiến; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý) và thiết kế câu hỏi khảo sát gồm 3 nhân tố (Xây dựng chính sách đãi ngộ;

Chính sách theo nhu cầu người lao động của Maslow; Chính sách theo các hình thức đãi ngộ nhân sự) (chi tiết Phụ lục 01).

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Các phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp khảo sát điều tra bằng bảng hỏi

Để thu thập thông tin phục vụ cho đề tài của mình, tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi đối với nhân sự là lao động trực tiếp tại Công ty cổ phần bất động sản Hải Phát.

-Xây dựng bảng hỏi:

Từ mô hình Tháp nhu cầu của Maslow, các nội dung của bảng hỏi được xây dựng dựa trên 5 nhu cầu từ cơ bản đến phức tạp. Những nội dung cơ bản bao gồm như mức lương có đủ sống để trang trải mọi chi phí (nhu cầu bậc 1), chế độ bảo hiểm có đủ an tâm (nhu cầu bậc 2) cho đến những câu hỏi điều tra về nhu cầu cao hơn như sự đoàn kết của tập thể (nhu cầu bậc 3), mức độ hài lòng về chức vụ hiện tại (nhu cầu bậc 4) hay sự yêu thích công việc hiện tại và nhu cầu trải nghiệm công việc mới (nhu cầu bậc 5). Mỗi nội dung sẽ là một tiêu chí cần điều tra được thiết kế thành 1 câu hỏi. Theo đó, các câu hỏi sẽ đo được mức độ thỏa mãn các nhu cầu của nhân sự từ thấp nhất đến cao nhất.

 Chọn mẫu khảo sát:

Tác giả tiến hành khảo sát 300 người lao động trong doanh nghiệp, bao gồm:

- Ban lãnh đạo: 10 người

- Phòng Hành chính nhân sự: 05 người - Phòng Marketing: 05 người

- Phòng dịch vụ sau bán hàng: 05 người - Phòng dự án: 05 người

- Khối Kinh doanh: 270 người

 Tiến hành phát phiếu khảo sát điều tra:

ra là 300, được gửi trực tiếp đến tay người được hỏi. Tổng số phiếu thu về là 250, trong đó số phiếu hợp lệ là 240 phiếu, số phiếu không hợp lệ là 10 phiếu.

Bảng 2.1: Thống kê số lao động và số ngƣời lấy mẫu

Đối tƣợng Số ngƣời tham gia khảo sát Số phiếu phát ra Số phiếu thu về Ban lãnh đạo 10 10 8

Nhân viên hành chính nhân sự 5 5 4

Nhân viên marketing 5 5 5

Nhân viên dịch vụ sau bán hàng 5 5 3

Nhân viên phòng dự án 5 5 5

Nhân viên kinh doanh 270 270 215

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Thời gian phát phiếu: 15/12/2017

Thời gian thu thập xử lý và tổng hợp dữ liệu để đưa vào báo cáo: 15/12/2017 – 15/01/2018

2.2.1.2. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Là phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp bằng lời nói có tính đến mục đích đặt ra. Phương pháp này sẽ nâng cao tính tích hợp và độ tin cậy cho các lập luận trong nghiên cứu thực hiện. Việc thu thập minh chứng có thể thực hiện theo khu vực, thời gian hay theo từng đối tượng cụ thể. Thu thập bằng chứng có thể thực hiện bằng phương thức điều tra các đối tượng để có thể thu được câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu nào đó.

 Chọn mẫu khảo sát:

Để thu thập thông tin phục vụ cho đề tài tác giả đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp với 10 người đại diện cho nhà quản trị và nhân viên các phòng ban khác nhau nhằm bổ sung những thông tin còn thiếu sót từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đối với công tác đãi ngộ nhân sự tại công ty, bao gồm:

- Phòng Kế toán: 01 người - Phòng Marketing: 01 người - Phòng Kinh doanh: 04 người

- Phòng dịch vụ sau bán hàng: 01 người - Phòng dự án: 01 người

 Thực hiện phỏng vấn:

Từ bản câu hỏi, tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp theo hình thức mặt đối mặt và các câu trả lời được tác giả ghi chép lại, lấy đó làm căn cứ để phân tích và đưa ra các kết luận trong chương 3 của luận văn và sẽ là cơ sở thực tế để tác giả đề xuất những giải pháp khả thi trong chương 4.

Địa điểm phỏng vấn: Trụ sở Công ty cổ phần bất động sản Hải Phát. Thời lượng phỏng vấn: Thời gian của mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài trong khoảng 10 phút. Tùy vào đối tượng được phỏng vấn, không khí buổi phỏng vấn từ đó ra quyết định thời lượng cuộc phỏng vấn phù hợp.

Thời điểm phỏng vấn: Tác giả sẽ điện thoại trước với các đối tượng được phỏng vấn, sau đó thống nhất thời điểm phỏng vấn cho phù hợp với đối tượng phỏng vấn.

2.2.1.3. Phương pháp phân tích thống kê

Phân tích thống kê là nêu ra một cách tổng hợp bản chất cụ thể của cả hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện lịch sử nhất định qua biểu hiện bằng số lượng. Nói cụ thể phân tích thống kê là xác định mức độ, nêu lên sự biến động biểu hiện tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ hiện tượng.

Phương pháp phân tích thống kê nhằm đánh giá kết quả khảo sát điều tra, thống kê số liệu tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình nhân sự, tình hình thực hiện các hoạt động đãi ngộ nhân sự tại Công ty cổ phần bất động sản Hải Phát.

Phương pháp so sánh tổng hợp được áp dụng xuyên suốt trong từng chương của luận văn. Phương pháp so sánh tổng hợp trong nghiên cứu khoa học là phương pháp sử dụng số liệu nghiên cứu của các mẫu điều tra so với nhau hoặc các chỉ số tương đương của tổng thể từ đó tổng hợp lại quá trình nghiên cứu.

So sánh có thể là so sánh giữa kết quả điều tra hoặc so sánh thực trạng giữa mẫu điều tra với chỉ tiêu tổng thể.

Tiêu chuẩn để so sánh: Chỉ tiêu kế hoạch của công tác đãi ngộ nhân sự qua một kỳ kinh doanh, tình hình thực hiện công tác đãi ngộ nhân sự qua các kỳ kinh doanh.

Điều kiện để so sánh: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán.

Bằng các biện pháp nghiên cứu khoa học, các dữ liệu đã thu thập được sau khi phân tích cần được so sánh để thấy điểm khác biệt hay tương đồng của mẫu điều tra với vấn đề liên quan.

2.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin

Kết quả thu thập thông tin từ nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kê, quan sát, thực nghiệm tồn tại dưới hai dạng:

2.2.2.1. Thông tin định tính

Xử lý thông tin định tính thường dùng để nghiên cứu về hành vi, sự kiện, chức năng tổ chức, môi trường xã hội, phản ứng và các quan hệ kinh tế,...

Khi các thông tin định tính đã được thu thập qua các phương pháp như: quan sát, phỏng vấn, thảo luận, nghiên cứu tài liệu,…

Mục đích của thông tin định tính là để xây dựng giả thuyết và chứng minh cho giả thuyết đó từ những sự kiện rời rạc đã thu thập đuợc.

Xử lý logic đối với các thông tin định tính là việc đưa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện đồng thời thể hiện những logic của các sự kiện, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện được xem xét.

Trong chương 3 của luận văn, sau khi thu thập được các kết quả, tác giả sẽ phân tích các thông tin dựa theo các nội dung của đãi ngộ nhân sự đã nêu ra trong chương 1, từ đó hình thành khung phân tích đảm bảo tính logic của bố cục và tính rõ ràng của việc trình bày.

2.2.2.2. Thông tin định lượng

a. Phân tích thống kê

Thông tin định lượng thu thập được từ các tài liệu thống kê hoặc kết quả điều tra khảo sát. Nhà nghiên cứu không thể ghi chép các số liệu nguyên thủy vào tài liệu khoa học, mà phải sắp xếp chúng để làm bộc lộ ra các mối liên hệ và xu thế của sự vật. Các số liệu có thể được trình bày dưới nhiều dạng: Những con số rời rạc; Bảng số liệu; Phân tích chỉ số trung bình, độ lệch chuẩn, tỷ suất chênh.

Xử lý toán học đối với các thông tin định lượng tức là sử dụng phương pháp thống kê và tổng hợp các con số thu được, đồng thời tiến hành xử lý bằng phần mềm Excel để đưa ra các tỷ lệ % cũng như trình bày dưới dạng các bảng và các loại biểu đồ, từ đó hình thành cái nhìn tổng thể về thực trạng đãi ngộ nhân sự tại Công ty cổ phần bất động sản Hải Phát.

b. Phương trình tuyến tính

Xây dựng phương trình tuyến tính để thấy rõ mối quan hệ phụ thuộc tuyến tính giữa các biến hình thức đãi ngộ nhân sự và kết quả lao động của nhân viên. Trình bày dưới dạng phương trình có xét đến mức độ phù hợp của dữ liệu với phương trình R square và các chỉ số kiểm tra giả thuyết gốc để xác định mức độ tin cậy của kết quả đạt được.

Tóm lại, chương 2 của luận văn đã trình bày phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, quy trình thu thập dữ liệu, các phương thức và công cụ để xử lý dữ liệu. Căn cứ để thiết kế nội dung thông tin cần điều tra là dựa trên khung lý thuyết mô hình Tháp nhu cầu Maslow kết hợp mô hình các hình thức đãi ngộ nhân sự. Đối tượng nghiên cứu có số lượng lớn và đa số thuộc bộ phận kinh doanh nên đảm bảo tính thống nhất và đặc thù của kết quả nghiên cứu. Phương pháp xử lý thông tin dựa trên cả phương pháp định tính và phương pháp định lượng nhằm đảm bảo tính tổng quát và chính xác cụ thể của kết quả nghiên cứu, từ đó đưa ra giải pháp toàn diện và sát nhất cho công tác đãi ngộ nhân sự tại Công ty cổ phần bất động sản Hải Phát.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN HẢI PHÁT

3.1. Tổng quan về Công ty cổ phần bất động sản Hải Phát

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát tri n c a Công ty

Công ty cổ phần bất động sản Hải Phát được thành lập ngày 05/10/2006. Mã số thuế: 0102041816. Địa chỉ hiện tại: Tầng 2, tổ hợp thương mại dịch vụ và căn hộ The Pride, KĐT mới An Hưng, đường Tố Hữu, Phường La Khê, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội. Tên viết tắt: Haiphatland. Chủ tịch HĐQT là ông: Đỗ Quý Hải, TGĐ là ông: Vũ Kim Giang.

Trải qua hơn 11 năm hình thành và phát triển, Công ty đã trải qua nhiều thăng trầm cùng với quá trình vận động của thị trường bất động sản Việt Nam trong suốt hơn 10 năm qua. Kể từ khi thành lập đến năm 2010, Công ty phát triển tốt với việc thành công trong việc phân phối các sản phẩm bất động sản của CĐT Hải Phát, nhưng sau đó thị trường bất động sản đi vào giai đoạn đóng băng và Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn từ 2011 đến 2013, các hoạt động kinh doanh gần như đình trệ do thị trường bất động sản đóng băng, các sản phẩm bất động sản không có giao dịch, dự án của CĐT Hải Phát cũng thiếu vốn triển khai hoàn thiện, bên cạnh đó các sản phẩm bất động sản đều rớt giá thảm hại nên gần như Công ty đứng im trong giai đoạn này.

Công ty chỉ thực sự hoạt động trở lại từ đầu năm 2014 với 30 nhân sự tại thời điểm đó khi thị trường bất động sản bắt đầu có giao dịch trở lại cùng với sự vào cuộc của Chính phủ trong việc cứu vãn thị trường bất động sản. Từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đãi ngộ nhân sự tại công ty cổ phần bất động sản hải phát (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)