1.2. Khái quát chung về kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp
1.2.3. Các phương pháp kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp
Các phương pháp kiểm tra thuế bao gồm: - Phương pháp đối chiếu, so sánh
Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình kiểm tra thuế. Nội dung của phương pháp này là thực hiện so sánh, đối chiếu nội dung cần kiểm tra với các nguồn thông tin khác nhau để đánh giá xem xét nội dung cần kiểm tra.
- Phương pháp kiểm tra từ tổng hợp đến chi tiết
Đây là phương pháp tối ưu để kiểm tra số liệu kế toán. Theo phương pháp này, trước hết kiểm tra số liệu tổng hợp sau mới kiểm tra số liệu chi tiết. Việc kiểm tra tổng hợp nhằm rút ra những nhận xét tổng quát để từ đó định hướng những nội dung cần đi sâu kiểm tra.
Kiểm tra chứng từ gốc có ý nghĩa rất quan trọng vì chúng là cơ sở pháp lý ghi nhận nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành, là cơ sở của mọi số liệu kế toán
Có ba phương pháp kiểm tra chứng từ gốc:
+ Kiểm tra theo trình tự thời gian: là việc thực hiện kiểm tra chứng từ gốc đã được sắp xếp theo trình tự thời gian phát sinh.
+ Kiểm tra theo loại nghiêp vụ: là việc thực hiện kiểm tra chứng từ gốc đã được phân loại, sắp xếp theo một nghiệp vụ nhất định, như chứng từ thu chi, tiền mặt, nhập kho…Phương pháp này được áp dụng khi cần rút ra kết luận đầy đủ về một loại nghiệp vụ theo yêu cầu của nội dung kiểm tra thuế.
+ Kiểm tra điển hình: là việc kiểm tra ngẫu nhiên một số chứng từ của một loại nghiệp vụ để rút ra kết luận chung.
- Phương pháp kiểm tra bổ trợ
Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp này được sử dụng khi cần thu thập thông tin từ những người có quan hệ trực tiếp, gián tiếp đến nội dung kiểm tra.
Ngoài ra, còn có một số phương pháp khác như: Phương pháp thẩm tra và xác nhận từng phần, Phương pháp quan sát….
Các phương pháp kiểm tra thuế nêu trên có thể sử dụng riêng biệt hoặc sử dụng kết hợp tuỳ theo yêu cầu của từng cuộc kiểm tra thuế cụ thể.