Áp dụng công nghệ tin học vào hỗ trợ công tác kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thanh trì (Trang 94 - 97)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp nhằm tăng cƣờng kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp

4.2.4. Áp dụng công nghệ tin học vào hỗ trợ công tác kiểm tra thuế

Cùng với việc tin học hoá ngành thuế, hệ thống kiểm tra thuế được trang bị đồng bộ hệ thống máy tính, kết nối internet, kết nối với hệ thống mạng nội bộ và các ứng dụng hiện có. Tuy nhiên, kiểm tra hiện đang là lĩnh vực có nhiều hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin. Công việc thanh tra, kiểm tra hoàn toàn bằng thủ công, ứng dụng công nghệ thông tin rất hạn chế ngay cả với các ứng dụng tinh học văn phòng. Cụ thể là:

- Các phần mềm ứng dụng cho công tác kiểm tra thuế: Nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu chuyên môn, chưa phục vụ nhu cầu quản trị công tác kiểm tra ở các cấp Chi cục thuế.

- Việc lập kế hoạch kiểm tra thuế chưa có phần mềm chuyên dụng, chưa có cơ sở dữ liệu tập trung và chưa xây dựng được các tiêu thức đánh giá rủi ro tự động.

- Kiểm tra tại doanh nghiệp: Cán bộ công chức là công tác kiểm tra chưa ứng dụng tin học văn phòng để rà soát, thống kê số liệu cần kiểm tra còn rất hạn chế, không đồng đều. Kỹ năng kiểm tra hóa đơn kê khai trùng, kiểm

tra phát hiện hóa đơn doanh nghiệp ngoài quốc doanh bỏ trốn, kết xuất dữ liệu, sổ kế toán từ phần mềm kế toán của doanh nghiệp ngoài quốc doanh để xử lý bằng Excel còn hạn chế

- Tổng hợp báo cáo: Nhiều nội dung báo cáo có thể tự động hóa được nhưng do độ tin cậy của thông tin dữ liệu thấp nên hiện tại chủ yếu áp dụng phương thức lên báo cáo một cách thủ công.

- Tổng hợp, đúc rút kinh nghiệm: Chưa có phương thức tổng hợp tình huống, kinh nghiệm kiểm tra trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin.

- Lưu trữ tài liệu kiểm tra: Chế độ lưu trữ tài liệu kiểm tra (bản cứng) hạn chế việc tra cứu nhanh thông tin phục vụ cho điều hành công tác kiểm tra ở cơ quan thuế.

Thực tế cho thấy, mức độ thành công của công tác kiểm tra thuế phụ thuộc chủ yếu vào mức độ ứng dụng công nghệ máy tính Cụ thể:

Một là: Kho cơ sở dữ liệu về tình hình hoạt động, thay đổi, tình trạng kê khai, nộp thuế và tình hình tài chính của từng tổ chức, cá nhân nộp thuế để phục vụ việc phân tích thông tin doanh nghiệp ngoài quốc doanh cho hoạt động kiểm tra thuế, hệ thống tích hợp thông tin, dữ liệu từ doanh nghiệp (kê khai thuế, hoá đơn hàng hoá bán ra, báo cáo tài chính, báo cáo thu nhập) và thông tin bên ngoài (Ngân hàng và tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý vốn, cơ quan Hải quan, hiệp hội ngành nghề, cơ quan thống kê, cơ quan Cảnh sát...).

Hai là: Hệ thống tiêu chí phục vụ kỹ thuật phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro. Các mô hình đánh giá rủi ro theo loại hình doanh nghiệp, theo lĩnh vực kinh doanh và theo sắc thuế; tiêu thức phân loại thái độ chấp hành nghĩa vụ thuế của người nộp thuế để áp dụng cách ứng xử của cơ quan thuế theo các cấp độ, mức độ như: Thanh tra, kiểm tra, phạt, cưỡng chế hay chuyển cơ quan pháp luật xử lý; phần mềm trợ giúp đánh giá hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra.

Ba là: Hệ thống luật liên quan đến quá trình xây dựng hệ thống điện tử nói chung và hiện đại hoá ngành thuế nói riêng như: Các văn bản qui phạm pháp luật về thương mại điện tử, về xác nhận chữ ký điện tử, bảo vệ bí mật, giao dịch hợp đồng trong môi trường thương mại điện tử phi biên giới; xây dựng, bổ sung và sửa đổi các văn bản qui phạm liên quan tới thanh toán, giao dịch ngoại hối, chuyển tiền điện tử; quy định về kế toán điện tử, chứng từ thanh toán điện tử, về doanh nghiệp cung cấp dữ liệu điện tử cho cơ quan thuế; về trao đổi thông tin dữ liệu giữa các cơ quan liên ngành.

4.2.5. Xây dựng và tăng cường thực hiện cơ chế phối hợp giữa các ban ngành có liên quan

Sự phối hợp giữa các ban ngành trong công tác kiểm tra thuế là rất quan trọng.

Thứ nhất: Phối hợp công tác kiểm tra về thuế giữa các cơ quan kiểm tra cung cấp để tránh kiểm tra chồng chéo tiết kiệm chi phí và thời gian cho NNT.

Để thực hiện cải cách hành chính trong các hoạt động quản lý của nhà nước với NNT đòi hỏi ngành thuế phải chủ động, phối hợp với các cơ quan kiểm tra có chung đối tượng để xây dựng quy chế phối hợp, chuẩn hoá các nội dung về kiểm tra gắn trách nhiệm của cơ quan thanh tra, kiểm tra với các kết luận thanh tra,kiểm tra của mình. Các thông tin này cần được thông báo trên một số phương tiện thông tin đại chúng, hoặc qua mạng để các cơ quan có liên quan có thể tìm hiểu thuận lợi. Qua các phương tiện này, các cơ quan thanh tra, kểm tra có thể thông báo cho nhau kế hoạch tiến hành các công việc để có thể phối hợp thành đoàn công tác chung có thể công nhận và sử dụng, thực hiện các biên bản, kết luận kiểm tra về thuế của nhau nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra nói chung, giảm phiền hà cho NNT và tiết kiệm chi phí thời gian trong công tác kiểm tra.

tại địa bàn trong công tác kiểm tra và xử lý sau kiểm tra liên quan đến NNT. Địa bàn hoạt động sản xuất và kinh doanh của NNT rất rộng và liên quan đến nhiều đối tượng và các cơ quan quản lý nhà nước khác trong địa bàn huyện, nên để đạt được hiệu quả cao trong công tác kiểm tra và xử lý sau kiểm tra cơ quan thuế cần phối hợp với các cơ quan quan lý khác.

Phối hợp công an, toà án, viện kiểm sát để xây dựng chương trình phối hợp điều tra các trường hợp trốn thuế, gian lận thuế phối hợp xử lý và giải quyết các vụ việc liên quan đến truy tố xét xử NNT có hành vi trốn, gian lận về thuế bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phối hợp với Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và các cơ quan khác của UBND Huyện trong việc chia sẻ các thông tin, tình hình về sản xuất kinh doanh NNT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thanh trì (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)